Mộtsố bệnh thườnggặpởbànchân
Bàn chân có nhiệm vụ chính đó là chống đỡ sức nặng của cơ thể và đẩy cơ thể về
phía trước. Ðôi khi bànchân cũng có mộtsốbệnh tật khiến cho bạn không đi đứng
được vì đau đớn. Sau đây là mộtsốbệnh tật thường thấy của bàn chân.
Ðau gót chân:
Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Ðau gót chânthường thấy
ở lớp người ngoài 40 tuổi mà lại hoạt động nhiều. Ở lớp tuổi này, sức đàn hồi của gân và
dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Với dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi
cách quãng ở dưới bànchân hoặc chung quanh gót chân. Nếu không điều trị, cường độ
đau tăng dần.
Những bệnh thườnggặpởbàn chân.
Viêm bao hoạt dịch ngón chân:
Ðây là sự sưng dầy và gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái. Nguyên
nhân có thể là do thừa kế gia đình (bàn chân giao chỉ) hoặc đi giầy quá chật, gót quá cao.
Qua sự cọ xát với giầy, lớp mô này càng ngày càng dầy lên, gồ ghề, viêm và gây cảm
giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị đi đứng sẽ bị khó khăn.
U dây thần kinh:
Một dây thần ởbànchân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư vì mang giầy
quá chật, bóp xương các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại
bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xuống các ngón chân.
Chai cứng da:
Chai là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dầy cứng lên. Ngón chân cái và ngón
út thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân. Nếu chai quá dầy và gây đau, khó khăn
đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Ngón chân búa:
Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân. Ngón chân bất thường
cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim, vì các sợi gân của
ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Bệnh đái tháo đường
ảnh hưởng tới dây thần kinh bànchân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân.
Mụn cóc bàn chân:
Mụn cóc thường thấy ở lòng bànchân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt,
người nhiễm phải khi đi chân đất. Thườngthường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra
ngoài, nhưng ởbànchân lại mọc sâu vào trong vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó,
cảm giác đau mạnh hơn khi đi đứng.
Bệnh nấm ngón chân:
Nấm thông thường tấn công bànchân thuộc nhóm Trichophyton. Bànchân luôn luôn
ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da chóc, nứt nẻ, mùi hôi. Có thể giải quyết nấm
với bột thuốc chống nấm hoặc kem chống nấm có hoạt chất clotrimazole, theo sự chỉ định
của bác sĩ.
Móng chân mọc trong da:
Do cạnh móng chân mọc lẹm vào trong da thịt, gây ra đau và có thể nhiễm vi khuẩn.
Ngón chân cái thường hay bị bệnh hơn các ngón khác. Trường hợp bệnh nhẹ, ngâm bàn
chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho da và móng mềm và loại hết mủ dưới móng.
Ngoài ra, mộtsố thay đổi khác xuất hiện trên bànchân cũng có thể là dấu hiệu mộtsố
bệnh như: Sưng phù mộtbànchân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc
nghẽn mạch bạch huyết; Sưng phù hai bànchân trong bệnh tim, thận, gan; Ðầu ngón
chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)…
Bởi vậy, bànchân cũng cần được chăm sóc chu đáo như đi giày dép phù hợp, vệ sinh đôi
bàn chân… để chân luôn luôn trong tình trạng tốt lành.
. Một số bệnh thường gặp ở bàn chân Bàn chân có nhiệm vụ chính đó là chống đỡ sức nặng của cơ thể và đẩy cơ thể về phía trước. Ðôi khi bàn chân cũng có một số bệnh tật khiến. Những bệnh thường gặp ở bàn chân. Viêm bao hoạt dịch ngón chân: Ðây là sự sưng dầy và gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể là do thừa kế gia đình (bàn chân. chân xuống và khớp lại cong lên. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân. Mụn cóc bàn chân: Mụn cóc thường thấy ở lòng bàn