1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SỐT TIÊU CHẢY – CẦM TIÊU CHẢY ppt

3 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 122,73 KB

Nội dung

SỐT TIÊU CHẢY CẦM TIÊU CHẢY Sốt tiêu chảy lỵ trực khuẩn còn gọi là lỵ trực trùng, xích lỵ, lỵ nhiệt độc, là bệnh viêm đại tràng cấp do trực khuẩn Shigella gây ra. Tác nhân gây bệnh Là trực khuẩn Shigella, thuộc họ Enterobacteriae (vi khuẩn đường ruột) là trực khuẩn gram (-), nhỏ, dài 1-3 mm, không có bao, không tạo bào tử, không di động, ái khí, có thể kỵ khí, mọc dễ dàng ở môi trường thạch lỏng 37 o C. Căn cứ vào tính chất sinh hóa và kháng nguyên, Shigella được chia thành 4 nhóm:  Nhóm A: Shigella dysenteriae, gồm 10 type, type I là type duy nhất có ngoại độc tố.  Nhóm B: Shigella flexneri  Nhóm C: Shigella boydii  Nhóm D: Shigella sonnei Người là nguồn bệnh độc nhất, do những người mắc bệnh thể cấp, thể mạn tính và người lành mang vi khuẩn. Bệnh nhân mắc thể cấp là mối đe dọa nghiêm trọng nhất, những ngày đầu họ thải một khối lượng lớn vi khuẩn ra ngoài. Những bệnh nhân mắc thể nhẹ thường không bị cách ly, không được điều trị sớm, bệnh nhân mắc thể mạn, thường là trẻ em, cũng gieo rắc mầm bệnh ở thời kỳ bộc phát. Họ duy trì căn nguyên bệnh giữa các mùa dịch, vụ dịch. Có thể từ vài tháng đến vài năm. Phương thức lây Bệnh lỵ trực khuẩn lây qua đường tiêu hóa, lây trực tiếp và gián tiếp. Lây trực tiếp là từ người sang người hoặc do bàn tay bẩn nhiễm khuẩn. Lây gián tiếp thường qua nước uống, thức ăn. Ruồi nhặng là mối đe dọa tiềm tàng ở các nước ôn đới, ở vùng khí hậu nóng, dân sống chen chúc tại các thành phố trong khi vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém. Mọi người đều mang tính cảm nhiễm với trực khuẩn lỵ, không có miễn dịch tự nhiên. Ở trẻ em, bệnh có thể nhẹ, triệu chứng không rõ nhưng cũng có thể bệnh nặng hơn người lớn. Những người lớn tuổi mắc đồng thời nhiều bệnh, những người suy dinh dưỡng dễ mắc lỵ thể nặng với tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng lâm sàng Lỵ trực khuẩn thường cấp diễn. Thời kỳ ủ bệnh ngắn (từ 1 đến 7 ngày). Bệnh phát đột ngột, không có triệu chứng báo trước với 2 hội chứng:  Hội chứng nhiễm khuẩn: Điển hình là sốt tiêu chảy: sốt cao 38 39 o C hoặc hơn, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Ở trẻ em có thể có cơn giật, đồng thời chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn (đôi khi bị nôn), Bạch cầu tăng cao (10.000 13.000).  Hội chứng lỵ: Đau bụng, lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng, cuối cùng thành cơn đau quặn bụng, khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đại tiện, mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện, mỗi ngày đi hơn 10 lần. Lúc đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn với nhầy và máu. Nhầy nhiều, ít khi trong, thường đục nhờ nhờ, có khi vàng đục như mủ. Máu không tươi mà hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng nhiễm khuẩn (sốt tiêu chảy) thường ngắn, từ 2 đến 4 ngày, ít khi dài hơn. Hội chứng lỵ có thể từ 5 đến 10 ngày hoặc hơn, tùy thể bệnh, cơ địa. Ruột phục hồi chậm, trở lại bình thường sau 3 đến 4 tuần. Các thể lỵ: 1. Thể nhẹ, cấp: Biểu hiện sốt tiêu chảy nhẹ. Có hội chứng nhiễm khuẩn nhẹ hoặc không rõ, nhiệt độ 37,5 38 o C trong 1 2 ngày, váng đầu, mệt không đáng kể. Hội chứng lỵ nhẹ: đau quặn bụng, đi dưới 10 lần/ngày. Bệnh tự giảm nhanh. Bệnh nhân phục hồi trong vòng 1 tuần. 2. Thể vừa, cấp: Có hội chứng sốt tiêu chảy (nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ) điển hình và dài hơn. Sốt 38 40 o C từ 1 4 ngày, đau đầu, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ ít. Tiêu chảy từ 15 đến 20 lần/ngày, kèm theo mất nước (khát nước, môi khô, lưỡi bự trắng). Được điều trị tốt, bệnh nhân sẽ phục hồi sau 7 đến 14 ngày. 3. Thể nặng, cấp: ít gặp. Sốt tiêu chảy nặng. Hội chứng nhiễm khuẩn rất rõ rệt, kéo dài hơn 1 tuần. 4. Hội chứng lỵ: đau quặn bụng dữ dội, mót rặn kèm mót đái không kìm được. Đi ngoài trên 30 lần/ngày, có khi không đếm được, mất nước, rối loạn điện giải. Bệnh nhân kiệt sức, nằm đại tiện tại chỗ, có khi hậu môn mở rộng, phân tự chảy, toàn mủ và máu, mắt trũng, mặt hốc hác, mạch nhanh yếu, nhịp tim mờ, huyết áp hạ, thở gấp, li bì, ngủ gà, có thể chết nhanh sau 3 7 ngày. Phục hồi chậm và khó khăn, để lại di chứng, biến chứng. 5. Lỵ cấp ở trẻ < 1 tuổi: Có những thể cấp như trên, ngoài ra còn gặp thể rất nhẹ, kín đáo, giống như rối loạn tiêu hóa: phân loãng, không sốt. 6. Thể dạ dày ruột cấp: như một nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh, nôn nhiều lần, phân loãng, không nhầy máu, đau bụng lan tỏa, sau đó bệnh có thể diễn biến như thể lỵ điển hình (sốt tiêu chảy). 7. Thể tối độc: rất hiếm. đi ngoài nhiều, phân nhầy mủ, có khi toàn máu, bệnh nhân có thể chết trong vài ngày đầu trong hôn mê, trụy tim mạch. 8. Lỵ kéo dài, mạn tính: ít gặp. Thường thấy ở trẻ em (chiếm tỷ lệ từ 2 5% tổng số trường hợp lỵ), có thể do hệ thần kinh chưa ổn định, ký sinh trùng đường ruột sẵn có ở đường tiêu hóa. Lỵ mạn tính có thời kỳ bột phát và thuyên giảm nối tiếp nhau. Khi bột phát, về lâm sàng như lỵ cấp nhẹ hoặc vừa. Ở giai đoạn thuyên giảm, có rối loạn tiêu hóa. . SỐT TIÊU CHẢY – CẦM TIÊU CHẢY Sốt tiêu chảy lỵ trực khuẩn còn gọi là lỵ trực trùng, xích lỵ, lỵ nhiệt độc, là bệnh. vừa, cấp: Có hội chứng sốt tiêu chảy (nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ) điển hình và dài hơn. Sốt 38 – 40 o C từ 1 – 4 ngày, đau đầu, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ ít. Tiêu chảy từ 15 đến 20 lần/ngày,. 4 tuần. Các thể lỵ: 1. Thể nhẹ, cấp: Biểu hiện sốt tiêu chảy nhẹ. Có hội chứng nhiễm khuẩn nhẹ hoặc không rõ, nhiệt độ 37,5 – 38 o C trong 1 – 2 ngày, váng đầu, mệt không đáng kể. Hội chứng

Ngày đăng: 01/04/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN