1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Địa Lý 2013 - Phần 1 - Đề 11 ppt

4 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 124 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC MÔN : ĐỊA I/ PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: ( 8 điểm) Câu 1/ ( 2 điểm) Nhiệt đới gió mùa là kiểu khí hậu đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. Anh ( chị) hãy: a/ Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? b/ Trình bày những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Câu 2/ ( 3 điểm) Hãy trình bày những lợi thế so sánh của Đông Nam Bộ để trở thành một vùng kinh tế trọng điểm? Câu 3/ ( 3 điểm) Cho bảng số liệu sau: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA Ở NƯỚC TA, Thời kì 1980 -2005. Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 2005 Diện tích( 1000 ha) Năng suất lúa cả năm ( tạ/ ha) Sản lượng lúa cả năm( triệu ha) 5600 20,8 11,6 6043 31,8 19,2 7654 42,5 32,6 7504 45,9 34,4 7329 49 35,8 a/ Tính chỉ số tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ( lấy năm 1980 = 100%). b/ Từ số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đường biểu diễn diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1980 – 2005. c/ Qua bảng số liệu, hãy nêu tình hình phát triển của ngành trồng lúa và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa trong những năm gần đây. II/ PHẦN RIÊNG CHO CÁC THÍ SINH: ( 2 điểm) Câu 4A/ ( 2 điểm) ( dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) Cho bảng số liệu: ( Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2002 2005 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 79,3 17,9 2,8 78,1 18,9 3,0 78,2 19,3 2,5 76,7 21,1 2,2 73,5 24,7 1,8 Qua bảng số liệu, hãy rút ra nhận xét về cơ cấu giá trị nông nghiệp trong những năm qua ở nước ta và giải thích. Câu 4B/ ( 2 điểm) ( Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu đất tự nhiên ( %) Năm Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng và thổ cư Đất chưa sử dụng 1993 2003 22,2 28,9 30,0 37,7 5,6 6,5 42,2 26,9 Qua bảng số liệu, Hãy nhận xét xu hướng thay đổi và giải thích nguyên nhân của sự biến động về cơ cấu đất đai ở nước ta trong khoảng 10 năm. ĐÁP ÁN Câu 1/ ( 2 đ) a/ Giải thích: ( 0,5 đ) + Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu và phạm vi hoạt động của gió mùa châu á.(0,25đ) + Do lãnh thổ tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. ( 0,25đ) b/ Đặc điểm: ( 1,5 đ) + Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 0c , tổng lượng bức xạ lớn 130 kcal/ cm 2 /năm, số giờ nắng thay đổi từ 1400 – 3000 giờ, cán cân bức xạ dương ( 0,25đ) + Lượng mưa lớn trung bình 1500 – 2000 mm/ năm, co nhiều nơi lượng mưa trên 3000 mm/ năm như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh…( 0,25đ) + Độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm dương. ( 0,25đ) + Chế độ gió thay đổi theo mùa khiến khí hậu nước ta có sự phân hóa theo thời gian: + Mùa đông có gió mùa đông bắc hoạt động nên khí hậu mang tính chất lạnh khô( 0,25đ) + Mùa hạ có gió mùa tây nam hoặc đông nam hoạt động nên khí hậu nhìn chung nóng ẩm mưa nhiều( 0,25đ) + Khí hậu có sự phân hoá theo vĩ độ và độ cao của địa hình nên bên cạnh khí hậu nhiệt đới còn có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. ( 0,25đ) Câu 2/ ( 3 điểm) Những lợi thế : 1/ Vị trí địa lí: ( 0,5 đ) + Có vị trí thuận lợi trong vấn đề giao lưu với các vùng trong nước cũng như các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Giáp với ĐBSCL và Tây Nguyên nên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệpthị trường tiêu thụ rộng lớn. ( 0,25đ) + Có đầu mối giao thông vận tải quan trọng: đường bộ, hàng không, đường biển. ( 0,25đ) 2/ Điều kiện tự nhiên: ( 1,5 đ) + Khí hậu: (0,25đ) Nằm trong vùng có khí hậu cận xích đạo ít thiên tai nên nông nghiệp phát triển quanh năm. + Đất đai: ( 0,25đ) Có diện tích đất đỏ ba dan và đất xám bạc màu khá lớn nên có ưu thế trồng cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày. + Vùng biển: (0,25đ) Có ngư trường lớn: Ninh thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu và Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang với trữ lượng thuỷ sản lớn. + Rừng: ( 0,25đ) Diện tích không lớn nhưng co nguồn tài nguyên và giá trị lớn như cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu cho vùng và có giá trị phòng hộ chắn sóng cũng như du lịch. + Sông ngòi: ( 0,25đ) Có hệ thống sông lớn : Đồng Nai tạo điều kiện cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng như phát triển thuỷ điện. + Khoáng sản: ( 0,25đ) Thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn với bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn tạo thuận lợi phát triển kinh tế. Ngoài ra, trong vùng có Vật liệu xây dựng như đất sét, đá ong, cao lanh… 3/ Điều kiện kinh tế - xã hội: ( 1đ) + Nguồn lao động dồi dào có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao( 0,25đ) + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá toàn diện: cơ sở năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc…( 0,25đ) + Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng như cơ cấu công nghiệp đa dạng. ( 0,25đ)  Từ những thế mạnh trên, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước( 0,25đ) Câu 3/ ( 3đ) a/ Tính chỉ số tăng trưởng của ngành sản xuất lúa ( 0,5đ) Xử lí số liệu, tính tỉ lệ % ( lấy năm 1980 = 100%) Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 2005 Diện tích Năng suất lúa cả năm Sản lượng lúa cả năm 100 100 100 108 153 166 137 204 281 134 221 297 131 236 309 b/Vẽ biểu đồ( 1đ) + Vẽ cùng trong một hệ toạ độ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện diện tích, năng suất và sản lượng lúa tương ứng với từng thời điểm. + Ghi chú đầy đủ đơn vị và thời điểm tương ứng trên 2 trục, nội dung biểu đồ. c/ Nhận xét và nguyên nhân: ( 1,5 đ) * Nhận xét: ( 0,5đ) + Từ năm 1980 đến 2005 ngành sản xuất lương thực đặc biệt là lúa đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là qui mô: + Trong hơn 20 năm, diện tích lúa đã tăng thêm gần 2 triệu ha với mức tăng 1,34 lần. + Năng suất lúa tăng hơn gấp 2 với số tăng 28,1 tạ / ha. + Sản lượng lúa tăng nhanh hơn cả hơn gấp 3 lần với 24,2 triệu tấn. * Nguyên nhân: ( 1 đ) + Nhờ tích cực khai hoang mở rộng diện tích. ( 0,25đ) + Tập trung đầu tư thâm canh và hoàn thiện công nghệ bảo quản - chế biến sau thu hoạch. ( 0,25đ) + Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo. ( 0,25đ) + Nhà nước có nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp. ( 0,25đ) Câu 4A/ (2đ) * Nhận xét: ( 0,5đ) + Năm 1990, trong cơ cấu giá trị nông nghiệp ngành trồng trọt gần như chiếm ưu thế tuyệt đối với tỉ trọng 79,3%, ngành chăn nuôi chiếm 17,9%, dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ bé 2,8%. ( 0,25đ) + Sau 15 năm, năm 2005: ngành trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo nhưng tỉ trọng trong ngành nông nghiệp đã giảm bớt chỉ còn 73,5%, ngành chăn nuôi 24,7%, trong đó ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn thấp 1,8 %. ( 0,25đ) * Giải thích: ( 1,5đ) + Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao do nước ta có nhiều khả năng tăng sản lượng lương thực nhờ tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. ( 0,5đ) + Nhờ sự tiến bộ trong kỉ thuật chăn nuôi như chế biến thức ăn, lai giống, phòng trừ dịch bệnh…( 0,5đ) + Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp vẫn còn thấp do nhiều cơ sở dịch vụ nông nghiệp đang trong thời kì tổ chức lại sản xuất. ( 0,5đ) Câu 4B/ ( 2đ) * Nhận xét: ( 0,5đ) + Nhìn chung, sau 10 năm cơ cấu các loại đất tự nhiên của nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực: + Đất nông nghiệp tăng nhanh 7,7% + Đất lâm nghiệp tăng nhanh 7,7% + Đất chuyên dùng và thổ cư tăng 0,9% + Đất chưa sử dụng giảm nhanh 16,3 % * Nguyên nhân: ( 1,5đ) + Đẩy mạnh khai hoang, cải tạo mở rộng diện tích, tập trung nhất ở các vùng đất chua, đất mặn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… và vùng đất đỏ, đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. ( 0,5đ) +Do phong trào trồng rừng phát triển mạnh từ các cơ sở của ngành lâm nghiệp và trong dân cư nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chính sách khuyến lâm của nhà nước. (0,5đ) + Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh và dân số tăng nhanh. ( 0,5đ) . % ( lấy năm 19 80 = 10 0%) Tiêu chí 19 80 19 90 2000 2002 2005 Diện tích Năng suất lúa cả năm Sản lượng lúa cả năm 10 0 10 0 10 0 10 8 15 3 16 6 13 7 204 2 81 13 4 2 21 297 13 1 236 309 . TA, Thời kì 19 80 -2 005. Tiêu chí 19 80 19 90 2000 2002 2005 Diện tích( 10 00 ha) Năng suất lúa cả năm ( tạ/ ha) Sản lượng lúa cả năm( triệu ha) 5600 20,8 11 ,6 6043 31, 8 19 ,2 7654 42,5. nuôi Dịch vụ nông nghiệp 79,3 17 ,9 2,8 78 ,1 18 ,9 3,0 78,2 19 ,3 2,5 76,7 21, 1 2,2 73,5 24,7 1, 8 Qua bảng số liệu, hãy rút ra nhận xét về cơ cấu giá trị nông nghiệp trong những

Ngày đăng: 30/03/2014, 19:20

w