1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghệ thuật khen để trẻ thêm nỗ lực pot

3 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 97,94 KB

Nội dung

Nghệ thuật khen để trẻ thêm nỗ lực Đối với trẻ con, lời khen rất quan trọng, bởi đó không những là yếu tố động viên, khích lệ mà còn tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống, định hướng trẻ đi đến một nền tảng tích cực cho tương lai. Một đứa trẻ vừa chập chững biết đi, cha mẹ vỗ tay khen, bé hiểu rằng việc bé cố gắng đi đang được khuyến khích. Hoặc khi được thầy cô, cha mẹ khen ngợi vì học giỏi, bé hiểu rằng thành quả của mình được công nhận. Tuy nhiên, lời khen không cân nhắc sẽ biến thành “con dao hai lưỡi”. Do trẻ còn quá nhỏ để cảm nhận được mức độ của lời khen: khi nào mang ý nghĩa khích lệ, khi nào là lời tán thưởng cho thành tích nổi bật, khi nào có giá trị xã giao… nên trẻ dễ bị ngộ nhận. Nếu chỉ được nghe lời khen trẻ sẽ có xu hướng tự mãn, cho rằng mình rất giỏi, rất tuyệt. Từ đó, trẻ ít có ý chí phấn đấu mà luôn luôn “ngủ trong vinh quang” của mình. Do đó, các bậc cha mẹ cần có một hướng giáo dục đúng đắn cho trẻ, để “vực dậy” tính năng động trước khi trẻ rơi vào tình trạng thụ động. Thứ nhất, cha mẹ không nên tâng bốc, khen ngợi trẻ quá mức trước mặt trẻ. Điều đó không mang tính khuyến khích, ngược lại, sẽ tạo cho trẻ tính tự cao, bất cần, kiêu ngạo, không tôn trọng người đối diện (vì cho rằng mình hơn mọi người). Thứ hai, lời khen nên tùy theo độ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ thì lời khen mang tính “đại trà”, nghĩa là khen mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo niềm tin cho trẻ. Khi trẻ lớn dần, nên khen ít hơn nhưng cần thiết thực và lời khen nên đơn giản hơn. Chẳng hạn: “Con quét nhà cũng không đến nỗi tệ, cố gắng lên con nhé!”; “Tuy môn toán con được điểm 10 nhưng không có nghĩa là con giỏi, hãy chứng tỏ thành tích, của mình bằng việc học tốt, hạnh kiểm tốt, cha (mẹ) rất hoan nghênh con”… Thứ ba, cha mẹ nên hạn chế những lời khen cho những việc không cần thiết. Cứ một chuyện nhỏ nhặt mà khen lấy khen để sẽ làm trẻ thụ hưởng. Vì nếu không khen ngợi, ca tụng, trẻ sẽ không chịu làm bất cứ việc gì, đôi khi trẻ còn xem rằng mình là nhân vật quan trọng. Chẳng hạn, khi cha mẹ nhờ trẻ rót giùm ly nước, không nên khen: “Con giỏi quá!” mà cần nói: “Cảm ơn con!”. Thứ tư, không nên khen trẻ bằng việc tặng thưởng những đồ vật có giá trị. Những đồ vật tặng thưởng chỉ nên mang tính tượng trưng và có giá trị thấp như: quyển truyện, đôi giày, quần áo, đồ chơi… Bởi vì giá trị phần thưởng càng lớn, trẻ càng xem việc học hành hay công việc nào đó như là cuộc mua bán và theo thời gian, trẻ càng thích “ra giá” với bố mẹ những đồ vật có giá trị hơn khi bố mẹ yêu cầu trẻ làm việc gì đó. Nếu muốn tặng quà có giá trị cho con khi thấy cần thiết, ba mẹ có thể mua cho con vào một dịp phù hợp, chứ không nên khuyến khích trẻ theo cách này. Lời khen cũng rất cần kèm theo lời cảnh báo, nhắc nhở để trẻ biết được giới hạn hành vi của mình, cũng như giới hạn và giá trị của lời khen đó. Có như thế, lời khen sẽ biến thành “kim chỉ nam” giúp trẻ năng vận động ở hiện tại và tiếp tục phấn đấu để gặt hái được nhiều thành công hơn trong tương lai. Rất nhiều trường hợp các em bé gặp phải các chấn thương nặng trong những tai nạn không đáng có mà cha mẹ hoàn toàn có thể lường trước được. . Nghệ thuật khen để trẻ thêm nỗ lực Đối với trẻ con, lời khen rất quan trọng, bởi đó không những là yếu tố động viên, khích lệ mà còn tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết. lời khen cho những việc không cần thiết. Cứ một chuyện nhỏ nhặt mà khen lấy khen để sẽ làm trẻ thụ hưởng. Vì nếu không khen ngợi, ca tụng, trẻ sẽ không chịu làm bất cứ việc gì, đôi khi trẻ. người). Thứ hai, lời khen nên tùy theo độ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ thì lời khen mang tính “đại trà”, nghĩa là khen mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo niềm tin cho trẻ. Khi trẻ lớn dần, nên khen ít hơn nhưng

Ngày đăng: 01/04/2014, 04:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w