Thấtnghiệpchỉlàchuyệnnhỏ!
Đối với người lao động, thấtnghiệp luôn là vấn đề khiến họ lo lắng. Gánh
nặng chi phí trang trải hằng ngày khiến bạn trở nên mệt mỏi, đầu óc lúc
nào cũng rơi vào trạng thái căng như dây đàn vì không có việc làm.
Tuy nhiên, mất việc làm trong một khoảng thời gian ngắn không phải là
thảm họa ghê gớm nếu bạn biết cách ứng xử và đối diện với nhau. Sau
đây là những gợi ý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và coi thấtnghiệpchỉ
còn làchuyện nhỏ:
- Đừng lo sợ
Đối với nhiều người, khi thất nghiệp, họ có cảm giác như cả thế giới đang
sụp đổ trước mắt họ. Đó là tâm lý hoàn toàn bình thường bởi đâu phải ai
cũng dễ dàng đối phó. Thế nhưng, theo nhà tâm lý học Lynn Joseph, bạn
phải thật bình tĩnh và đừng vì cáu giận mà có những hành vi "mất khôn"
như gửi email cho toàn thể công ty với những lời lẽ gay gắt, xung đột với
nhân sự Tất nhiên, khi bị sa thải, lòng tự trọng của bạn bị tổn thương,
cuộc sống cá nhân ít nhiều bị đảo lộn.
Tuy nhiên, hãy cố gắng làm chủ cảm xúc trước khi hành động, nên nhớ
rằng, mục tiêu của bạn là tìm được việc làm mới tốt hơn và ra đi một cách
êm thấm, không để lại những ấn tượng xấu với đồng nghiệp.
Bạn phải tin tưởng rằng, thấtnghiệpchỉlà vấn đề trong ngày một ngày hai
và đừng lo lắng quá. Ngay lúc này, tốt nhất là đừng vội vàng tìm việc ngay
mà hãy thư thả một vài ngày. Joseph cảnh báo: "Vội vàng tìm đến nhà
tuyển dụng trong tâm trạng không thoải mái, vừa bị tổn thương như thế là
một việc không nên bởi bạn rất dễ đánh mất hình ảnh của mình vì chỉ cố
gắng xả nỗi bực tức trong lòng ngay tại buổi phỏng vấn". Hãy để cảm xúc
lắng xuống rồi hãy đối mặt với các nhà tuyển dụng với những hành động,
lời nói đúng mực.
- Thương lượng về quyền lợi
Khi công ty có quyết định cho bạn nghỉ việc, đừng bất bình và cáu giận
đến mức hông cần đòi hỏi quyền lợi. Nên nhớ rằng, dù bạn là ai, bạn giỏi
giang đến đâu đi nữa nhưng một khi đã đi làm, quyền lợi bao giờ cũng
phải được bảo đảm.
Vì vậy, bạn hãy điềm tĩnh và hỏi han công ty xem mức phụ cấp và bồi
thường cho nhân viên bị sa thải là như thế nào. Bạn hãy xem xét thật kỹ
các quy định về mức trợ cấp cho nhân viên bị thôi việc, thời gian nghỉ
phép của bạn, nếu bạn đã ký một điều khoan quy định không được làm
cho công ty đối thủ trong vòng bao lâu sau khi thôi việc ở công ty thì bây
giờ bạn có thể đòi một khoản nếu như công ty đối thủ đang mời mọc bạn,
thậm chí bạn có thể yêu cầu công ty viết một lá thư giới thiệu giúp bạn tìm
việc mới
Nên nhớ, không có gì là quy định sẵn cả, mọi thứ đều phụ thuộc vào sự
đòi hỏi và mức độ hiểu biết của bạn. Nếu không tự tin vào kiến thức của
mình, bạn có thể nhờ người tư vấn.
- Xây dựng lực lượng hậu thuẫn
Thay vì lẳng lặng ôm nỗi buồn thấtnghiệp mà đi tìm việc một mình, bạn
hãy chia sẻ thông tin này với bạn bè, người thân để mọi người biết mà lưu
ý giúp bạn. Có thể, bạn cảm thấy ngại khi phải nói ra chuyện mình bị sa
thải nhưng thực tế, điều đó không quan trọng bằng việc bạn phải tạo lập
một mạng lưới để tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn.
Sau khi đã nói với bạn bè, người thân trong gia đình, đừng có thu mình
vào góc phòng gặm nhấm nỗi buồn, để mặc mọi người đi tìm việc cho
mình. Bạn nên sắp xếp những cuộc gặp gỡ với bạn bè, người quen tại
quán cà phê để nói chuyệnthật cởi mở, và đừng bỏ qua những buổi họp
mặt gia đình. Lắng nghe những thông tin từ họ để có hướng tìm việc phù
hợp.
- Update CV thường xuyên
Dù đang bận rộn đi tìm việc nhưng bạn cũng cần giành thời gian "tân
trang" lại CV của mình, bổ sung những kinh nghiệm, mong muốn cho đến
thời điểm hiện tại. Hãy chú ý đến hồ sơ trực tuyến với một CV thậtchuyên
nghiệp, thể hiện rõ năng lực bản thân và kinh nghiệm việc làm từ nhiều
năm qua để giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng giữa một "rừng" hồ sơ ứng
viên khác.
Tất nhiên, không phải bạn đi thuê người viết CV mà hãy nhờ chính người
thân, bạn bè xung quanh đọc và góp ý cho CV của mình. Những ý kiến
đóng góp của mọi người sẽ rất có lợi cho bạn đấy.
- Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp
Một khi đã bị sa thải, nghĩa là bạn không còn phù hợp với công việc đó
hoặc có thể có những nhân vật xuất chúng hơn bạn. Vì thế, lần tìm việc
này, bạn hãy xác định rõ mục tiêu và mong muốn của bản thân liệu bạn có
muốn tiếp tục những công việc như cũ, muốn chuyển sang nghề mới hay
cần bổ sung thêm kiến thức bằng một vài khóa học… Sau khi đã xác định
rõ hướng đi cho mình, bạn hãy có kế hoạch hành động cụ thể. Chẳng hạn,
nếu bạn muốn tìm việc, tiếp tục những loại hình công việc như trước, hãy
bắt đầu tìm kiếm với những công việc full-time chứ không phải việc làm
tạm thời. Nếu muốn nhân lúc này để tham gia các khóa học nâng cao trình
độ, hãy đăng ký ngay các khóa học cần thiết… Từ sự định hình đó, công
cuộc tìm việc sẽ đi đúng hướng và thuận lợi hơn.
Nếu chẳng may rơi vào tình trạng thất nghiệp, đừng quá lo lắng, hoảng sợ
mà phải thật bình tĩnh và tự tin vào bản thân. Từng bước ổn định tinh thần
và xác định cho mình hướng đi mới, biết đâu, thấtnghiệp lúc này lại là cơ
hội dẫn bạn đến với những công việc thành công hơn.
. Thất nghiệp chỉ là chuyện nhỏ! Đối với người lao động, thất nghiệp luôn là vấn đề khiến họ lo lắng. Gánh nặng chi phí trang trải hằng. thấy dễ chịu hơn và coi thất nghiệp chỉ còn là chuyện nhỏ: - Đừng lo sợ Đối với nhiều người, khi thất nghiệp, họ có cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ trước mắt họ. Đó là tâm lý hoàn toàn bình. tượng xấu với đồng nghiệp. Bạn phải tin tưởng rằng, thất nghiệp chỉ là vấn đề trong ngày một ngày hai và đừng lo lắng quá. Ngay lúc này, tốt nhất là đừng vội vàng tìm việc ngay mà hãy thư thả một