Chữ "Danh" trongcuộcsống
Từ khi có xã hội loài người, mỗi cá thể trong cộng đồng bắt đầu có một cái tên.
Khi xã hội phân chia giai cấp rõ rệt, bên cạnh tên kèm theo những “phụ đề” để chỉ
đẳng cấp xã hội, như: quý ông, quý bà, quý cô, thảo dân, thứ dân Từ đấy bắt đầu có
sự rắc rối cho chữ DANH. Con người ta đi đến chữ DANH bằng năm bảy đường khác
nhau: Người thì dựa vào tài đức chính mình; kẻ phải cậy vào tiền tài, thế lực người
khác; người thì lưu danh nhờ những công trình lợi dân, ích nước; kẻ để tiếng bằng
những thủ đoạn xấu xa.
Trong cuộc sống, lắm khi chữ DANH gắn với chữ LỢI (danh lợi) khiến con
người ta bằng mọi giá để đạt được dù là hư danh. Cho nên có DANH đấy, thực chất
không có giá trị gì, lúc này trở thành không có danh giá, mất danh dự.
Tiếc rằng, dư luận xã hội vẫn chưa lên án mạnh mẽ, quyết liệt với những hiện
tượng háo danh chạy bằng, chạy chức, chạy học vị, chạy các loại danh hiệu này nọ.
Nhiều vị chạy học hàm kiếm cho bằng được DANH giáo sư, phó giáo sư dù chẳng dạy
giờ nào, mà dù có dạy cũng không ai chịu khó nghe lần thứ hai, các vị này thường
được gọi là “giáo sư gây mê”. Tri thức xã hội không vì thế mà giàu lên, trái lại “đạo
học” có nguy cơ suy vong, khan hiếm nhân tài đích thực.
Chúng ta biết rằng, trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính
sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa, công
cuộc đổi mới cũng như cải cách hành chính và những vấn đề bức xúc của Nhà nước ta
chưa có tiền lệ. Vì thế, nếu chỉ biết “nhai lại” mà chỉ số thông minh thấp thì khó có
khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính đột phá. Có chỉ số thông
minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng động, sáng tạo nhạy bén!
Vừa qua (17-7), Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết cùng Bí thư Thành ủy TP
HCM Lê Thanh Hải đến thăm và mừng thọ nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, một
người được đánh giá là có đầu óc siêu việt do tự học nhưng không màng bằng cấp.
Ông tâm sự một cách bức xúc rằng, cách thức bổ nhiệm, sử dụng con người thông qua
tiêu chuẩn bằng cấp ở nước ta hiện đang có “vấn đề” cần nghiên cứu. Chủ tịch nước
Nguyên Minh Triết góp vào câu chuyện bằng một thực tế thỉnh thoảng xảy ra: Cán bộ
yếu thì cho đi học, bắt cán bộ giỏi làm thay; đến khi bổ nhiệm thì nhờ có bằng cấp nên
cán bộ yếu được đề bạt (Báo Tuổi Trẻ 18-7).
Xin kết lại chuyện danh và thực bằng đoạn văn của Trương Đông Sơ trong Cổ
học tinh hoa:
Sĩ, đại phu (người làm quan) nên vì đời mình mà tiếc danh, không nên vì đời
mình mà mua danh. Có học thức, chuộng khí tiết, lấy hay cho phải cẩn thận, uy nghi
phải trang trọng, ấy thế là tiếc danh. Tâng bốc lẫn nhau, a dua những kẻ quyền quý,
làm ra kiểu cách khác thường, lờ mờ hai mặt, ấy thế là mua danh. Người tiếc danh thì
yên lặng mà hay, kẻ mua danh thì rực rỡ mà dở.
Điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là tình bằng hữu
Điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là tình bằng hữu
“ Ngoài sự khôn ngoan , điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là
tình bằng hữu” ( La Rơ – sơ- phu – cô )
* Dàn bài gợi ý :
1/ Mở bài :
- Trên thế giới , từ xưa đến nay , hầu như bất kì ai cũng có một người bạn , một
tình bạn . Ở VN từng có tình bạn đẹp như : Lưu Bình – Dương Lễ …
- Ý nghĩa của tình bạn đối với con người như thế nào ? Ngoài sự khôn nhoan
điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là tình bằng hữu ( La Rơ – sơ- phu -cô
– nhà tư tưởng pháp thế kỉ XVII).
2/ Thân bài :
a/ La Rơ –sơ – phu – cô muốn khẳng định điều gì qua lời phát ngôn ấy ?
- Tình bạn là một trong những điều quý giá nhất trên đời , một ân huệ thiêng
liêng mà thượng đế ban cho con người , một quà tặng của sự sống.
- Con người ta không thể sống mà không có tình bạn , thiếu tình bạn là một
thiệt thòi không gì bù đắp được.
b/ Đem tình bạn gắn liền với sự khôn ngoan , nhà tư tưởng pháp có ý nhấn
mạnh điều gì?
- Con người cần có sự khôn ngoan , nhưng con người cần có bạn , có tình bạn.
- Không thể đem sự khôn ngoan thay thế cho tình bạn. có những trường hợp sự
khôn ngoan phải nhường chổ cho tình bạn.
- Không thể đem tính toán hơn thiệt làm chuẩn mực cho tình bạn . nếu sự khôn
ngoan là lí trí giúp con người có lí lẻ , sự nhạy bén để tính toán việc đời , thì tình bạn
xuất phát từ tình cảm vô tư và chân thành.
c/ Bày tỏ ý kiến của bản thân
- La Rô – sơ –phu-cô đã có một quan niệm rất chính xác về tình bạn . Đó là
một ân huệ mà cuộcsống đã ban cho , một thứ tình cảm thiêng liêng chỉ con người
mới có.
- không có tình bạn cuộcsống sẽ buồn tẻ vô cùng con người sẽ chỉ đơn độc như
con thú.
- Tình bạn là một nguồn chia sẻ , động viên đã giúp cho con người vượt lên bao
khó khăn có thể cả những lúc bế tắc tưởng chưng như không thể nào vượt qua nổi.
- Một tình bạn chân thành , một người bạn tốt có thể giúp cho con người trở
nên tốt hơn.
- Một tình bạn tốt phải là một tình bạn vô tư , vượt lên những tính toán thiệt
hơn , những cân nhắc lạnh lùng của trí tuệ.
- Một tình bạn tốt nhiều khi đòi hỏi sự hi sinh . Không phải ngẫu nhiên mà
người VN ngày xưa và cả ngày nay coi câu chuyện của Lưu Bình – Dương Lễ là câu
chuyện đẹp đẽ nhất của tình bạn . Người đọc thơ cũng quý trọng Nguyễn Khuyến với
những câu thơ thể hiện một cách nghĩ vô tư về tình bạn :
“ Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bac mấy ngày
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời !
3/ Kết bài :
- Sống trên đời , phải có bạn , phải xây dựng cho mình một tình bạn tốt .
- Chỉ thực sự có bạn tốt khi chính mình cũng tốt trong tình bạn , phải biết vô tư
, phải biết quên mình trong tình bạn
. Chữ "Danh" trong cuộc sống Từ khi có xã hội loài người, mỗi cá thể trong cộng đồng bắt đầu có một cái tên. Khi xã hội phân. những công trình lợi dân, ích nước; kẻ để tiếng bằng những thủ đoạn xấu xa. Trong cuộc sống, lắm khi chữ DANH gắn với chữ LỢI (danh lợi) khiến con người ta bằng mọi giá để đạt được dù là hư danh chính xác về tình bạn . Đó là một ân huệ mà cuộc sống đã ban cho , một thứ tình cảm thiêng liêng chỉ con người mới có. - không có tình bạn cuộc sống sẽ buồn tẻ vô cùng con người sẽ chỉ đơn