Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin TP.HCM
Tên Sinh Viên: Nguyễn Minh Thắng
Lớp: C11MMT 5, 6
MSSV: 11100382
Môn Học: Tư Tưởng Hồ Chí Minh
BÀI CẢMNHẬNVỀCHUYẾNĐIBẢOTÀNG
HỒ CHÍ MINH
Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưa nắng, ai cũng cảm thấy mệt nhọc trên đường
đi, ấy vậy mà vừa đến bảotàngHồChí Minh, không khí yên tĩnh, bầu không khí mát rượi bởi gió từ
sông Sài Gòn thổi vào đã làm mọi người cảm thấy thật dễ chịu. BảotàngHồChíMinh còn được biết
đến với tên gọi “Bến Cảng Nhà Rồng”, nằm tại Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ
Chí Minh, là chi nhánh nằm trong hệ thống các bảotàngdi tích lưu niệm về cuộc đời sự nghiệp của
Chủ Tịch HồChí Minh.
Sau khi đã tập hợp các bạn và mua vé vào cổng thì chúng tôi tản ra thành từng nhóm lẻ để
tham quan toàn bộ bảo tàng, ai cũng cảm thấy rất háo hức khi lần đầu tiên được đến tham quan
một trong những bảotàng lớn ở miền Nam về Bác Hồ. Bước vào không gian bên trong bảo tàng.
Bảo tàng được chia làm ba không gian gắn liền với những giai đoạn hoạt động cách mạng của
Người: Phía bên phải là hình ảnh đất nước ta, bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế
kỷ XX, khu chính giữa là con đường HồChí Minh. Một cách tổng thể, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn
tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Bác, qua lời chỉ dẫn
của chị hướng dẫn viên, con đường và sự nghiệp cách mạng của Bác dần dần như được trải ra
trước mắt tôi qua dấu tích của từng hiện vật và bức ảnh. Trong bảotàng trưng bày rất nhiều tranh,
ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Tôi thăm qua các căn phòng khác. Các căn phòng trưng bày
những hiện vật của giai đoạn Bác xa Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. Tôi gặp 2 du khách nước ngoài
đang chăm chú xem những hình ảnh và hiện vật ở đây. Tôi cảm thấy xấu hổ vì mình là người Việt
Nam mà chưa bao giờ muốn vào Bảo Tàng, trong khi người nước ngoài lại muốn vào BảoTàng để
tìm hiểu Việt Nam và Bác.
Từ lúc Bác ra đi tìm đưởng cứu nước đến lúc trở về lãnh đạo nhân dân giành tự do, độc lập,
rồi tham gia các hoạt động trong và ngoài nước. Bước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối với tôi
là căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từ xưa, rất chân thật
và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau.Trước tới giờ, tôi cũng ít có dịp nhìn nhiều hình của
bác, chỉ là một số tấm ảnh thoáng qua trên vài bộ phim tư liệu, tấm ảnh chân dung Bác trong phòng
học kế bên là “ Năm điều Bác Hồ dạy” do đó, cảm giác trước tiên nhất là tôi cảm thấy Bác thật gần
gũi bên mình.
Rảo bước đi qua từng tấm hình, đọc từng lời chú thích trên hình, càng hiểu thêm về Bác, cảm
động về những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của Bác đối với đất nước, đối với nhân
STT
57
dân Việt Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã truyền tải lại thật nhiều cảm xúc những điều mà
thế hệ trẻ hôm nay chưa được biết về Bác ngày xưa.
Ở tại bảo tàng, tôi đã có cơ hội được nhìn chiếc áo nâu sờn, đôi dép khi xưa bác mang, cũng
được nhìn thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Người khi Người ra đi. Cảm xúc của tôi
dâng trào khi nghe kể về những năm tháng cuối đời của Bác. Bác ước mong được vào thăm Miền
Nam như muốn bù đắp vỗ về cho đứa con sau bao năm thương đau xa cách nhưng đã không thể
thực hiện được. Tôi xúc động nhớ đến câu chuyện mà chính Bác đã kể vềmình lúc sinh thời: “ước
mơ lớn nhất của cả cuộc đời tôi là làm sao cho đất nước được độc lập, dân tộc được tự do và mọi
người được ấm no hạnh phúc…”. Khi đến nơi đây, tôi mới hiểu hết được ý nghĩa của câu nói đó. Cả
cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc, cả tình yêu Bác đã dành cho đồng bào.
Trọn vẹn trái tim của Bác chỉ có duy nhất tình yêu dành hết cho nhân dân và dân tộc ta. Tình
yêu đó thật cao thượng và đẹp đẽ biết bao. Điều thú vị khi đến thăm BảotàngHồChíMinh là tôi
không chỉ được tận mắt chứng kiến những tư liệu quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường.
Đặc biệt nhất ở đây, tôi còn được xem những lá thư tay mà Người đã viết cho các cán bộ Đảng viên,
viết cho các chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các cháu thiếu nhi… mà trong mỗi lá thư Bác
viết dù là việc công hay việc tư, đều chất chứa những tình cảm dạt dào. Từng câu chữ trong những
bức thư đều chứa đựng những tình cảm chân thành sâu lắng thiết tha.
Có thể nói, chuyến đibảotàngHồChíMinh hôm ấy đã đem lại cho tôi một trải nghiệm vô giá.
Những chuyếnđi tìm về lịch sử như vậy thật sư khiến người ta phải trầm ngâm về hiện tại. Được
nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi lòng của Bác, mình thật sự phải tự nhủ là phải
biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với
sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất
lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể
làm lại, có thể trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó không là gì đối với tấm lòng của Bác,
sẵn sàng quên mình để lo cho mong ước chung của nước của dân.
Ngày ấy, nếu Bác với tài năng và mối quan hệ tốt của mình, Bác có thể dễ dàng sống trên một
miền đất trù phú nào ở Tây phương, để tạo dựng cho mình một sự nghiệp hoàn toàn xa rời với cách
mạng, với sự giải phóng dân tộc. Ấy vậy mà Bác với một tấm lòng yêu nước và nhân ái vô bờ, Người
đã nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học quý giá ở xứ người để đem về lại cho đất
nước Việt Nam, để cùng huấn luyện toàn dân đứng lên chiến đấu giành cách mạng theo đường lối
đúng đắn nhất. Nếu không có Bác, lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta
không thể viết nên những chiến công hào hùng và quả cảm đến thế. Một dân tộc quả cảm đã được
hấp thụ tinh chất của nhà lãnh đạo quả cảm và nhân từ.
Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay phải tự nhủ mình sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh
của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của Bác, một con người vô cùng vĩ đại,
mà lại vô cùng bình dị, đơn sơ. Tôi ước ao sao một ngày nào đó được đặt chân lên đất bắc, được đến
thăm nơi yên nghỉ của Người để được tận mắt trông thấy dáng hình của Hồ Chủ Tịch, được cảm
nhận tiếng yêu thương vang dội nơi trái tim Người.
Đó là những cảmnhận của tôi, một con người may mắn được sinh ra và lớn lên khi đất
nước đã hòa bình , chiến tranh đã lùi dần về quá khứ. Học tập, sống tốt và cống hiến. Đó là
tất cả những gì tôi có thể làm được. Tôi nghĩ chỉ cần biết cố gắng, biết ước mơ, hoài bão và
vươn tới tương lai bằng chính đôi chân của mình, sống là chính mình, hết mình với cuộc đời
này.
“Tôi tin rằng tôi làm được điều đó, tất cả mọi người đều làm được điều đó.”
. Nguyễn Minh Thắng Lớp: C11MMT 5, 6 MSSV: 11100382 Môn Học: Tư Tưởng Hồ Chí Minh BÀI CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưa nắng, ai cũng cảm thấy. đường đi, ấy vậy mà vừa đến bảo tàng Hồ Chí Minh, không khí yên tĩnh, bầu không khí mát rượi bởi gió từ sông Sài Gòn thổi vào đã làm mọi người cảm thấy thật dễ chịu. Bảo tàng Hồ Chí Minh còn. quan toàn bộ bảo tàng, ai cũng cảm thấy rất háo hức khi lần đầu tiên được đến tham quan một trong những bảo tàng lớn ở miền Nam về Bác Hồ. Bước vào không gian bên trong bảo tàng. Bảo tàng được