ĐỀ 9:
i. phÇn chung
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệpvăn học của Hê-minh-uê.
Câu 2: (3 điểm)
Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một
trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một
chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là
một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến
anh trở nên như thế ?”
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải
như thế".
Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu
chuyện trên.
ii. phÇn riªng:
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn
Thi.
Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
Anh, chị hãy phân tích đoạn văn sau:
"Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một
mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào
buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường,
trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên
vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người
có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau! Nếu có nắm là ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ
lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi ”
(Trích "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2)
Gîi ý lµm bµi.
i. phÇn chung
Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý:
- Huê-minh-uê (1899-1961) (0,25đ) là nhà văn vĩ đại người Mỹ, (0,25đ)
- Ông tham gia cả hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai (chống phát xít).(0,25đ), tự nhận là
“thế hệ mất mát” (0,25đ)
- Huê-minh-uê là nhà vănđề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong sáng tác văn chương
(0,25đ))đạt giải Nobel văn học năm 1954. (0,25đ)
- Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả. (Viết 1 tác phẩm : không
cho điểm, viết được 2 tác phẩm : (0,25đ) , 3 tác phẩm : (0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý
sau:
+ Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng)
+ Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. Chính nó mới là yếu tố quyết định làm
nên nhân cách con người
ii. phÇn riªng
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
- Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về phân tích nhân vật, linh hoạt trong thao
tác lập luận.
- Yêu cầu về nội dung: Các ý chính cần đạt:
1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên
dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khi chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích
soi gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân ).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh
chống Mỹ.
2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao
chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người
mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống
mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia
đình, quê hương.
3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng
cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân
vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.
. chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12 , tập 2) Gîi ý lµm bµi. i. phÇn chung Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý: - Huê-minh-uê (18 9 9 -1 9 61) (0,25đ) là nhà văn vĩ đại người Mỹ, (0,25đ) - Ông tham. hệ mất mát” (0,25đ) - Huê-minh-uê là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong sáng tác văn chương (0,25đ))đạt giải Nobel văn học năm 19 54. (0,25đ) - Tác phẩm tiêu biểu:. ĐỀ 9: i. phÇn chung Câu 1: (2 điểm) Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê. Câu 2: (3 điểm) Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài