Làm thếnàođểđàmphánlươngthànhcông
Đàm phánlương là một quá trình khó khăn khi bạn muốn nhận được mức lương
xứng đáng, nhưng bạn cũng không muốn làm mất thiện cảm với vị sếp tương lai
của bạn. Tình trạng này càng trở nên phức tạp trong một thị trường lao động bão
hòa, có tính cạnh tranh cao. Khi số người tìm việc vượt quá số lượngcông việc
còn trống, bạn có xu hướng nhận bất cứ việc gì mà bạn được mời chào. Nhưng,
đó không phải là cách hay nhất!
Các chuyên gia nói gì?
Bất kể tình trạng thị trường việc làm biến đổi như thế nào, bạn cũng nên đàm
phán.
Katherine McGinn- Giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard
cho biết: " Bắt đầu một công việc mới hay một vị trí mới là một cơ hội để tăng
lương của bạn, nhưng không nên nhay việc thường xuyên”.
John Lees- một nhà tư vấn chiến lược nghề nghiệp và cũng là tác giả của cuốn
“Làm thếnàođể có được một công việc bạn yêu thích”, nói rằng mọi người hiếm
khi được thương lượng lại các điều khoản trong hợp đồng lao động sau hai năm
làm vi
ệc.
Hãy chuẩn bị đàmphán tiền lương của bạn theo những nguyên tắc sau:
1. Biết lựa chọn thay thế của bạn
Ông Danny Ertel- tác giả của quan điểm thỏa thuận “Làm thếnàođểđàmphán
khi có là không đủ” cho rằng: Tất nhiên, việc đàmphán tăng lương trở nên khó
khăn hơn trong một môi trường việc làm ít sự lựa chọn. Khi bạn không có lựa
chọn thay thế (một công việc khác hoặc bạn có quyền lực ít hơn ở công việc hiện
tại )
McGinn thừa nhận. "Vì vậy, bạn phải thể hiện sự sáng tạo các giá trị mà bạn sẽ
mang đến cho công ty". Ví dụ, bạn cần phải giải thích lý do tại sao bạn là người
hoàn hảo thích hợp nhất với công việc cụ thể này với các kỹ năng và kinh nghiệm
cần thiết. Người sử dụng lao động luôn muốn tìm kiếm người làm tốt các công
việc nhất, nên không khó để họ giữ chân bạn bằng cách nâng mức lương cho bạn.
2. Khảo sát mức lương trung bình
Người sử dụng lao động thường đặt mức lương dựa trên vị trí công việc, nhiệm
vụ và trách nhiệm mà họ cần bạn đảm nhiệm. Họ cũng có một ngân sách nhất
định cho những vị trí công việc được xác định.
Nắm bắt đầy đủ thông tin về mức lương của các vị trí tương đương ở các công ty
tương tự như công ty bạn là sức mạnh trong đàmphánđể các bạn thương lượng
tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy các bản khảo sát mức lương tại các trang web, các
cộng đồng về nhân sự. Sử dụng Facebook và LinkedIn để tiếp cận với những
ngư
ời có thể biết mức l
ương thích h
ợp, nhờ các tổ
ch
ức t
ư v
ấn nghề nghiệp t
ư v
ấn
cho bạn. Bạn đừng nên hỏi trực tiếp mức lương mà họ nhận được khi ở vị trí
tương đương như bạn. Thay vào đó, bạn có thể hỏi: "Bạn nghĩ rằng tổ chức này s
ẽ
trả lương bao nhiêu cho vị trí này?" Sau đó so sánh những lời khuyên mà bạn
nhận được. Đừng quá tin vào một cơ sở dữ liệu nào, vì tất cả chỉ mang tính tham
khảo và tương đối.
Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin đó để thiết lập những kỳ vọng của riêng bạn
với người quản lý tuyển dụng. Một nhà tuyển dụng tốt sẽ hỏi nếu bạn có bất kỳ
yêu cầu mức lương cơ bản. Nếu được hỏi, trả lời các câu hỏi một cách trung thực.
Người sử dụng lao động cần biết rằng họ có khả năng chi trả cho bạn, và cả 2 bên
không làm mất thời gian của nhau. Nếu bạn là ứng viên hàng đầu, hầu hết người
sử dụng lao động sẵn sàng trả bạn mức lương xứng đáng để có chất lượngcông
việc tốt nhất.
3. Khi mức lương đưa ra là quá thấp
Nếu mức lương ban đầu nhà tuyển dụng đề nghị thấp hơn so v
ới kỳ vọng của bạn,
hãy từ chối một cách lịch sự. McGinn gợi ý bạn có thể nói rằng: " Thật tiếc, có lẽ
tôi đã không truyền tải hết các giá trị mà tôi có thể mang đến cho tổ chức của
bạn”. Sau đó, bạn có thể tuyên bố những thông tin mà bạn đã thu thập đư
ợc. Rằng
ở vị trí nhà tuyển dụng đang tuyển, với một người ít kinh nghiệm, không có các
kỹ năng làm việc tốt thì mới phù hợp với mức lương nhà tuyển dụng đề nghị.
Ngay cả khi bạn hài lòng ngay với lời đề nghị ban đầu, Lees đề nghị, bạn n
ên đàm
phán về một số khía cạnh của công việc, nếu không phải là tiền lương. Có thể
thỏa thuận thêm một số điều khoản như: rút ngắn thời gian thử việc, tăng một số
l
ợi ích, tháng l
ương th
ứ 13, đi nghỉ h
è hàng năm…"N
ếu bạn không y
êu c
ầu bất cứ
điều gì bạn đang bỏ lỡ một cơ hội thú vị", Lees nói.
4. Tập trung vào "chúng ta"
Trong suốt các cuộc thảo luận, bạn nên ý thức được rằng, bạn và nhà tuyển dụng
đang thỏa thuận tìm ra một giải pháp thích hợp về mức lương chứ không phải bạn
đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc họ phải chấp nhận. Thường xuyên sử
dụng ngôn ngữ tích cực. Chứng minh rằng bạn luôn sẵn sàng hợp tác và luôn có
những đề xuất thay thế nếu cuộc đàmphán rơi vào tình trạng bế tắc. Đừng để nhà
tuyển dụng cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng khi ra quyết định, bạn nên tinh tế để
nhận ra, khi nào “đẩy vừa đủ” để cuộc thương lượng kết thúc mà cả hai bên đều
hài long.
5. Thương lượng nhiều hơn tiền lương
McGinn nói rằng hầu hết mọi người mắc phải sai lầm của đàm phán, là chỉ chăm
chăm chú ý vào mức lương mình được nhận chứ không quan tâm tới các khía
cạnh khác của công việc như: cơ hội thăng tiến, các đồng nghi
ệp thân thiện thú vị,
cơ hội đểlàm việc với giám đốc điều hành cấp cao, cơ hội học hỏi, được đào tạo
chuyên nghiệp… Hãy dành thời gian thảo luận về các khía cạnh liên quan, đ
ể đảm
bảo rằng bạn hiểu hết những công việc bạn sẽ làm tại công ty, những đồng nghiệp
bạn sẽ cộng tác và các chế độ khác mà bạn nhận được. Đó cũng là một điểm cộng
để bạn quyết định xem, bạn có gắn bó với công ty hay không.
. Làm thế nào để đàm phán lương thành công Đàm phán lương là một quá trình khó khăn khi bạn muốn nhận được mức lương xứng đáng, nhưng bạn cũng không muốn làm mất thiện cảm. năm làm vi ệc. Hãy chuẩn bị đàm phán tiền lương của bạn theo những nguyên tắc sau: 1. Biết lựa chọn thay thế của bạn Ông Danny Ertel- tác giả của quan điểm thỏa thuận Làm thế nào để đàm. để đàm phán khi có là không đủ” cho rằng: Tất nhiên, việc đàm phán tăng lương trở nên khó khăn hơn trong một môi trường việc làm ít sự lựa chọn. Khi bạn không có lựa chọn thay thế (một công