1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Thi Thử Đại Học Khối C Sử 2013 - Phần 2 - Đề 5 docx

4 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 203,34 KB

Nội dung

1 6 Đề chính thức KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm). Câu I (2,0 điểm) Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào ? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 ? Câu II. (3,0 điểm) Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử nào ? Trình bày nội dung cơ bản và phân tích tính chất toàn diện của đường lối đó ? Câu III. (2,0 điểm): Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ( năm 1975), nhiệm vụ chính trị cơ bản, cấp thiết cần hoàn thành của cả nước để đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới là gì ?Nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào ? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a: Chương trình chuẩn. Trong giai đoạn 1952-1973, nền kinh tế nước nào phát triển nhanh chóng được gọi là “thần kì”? Trình bày những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển đó? Trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Câu IV.b: Chương trình nâng cao. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 2 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 7,0 điểm) Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào ? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 ? -Tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 0,25đ - Sự thành lậpHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên : + Tháng 11- 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Quảng Châu - Trung Quốc. Trên cơ sở lựa chọn những thanh niên ưu tú trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2.1925). Lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt, tháng 6 -1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. 0,5đ + Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ- trụ sở đặt tại Quảnq Châu .Phát hành báo Thanh niên và mở lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh (tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc) đã vũ trang lí luận cách mạng cho Hội để tuyên truyền vào trong nước. 0,5đ I (2,0 điểm) - Vai trò : +Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam. 0,25đ + Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác. 0,25đ + Là bước hoàn thiện về tư tưởng, chính trị và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc 0,25đ II (3,0 điểm) Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử nào ? Trình bày nội dung cơ bản và phân tích tính chất toàn diện của đường lối đó ? -Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được nêu trong các văn kiện lịch sử : + Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (25-11-1945) ; Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) ; Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh ( 9/1947) ; Văn kiện Đại hội II của Đảng (2/1951) 0,75 đ -Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó : Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0,50đ -Tính toàn diện của đường lối kháng chiến được thể hiện : Kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực : Quân sự, kinh tế, quân sự chính trị , văn hoá, ngoại giao 0,50đ +Quân sự : Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng, xã là một pháo đài, bằng mọi hình thức tiêu diệt địch. + Kinh tế : Đấu tranh chống sự phá hoại và lũng đoạn kinh tế của địch. Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nền kinh tế tự chủ có đủ khả năng cung cấp các nhu cầu cần thiết của cuộc kháng chiến, bồi dưỡng sức dân. 0,25đ 0,25đ + Chính trị : Củng cố chính quyền các cấp, tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân. Tăng cường sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, vai trò lãnh đạo của Đảng. 0,25đ + Văn hoá :Xây dựng nền văn hoá – giáo dục mới theo phương châm dân tộc- khoa học- đại chúng phục vụ cuộc kháng chiến. Các văn nghệ sĩ trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Nếp sống văn hoá mới được xây dựng. Màng lưới y tế không ngừng chăm lo sức khoẻ nhân dân. 0,25đ 3 + Ngoại giao : Tăng cường không ngừng đoàn kết quốc tế với các nước bạn Lào, Campuchia, các nước XHCN và các dân tộc yêu chuộng hoà bình thế giới 0,25đ III (2,0 điểm) Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ( năm 1975), nhiệm vụ chính trị cơ bản, cấp thiết cần hoàn thành của cả nước để đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới là gì ?Nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào ? -Nhiệm vụ : Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Vì : 0,25đ + Sau thắng lợi năm 1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền tồn tại một tổ chức nhà nước riêng. Do đó, để đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới : cả nước đi lên xây dựng CNXH, cần phải có một Chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước. Vì vậy thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là nhiệm vụ chính trị cơ bản, cấp thiết cần phải hoàn thành. 0,25đ + Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước vừa phù hợp nguyện vọng của nhân dân cả nước,vừa là quy luật khách quan sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc vừa là tâm nguyện của Bác. 0,25đ -Qúa trình thực hiện : + Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Từ ngày 15 đến ngày 25-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra tại Sài Gòn. 0,25 đ + Ngày 25-4-1976, tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước, kết quả bầu được 492 đại biểu. 0,25 đ + Từ 24 đến 3-7-1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976), quyết định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, thủ đô là Hà nội, thành phố Sài Gòn- Gia Định đổi là thành phố Hồ Chí Minh. 0,25 đ + Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương., cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. 0,25 đ Ý nghĩa :Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh của cả nước trên con đường đi lên CNXH. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. 0,25 đ PHẦN RIÊNG ( 3,0 điểm) IV.a (3,0 điểm) Trong giai đoạn 1952-1973, nền kinh tế nước nào phát triển nhanh chóng được gọi là “thần kì”? Trình bày những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển đó? Trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Sau khi được phục hồi, từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kì ”. Từ những năm 70 trở đi , Nhât trở thành 1 trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. - Nhân tố thúc đẩy: 0,50đ + Ở Nhật Bản, nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu 0,50đ + Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. 0,25đ + Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao 0,25đ + Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng 0,50đ + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp ( không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tận dụng vốn đầu tư cho kinh tế. 0,25đ + Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ( 1950 – 1953), Việt Nam ( 1954 – 1975) để làm giàu 0,25đ 4 - Nhân tố quan trọng nhất : nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế ở Nhật. 0,50đ IV.b (3,0 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao? Các nước đông Nam Á: - Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Mianma,Brunây và Đông Timo. - Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi. 0,50đ - Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập. 1,50đ +Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn 0,25 +Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi. 0,25 +Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi. 0,25 + Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950 nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời. + Malaixia: 8-1957 độc lập. 0,25 + Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập. +Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập( 8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia) +Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan 0,25 + Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập. + Brunây: 1-1984 độc lập. +Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập. 0,25 - Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển kinh tế - xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan ( đặc biệt là Xigapo) 0,50đ - Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường. 0,50đ . Hết . Đề chính th c KỲ THI THỬ ĐẠI H C NĂM H C 20 13 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT C THÍ SINH (7,0 điểm). C u I (2, 0. cu c kháng chiến, bồi dưỡng s c dân. 0 , 25 đ 0 , 25 đ + Chính trị : C ng c chính quyền c c cấp, tăng c ờng s c mạnh và hiệu l c của chính quyền dân chủ nhân dân. Tăng c ờng s c mạnh khối. t c yêu chuộng hoà bình thế giới 0 , 25 đ III (2, 0 điểm) Sau thắng lợi c a cu c kháng chiến chống Mĩ, c u nư c ( năm 19 75) , nhiệm vụ chính trị c bản, c p thi t c n hoàn thành c a c nước

Ngày đăng: 30/03/2014, 23:20