ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 20 ppt

5 743 5
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 20 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 20 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945 chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? Câu II (2,0 điểm) Sau gần một thập kỷ ra đi tìm đường cứu nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì ? Ý nghĩa của những quyết định đó. Câu III (2,0 điểm) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Chứng minh : Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao nói Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam “là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” ? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: ; Số báo danh:  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 99 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 20 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I (3 điểm) Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945 chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? a) Bối cảnh quốc tế thuận lợi : - Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Đến cuối năm 1943, quân Đồng minh chuyển sang phản công tiêu diệt phát xít Nhật trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương Cùng với quá trình thất bại của phát xít Đức ở châu Âu, phát xít Nhật bị đẩy lùi trên các mặt trận. - Để uy hiếp Nhật Bản, ngày 6 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử ở Hirosima Nagaxaki Ngày 8 - 8 - 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản ngày 9 - 8, Hồng Quân Liên Xô mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. - Ngày 14 - 8 - 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh Nội các Nhật Bản với sự tham gia của Nhật Hoàng đã thông qua quyết định đầu hàng. Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực lượng Đồng minh.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. b) Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), Quân Đồng minh đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản. c) Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập : ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; Cách mạng tháng Tám 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 - 9 - 1945; nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập. d) Tuy nhiên, để phong trào giải phóng dân tộc ở mỗi nước có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu tố khách quan không chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo, có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước. e) Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông Nam Á còn lại là đến tháng 8 - 1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…đã biết chớp thời cơ, vận động quần chúng đấu tranh tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo, chưa có kỷ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn. II (2 điểm) Sau gần một thập kỷ ra đi tìm đường cứu nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì ? Ý nghĩa của những quyết định đó. Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 100 - Sau gần một thập kỷ ra đi tìm đường cứu nước, khảo sát lựa chọn, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Cách mạng tháng Mười Nga 1917 chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là sau khi đọc bản thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của Lênin. - Ngày 25 - 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản, đồng thời là một trong những người tham gia thành l ập Đảng Cộng sản Pháp. - Những quyết định của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa rất lớn : đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản; góp phần mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. - Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động tiếp tục học tập, nghiên cứu lí luận cách mạng dân tộc ở thuộc địa đi theo con đường cách mạng vô sản để truyền bá về Việt Nam. III (2 điểm) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. - Đối tượng cách mạng: chưa phải thực dân Pháp phong kiến nói chung, mà là bọn phản động thuộc địa không chịu những chính sách mà chính phủ nhân dân Pháp đã ban hành. Đó là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc. - Mục tiêu đấu tranh: tạm gác các khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “cách mạng ruộng đất”, chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Nhưng đó cũng là quyền lợi của dân tộc. - Về lực lượng: hết sức rộng rãi, bao gồm mọi lực lượng dân chủ, kể cả một bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít, nhưng lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc. - Phong trào dân chủ là một giai đoạn chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này. Vì những lý do trên, phong trào 1936 – 1939 là một cuộc vận động dân chủ, nhưng vẫn mang tính chất dân tộc. II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a (3 điểm) Chứng minh : Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), quân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quan trọng nhất Trên mặt trận quân sự, quân dân ta từng bước đánh bại các âm mưu của thực dân Pháp để tiến lên mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta cũng như Lào Campuchia. - Ngày 19 - 12 - 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ bằng cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong toàn quốc. Qua cuộc chiến đấu này, quân dân ta đã đánh Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 101 bại âm mưu “đánh úp” của định, đảm bảo cho cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng Chính phủ rút về chiến khu Việt Bắc an toàn, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài - Cùng với tiến công đánh địch ngày càng mạnh mẽ ở vùng sau lưng địch, giải phóng đất đai, đẩy địch ngày càng xa vào thế bị động khốn đốn; chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đập tan hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, đưa kháng chiến tiến lên một bước mới. - Đến chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950, quân dân ta chủ động mở chiến dịch trên đường số 4. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 ta đã phá tan thế bao vây phong toả của kẻ thù, giành thế chủ động ở chiến trường chính Bắc Bộ - với một loạt chiến thắng sau đó : Trung du (1950), Đường số 18 (1951), Hà Nam Ninh (1951), Hoà Bình (Đông Xuân 1951 - 1952), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953) đã đẩy địch vào tình trạng lúng túng hơn nữa; đã đẩy địch vào tình trạng lúng túng hơn nữa, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn phát triển lực lượng vũ trang với 3 thứ quân - Đến năm 1953, trải qua 8 năm kháng chiến kiến quốc, ta đã lớn mạnh về mọi mặt có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho Pháp gặp nhiều khó khăn ngày càng phụ thuộc vào Mĩ (đến năm 1953 bị loại khỏng vùng chiến đấu hơn 39 vạn quân tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Trước tình hình đó, được sự thoả thuận của Mĩ, ng ày 7 - 5 - 1953, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hi vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài “bất khả xâm phạm”, “sẵn sàng” nghiền nát bộ đội chủ lực ta. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. Tuy nhiên, Nava đã bị thất bại ngay từ bước đầu trong kế hoạch của mình. Với việc phân tán lực lượng địch ở Điện Biển Phủ, Xênô, Plâyku Luông Phabang, ta đã đánh bại bước đầu kế hoạch của Nava. Buộc Nava phải tập trung lực lượng ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược của. - Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt địhc ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3 - 1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoán tất. 13 - 3 - 1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Điện Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt:  Đợt 1 : Từ ngày 13 - 3 đến 17 - 3 - 1954 : Ta tấn công tiêu diệt cứ điển Him Lam tòan bộ phân khu Bắc. Kết quả, ta lọai khỏi vòng chiến gần 2.000 tên.  Đợt 2 : Từ ngày 30 - 3 đến 26 - 4 - 1954 : Quân ta đồng lọat tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như: E1, D1, C1 … Ta chiếm phần lớn căn cứ của địch, bao vây, chia cắt, khống chế địch.  Đợt 3 : Từ ngày 1 - 5 đến 7 - 5 - 1954 : Quân ta đồng lọat tấn công phân khu Trung Tâm phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các căn cứ đề kháng còn lại của địch. Chiều 7 - 5 - 1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch bị bắt sống, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 102 - Các chiền trường toàn quốc phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ thắng lợi… - Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 Điện biên Phủ ta đã loại khỏi vòng chiến 128.200 tên địch thu phương tiện chiến tranh Riêng ở Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.2000 tên, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã đạp tan hoàn toàn kế họach Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.  Như vậy, qua các thắng lợi của quân dân ta từ năm 1946 đến chiến cuộc đông - xuân (1953 - 1954), ta đã đánh bại được các âm mưu của địch, giành được nhiều thắng lợi to lớn đến chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến, ta đã đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. IV.b (3 điểm) Tại sao nói Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam “là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” ? a) Sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao - Đến cuối năm 1967, sau khi giành được thắng lợi trên lĩnh vực quân sự và chính trị trong hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967, Bộ Chính trị quyết định mở thêm mặt trận ngoại giao để vạch trần âm mưu xâm lược của Mĩ, nêu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, phối hợp hỗ trợ với đấu tranh quân sự, chính trị. - Mãi đến khi ta giành được thắng lợi trong đợt đầu tiên của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968, ngày 31 - 5 Mĩ mới chấp nhận đàm phán hai bên ở Pari. Đến ngày 1 - 11 - 1968, khi bị thất bại ở cả hai miền Nam Bắc trước sự đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, cùng với việc chấm dứt ném bom không điều kiện đối với miền Bắc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” cuộc chiến tranh, Mĩ chấp nhận hội nghị bốn bên bắt đầu họp từ ngày 25 - 1 - 1969. Tuy vậy, do lập trường hai bên khác nhau đồng thời do tình hình trên chiến trường miền Nam chưa có sự thay đổi lớn về so sánh lực lương nên cuộc đàm phán diễn ra gay go, phức tạp dậm chân tại chỗ. - Nhưng ngay sau đó, Mĩ lật lọng tiến hành cuộc tập kích chiến lược B52 vào Hà Nội Hải Phòng, đồng thời bị ta đánh bại, cùng với sự lên án gay gắt của nhân loại tiến bộ trong đó có nhân dân Mĩ, nên Chính phủ Mĩ buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước ta rút quân về nước. b) Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước : - Mĩ phải rút quân về nước, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam. - Chính quyền quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa, suy yếu, nhanh chóng đi vào khủng hoảng đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh đổ chính quyền quân đội Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc như thực tế đã diễn ra từ năm 1973 đến 1975. Vuihoc24h.vn . C U L C BỘ SỬ H C TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 20 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI H C NĂM 201 0 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT C . Tiến L c Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại h c Môn Lịch sử Trang 99 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 20 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI H C NĂM 201 0 C U NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO. Vuihoc24h.vn  Châu Tiến L c Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại h c Môn Lịch sử Trang 102 - C c chiền trường toàn qu c phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo

Ngày đăng: 01/04/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan