Vấnđềcânnặng ở trẻ
dưới 1tuổi - Phần1
Theo dõi sự tăng cân của con yêu ngay từ lúc mới ra đời là một trong
những cách tốt nhất để đánh giá xem liệu bé có đang tăng trưởng và
phát triển tốt hay không. Dưới đây là những điều bạn nên biết.
Cân nặng của bé sau khi ra đời
Bạn có thể khá ngạc nhiên khi phát hiện ra vài ngày sau khi từ bệnh viện về
nhà, con bạn nhẹ hơn lúc mới sinh. Nhưng đó là điều bình thường. Một đứa
trẻ sơ sinh có thể giảm khoảng từ 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 5
ngày sau sinh. Và có thể khoảng 10 ngày sau đó cơ thể bé mới bắt đầu lấy lại
trọng lượng.
Có nhiều lý do khác nhau, và thường là vô hại, để giải thích cho việc giảm
cân này. Lý do chính là do việc giảm lượng nước trong cơ thể bé (vốn có
trong cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ), lượng nước này mất đi qua nước
tiểu và phân su. Những loại thuốc đưa vào cơ thể người mẹ trong quá trình
sinh cũng có thể khiến bé buồn ngủ, quá mệt để uống thêm và giảm thôi thúc
bú của bé, cũng góp phần làm giảm trọng lượng. Một số bệnh nhiễm trùng
hay một số bệnh nhất định khác có thể xảy ra như bệnh vàng da cũng gây
buồn ngủ và khiến bé uống ít hơn. Những khuyết tật bẩm sinh khiến bé khó
bú hay nuốt cũng dự phần trong đó…
Một đứa trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh thường “phục hồi” cânnặng của
mình sau khoảng 10-14 ngày, nhưng hãy nhớ con bạn là độc nhất, không em
bé nào giống hoàn toàn với em bé nào, nên không nhất thiết phải theo đúng
như thế (và khoảng thời gian lấy lại cânnặng của trẻ sinh non cũng khác trẻ
bình thường).
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến cânnặng của trẻ sơ sinh - Ảnh: Corbis
Những yếu tố có thể có ảnh hưởng đến việc hồi phục cânnặng của bé gồm:
Bú bao nhiêu? Hãy luôn nhớ rằng nếu bạn sinh mổ, bạn có thể có sữa
muộn hơn một chút, do hormone oxytocin có nhiệm vụ khởi động quá trình
sản xuất ra sữa (và thường tiết ra khi người mẹ đau đẻ) chỉ bắt đầu hoạt động
khi nhau thai đã được lấy ra.
Sữa công thức hay sữa mẹ? Có một điều thú vị là: đứa trẻ bú sữa
bình sẽ lấy lại cânnặng sớm hơn đứa trẻ bú sữa mẹ. Lý do là trước khi sữa
thật của bạn tiết ra, sữa non sẽ đi trước để chuẩn bị cho hệ tiêu hóa của đứa
trẻ xử lý “thức ăn thật”. Sữa công thức không có gia đoạn ban đầu này và
con bạn sẽ vào “bữa chính” ngay lập tức.
Sinh non. Một đứa trẻ sinh non có thể không phục hồi lại cânnặng
sớm như những trẻ bình thường, và việc này cũng tùy thuộc vào điều kiện
sức khỏe của bé.
Các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh vàng da. Trẻ sơ sinh bị tình trạng này thường sẽ buồn ngủ và
không buồn bú.
Khuyết tật bẩm sinh. Khuyết tật có thể cản trở khả năng bú mút của
con.
Tâm trạng của chính bạn. Nếu bạn bị trầm cảm sau sinh, kéo theo đó
là bạn có thể không cho con bú khi lẽ ra phải cho con bú, hay bạn không yêu
thương và ôm ấp con khi cho bú, đó có thể là lý do khiến con bạn không
tăng cân và phát triển.
Đo sự phát triển cânnặng
Bé cần được cân đo thường xuyên để ghi nhận sự tăng trưởng - Ảnh:
Inmagine
Bạn rất cần giám sát cânnặng của con một cách đều đặn, đặc biệt trong
những tháng đầu, khi sự tăng cân của con là rất quan trọng để đánh giá sự
phát triển thể chất của bé.
Nữ hộ sinh sẽ khuyên bạn nên cho bé đi cân ít nhất 1 lần/ tuần tại bệnh viện,
trong khoảng từ 6-8 tuần đầu tiên; sau đó có thể giảm xuống còn 1-2 lần/
tháng cho đến khi con được 4 tháng. Kể từ lúc này, hãy cho bé đi cân mỗi 6-
8 tuần tại bệnh viện để kiểm tra theo dõi sự phát triển của con.
Khi bé được 6 tháng, cânnặng của con không còn là vấnđề quá quan trọng
nữa, vì từ bây giờ bé sẽ bắt đầu ăn dặm.
. Vấn đề cân nặng ở trẻ dưới 1 tuổi - Phần 1 Theo dõi sự tăng cân của con yêu ngay từ lúc mới ra đời là một trong những cách tốt nhất để đánh giá xem liệu bé có đang tăng trưởng và phát. lại cân nặng của trẻ sinh non cũng khác trẻ bình thường). Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh - Ảnh: Corbis Những yếu tố có thể có ảnh hưởng đến việc hồi phục cân nặng. không tăng cân và phát triển. Đo sự phát triển cân nặng Bé cần được cân đo thường xuyên để ghi nhận sự tăng trưởng - Ảnh: Inmagine Bạn rất cần giám sát cân nặng của con một cách đều đặn,