Con cáichúngta không hẳnđềugiỏi
Hôm trước cô giáo phụ trách đã trao đổi với anh rằng cháu còn
chậm, không chịu tự xúc cơm ăn, và trong những hoạt động khác
thường thụ động. Cô giáo đề nghị anh quan tâm hướng dẫn cháu tự
thực hiện những công việc đơn giản để tăng tính chủ động. Kể đến
đấy, giọng anh có phần bức xúc tại sao cô giáo lại bảo cháu chậm
hơn các bạn khác, những việc đó dễ chứ có khó gì, chẳng qua cháu
còn nhỏ nên ở nhà anh thường không bắt cháu làm.
Lần khác, tôi lại chứng kiến cảnh "giằng co" giữa một phụ huynh và
cô giáo xung quanh việc người mẹ gửi thêm sữa "bồi dưỡng" cho
con nhưng cô giáo không nhận. Mặc dù cô giáo giải thích chế độ
dinh dưỡng ở trường đã đủ cho tiêu chuẩn của bé, cháu cũng đã
thừa cân, việc thêm một bữa sữa là không cần thiết, nhưng người
mẹ vẫn tiếp tục cự nự và so sánh tại sao cô giáo lại nhận sữa của
các bé khác, phải chăng sự đối xử của các phụ huynh ấy có gì hơn
nên cô chăm sóc con họ kỹ hơn. Cô giáo nén nhịn giải thích nhưng
xem ra mọi sự vẫn không thông suốt.
Khi phân bua với tôi, cô giáo suýt bật khóc. Với những bé còn nhẹ
cân, cô phải nhắc phụ huynh gửi thêm sữa để tranh thủ cho cháu
uống thêm. Nhưng với những bé thừa cân, phụ huynh hầu như
không chịu chấp nhận sự thật, khăng khăng cho rằng con mình mập
mạp thế là tốt, cần phải chăm bẵm hơn nữa để duy trì cân nặng mà
không ý thức rằng con mình có thể bị béo phì.
Các trường mầm non hiện nay còn đầu tư thêm việc cho các bé học
một số môn năng khiếu. Nếu cha mẹ nào thấy con mình có năng
khiếu ở môn nào, có thể tự nguyện đăng ký cho con theo học. Nhiều
phụ huynh đã ghi danh cho con mình học hầu như đầy đủ các lớp
năng khiếu mà không cần biết con mình có thích, có phù hợp không.
Chính tôi cũng đã ghi danh cho con mình học đàn. Sau vài buổi học,
con tôi hồn nhiên khoe: "Vào lớp, toàn được cô mở nhạc cho nghe.
Còn lại cô chỉ dạy cho ba bạn cách đánh đàn thôi". Cô giáo của cháu
sau đó chân thành khuyên tôi: "Ở những môn năng khiếu thật ra mỗi
lứa chỉ có một, hai em là nhiều, lấy đâu ra một lớp có nhiều năng
khiếu đến vậy. Thay vì cho cháu học các môn năng khiếu, cứ để
cháu ở lớp học những bài học cơ bản phù hợp với lứa tuổi của cháu
có khi lại tốt hơn"
Ai cũng muốn concái của mình giỏi giang, nhưng chúngta cần phải
chấp nhận rằng không phải mọi đứa trẻ sinh ra đềugiỏi và giỏi đều,
không phải tất cả mọi điều về concái mình đều tốt và được nhận xét
tốt. Vậy tại sao lại không lắng nghe và chấp nhận một lời nói thật, để
từ đó có cách nuôi dạy concái thật sự tốt hơn?
Bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe ý kiến của con là cách hữu
hiệu nhất để cha mẹ hiểu được con cái. Thay vì cấm đoán, cha mẹ
hãy đưa ra lời đề nghị: "Mẹ nghĩ rằng con nên Vì " Hoặc những lời
khẳng định sự mong muốn của cha mẹ, đồng thời tạo cơ hội, giúp trẻ
có động cơ phấn đấu: "Nếu con đạt thành tích / con biết giúp đỡ
mẹ mẹ sẽ có phần thưởng cho con là món quà mà con yêu thích "
Như vậy, cha mẹ đã tạo động lực để giúp trẻ tiến bộ, ngoan hơn, giỏi
hơn, đó cũng là cách nâng cao giá trị bản thân trẻ. Đứa trẻ sẽ lớn lên
hàng ngày với những cảm xúc tích cực, hài hoà trong các mối quan
hệ gia đình để từ đó trẻ sống tự tin và hạnh phúc.
Cư xử như thế nào để concái cảm nhận được tấm lòng của cha mẹ
là một vấn đề quan trọng. Một gợi ý được nhiều chuyên gia tâm lý
đưa ra, đó là đừng bày tỏ sự yêu thương bằng những gì cha mẹ
muốn và áp đặt. Thay vào đó, hãy lắng nghe, chia sẻ những gì chúng
cần bằng sự thông cảm, tôn trọng.
. Ai cũng muốn con cái của mình giỏi giang, nhưng chúng ta cần phải chấp nhận rằng không phải mọi đứa trẻ sinh ra đều giỏi và giỏi đều, không phải tất cả mọi điều về con cái mình đều tốt và được. Con cái chúng ta không hẳn đều giỏi Hôm trước cô giáo phụ trách đã trao đổi với anh rằng cháu còn chậm, không chịu tự xúc cơm ăn, và trong những hoạt. nào thấy con mình có năng khiếu ở môn nào, có thể tự nguyện đăng ký cho con theo học. Nhiều phụ huynh đã ghi danh cho con mình học hầu như đầy đủ các lớp năng khiếu mà không cần biết con mình