1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Địa Lý 2013 - Phần 1 - Đề 7 docx

4 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 180,08 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT BC NGUYỄN TRÃI ***** ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN : ĐỊA LÍ Thời gian : 90 phút I/ PHẦN CHUNG: ( 8,0 đ) Câu I. (3.0 đ) 1.Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ? 2. Cho bảng số liệu sau : DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1979, 1989, 2005 Nhóm tuổi ( %) Năm Tổng số ( nghìn người) 0 – 14 15- 59 Từ 60 trở lên 1979 52.472 41,7 51,3 7,0 1989 64.405 38,7 54,1 7,2 2005 84.156 27,1 63,9 9,0 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên ? Câu II (2,0 đ) Cho bảng số liệu : CƠ CÂU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 1986, 2005 ( Tính theo giá thực tế năm 1994 ) ( Đơn vị : %) Ngành 1986 2005 Nông- lâm – ngư nghiệp 38,1 21,0 Công nghiệp- xây dựng 28,9 41,0 Dịch vụ 33,1 38,0 1) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1986, 2005 ? 2) Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? Câu III. (3,0 đ) 1. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ? Trình bày những định hướng chuyển dịch những cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng ? 2. Điền tên các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta sau năm 2000 vào bảng theo mẫu sau : Vùng kinh tế trọng điểm Tỉnh – thành Phía Bắc Miền Trung Phía Nam II/ PHẦN RIÊNG. (2,0 đ) ( Thí sinh học chương trình nào thì chỉ làm được làm câu dành riêng cho chương trình đó – Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a : Theo chương trình Chuẩn (2,0 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ ? Câu IV.b : Theo chương trình Nâng cao (2,0 đ) Trình bày khả năng sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng ? (Thí sinh dược phép sủ dụng Atlat Địa lí) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT BC NGUYỄN TRÃI ***** ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN : ĐỊA LÍ I/ PHẦN CHUNG: (8,0 đ) Câu I (3,0 đ) 1. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ mang lại:(1,5 đ) * Ý nghĩa tự nhiên:(0,75 đ) - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa(khi hâu, sinh vât, ) - Thiên nhiên đa dạng, phong phú ( khoáng sản, sinh vật ) - Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán ) * Ý nghĩa kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng:(0,75 đ) - Giao thông thuận lợi, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. - Nằm trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm.(1,5 đ) a) Nhận xét.(0,75 đ) - Có sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. + Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 8,1% + Nhóm tuổi 15- 59 tăng 7,0% + Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 1,1% => Như vậy, kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số già. b) Giải thích.(0,75 đ) - Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để - Nhận thức của người dân ngày cành tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh - Do y tế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình. Câu II(2,0 đ) 1)Vẽ biểu đồ.(1,0 đ) - Vẽ biểu đồ tròn ( 1 biểu đồ năm 1986, 1 biểu đồ năm 2005) - Tên biểu đồ, chú thích, ghi số liệu lên biểu đồ - Thiếu một nội dung trừ 0,25 đ 2) Nhận xét và giải thích. (1,0 đ) * Nhận xét.(0,5 đ) - Cơ cấu GDP phân theo các nghành kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo chiều hướng: + Giảm dần tỉ trọng của ngành Nông- Lâm – Ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. + Năm 2005, Công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 41,0%, tiếp đến là dịch vụ 38,0%, thấp nhất là Nông – lâm- ngư nghiệp 21,0%. * Giải thích.(0,5 đ) - Sự thay đổi trên là do nước ta thực hiện các chính sách đổi mới và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Sự hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, tác động của xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại trên thế giới. Câu III. (3,0 đ) 1.a. Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.(1,5 đ) - Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều thế mạnh, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta.(0,5 đ) - Đáp ứng nhu cầu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.(0,25 đ) - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành góp phần phát huy hết thế mạnh của vùng.(0,5 đ) - Cần có sự chuyển dịch để đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế-xã hội vùng và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.(0,25 đ) b) Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.(1,5 đ) - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.(0,5 đ) - Phát triển và hiện đại hóa Công nghiệp chế biến(0,25 đ) - Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.(0,25 đ) - Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.(0,25 đ) - Đối với khu vực III, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và một số dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, GD-ĐT (0,25 đ) 2. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta sau năm 2000. (1,5 đ) Vùng kinh tế trọng điểm Tỉnh – thành Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Miền Trung Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Đầy đủ mỗi vùng cho 0,5 đ Câu IV.a : Theo chương trình Chuẩn (2,0 đ) Điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế Nông-lâm -nghư nghiệp ở Bắc Trung Bộ : - Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào củng có biển, đồng bằng phía Đông, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi phía Tây. (0,5 đ) - Vùng núi có độ che phủ càng cao, trữ lượng gỗ lớn, vùng đồi trước núi có nhiều đông cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm.(0,5 đ) - Vùng đồng bằng đất đai phần lớn là cát pha, thuận lợi trồng các cây công nghiệp hằng năm như: lạc, mía, đậu tương không thuận trồng lúa.(0,5 đ) - Vùng biểm có nghiều cá tôm và các hải sản quí, dọc theo bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.(0,5 đ) Câu IV.b : Theo chương trình Nâng cao (2,0 đ) a) Khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.(1,25 đ) - Diện tích đất sử dụng vào mục đích Nông nghiệp lớn nhất cả nước ( khoảng 3 triệu ha trên gần 4 triệu ha của vùng), chiếm ¾ diện tích tự nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất Nông nghiệp của cả nước. - Được phù sa bù đắp, lại không bị con người can thiệp quá sớm ( như đắp đê), đất đai màu mỡ, nhất là giái đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu để trồng 2- 3 vụ lúa. - Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác như: khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp để phát triển trồng lúa. - Trở ngại lớn nhất của vùng là : sự nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt vào mùa khô. - Tình trạng độc canh cây lúa và chậm phát triển của một số ngành kinh tế củng làm ảnh hưởng đên sản xuất lượng thực, thực phẩm của vùng. - Mỗi ý đúng cho 0,25 đ b) Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.(0,75) - Dân cư Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cây lúa cao hơn. - Cơ sở vật chất kĩ thuật ở Đồng bằng sông Hồng tốt hơn tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh. - Bình quân đất Nông nghiệp trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp, vì thế để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng thì phải đẩy mạnh thâm canh. Phía Nam TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. . NHÓM TUỔI NĂM 19 79 , 19 89, 2005 Nhóm tuổi ( %) Năm Tổng số ( nghìn người) 0 – 14 1 5- 59 Từ 60 trở lên 19 79 52. 472 41, 7 51, 3 7, 0 19 89 64.405 38 ,7 54 ,1 7, 2 2005 84 .15 6 27 ,1 63,9 9,0 Nhận. NƯỚC TA NĂM 19 86, 2005 ( Tính theo giá thực tế năm 19 94 ) ( Đơn vị : %) Ngành 19 86 2005 Nông- lâm – ngư nghiệp 38 ,1 21, 0 Công nghiệp- xây dựng 28,9 41, 0 Dịch vụ 33 ,1 38,0 1) Vẽ biểu. THPT BC NGUYỄN TRÃI ***** ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN : ĐỊA LÍ Thời gian : 90 phút I/ PHẦN CHUNG: ( 8,0 đ) Câu I. (3.0 đ) 1. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước

Ngày đăng: 30/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN