Để cónhữngbứcảnh biển đẹpmắt
TTO - Vẻ mênh mông, bao la và đầy bí ẩn của biển luôn là không gian chụp
ảnh lí tưởng đối với các "phó nháy". Biển vừa là đối tượng chụp ảnh với
những nét tạo hình, bố cục lạ mắt, huyền hặc, vừa là phông nền đa dạng để
các thợ ảnh thỏa sức sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý để bạn có được những
tác phẩm ảnh ở biển như ý nhất.
Chọn thời điểm thích hợp
Thời gian là yếu tố rất quan trọng khi chụp ảnh, nhất là với cảnh biển. Vào buổi
sáng, bãi biển thường khá đông đúc, khi mọi người ùa nhau tranh thủ ra biểnđể
thưởng thức bình minh, hoặc tập thể dục bắt đầu một ngày mới. Nếu muốn chụp
những dải cát dài trên bờ biển, tốt hơn hết, bạn hãy tranh thủ dậy sớm hơn đôi chút
để có được không gian tốt nhất để lấy ảnh.
Ngược lại, nếu bạn muốn cónhững tấm ảnh hoạt náo đông người, hãy chờ thêm
chốc lát. Buổi sáng sớm là thời điểm lí tưởng để bạn tìm kiếm nhữngbứcảnh giàu
sức gợi tả, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
Buổi trưa mặt trời đứng bóng, ánh sáng trở nên gắt hơn và tạo ra bóng râm đậm.
Do đó, đểcó được nhữngbứcảnh cảnh biểnđẹp nhất, bạn hãy chọn thời điểm
sáng sớm hoặc khi chiều tà, khi mặt trời ló dạng hoặc chuẩn bị biến mất, ánh sáng
thường dễ chịu, bóng râm trải dài nhưng mờ hơn.
Thủy triều
Bạn không thể không quan tâm tới thủy triều khi đi chụp cảnh biển. Chỉ khi nào
thủy triều thấp, bạn mới có thể chụp được những mỏm đá gợi hình nhấp nhô phía
trên ngọn sóng. Lưu ý, bạn nên tranh thủ chụp ngay khi thủy triều xuống, bãi biển
sạch sẽ chưa có dấu chân và vẫn còn những lâu đài cát. Bạn hãy nắm rõ bảng thời
gian thủy triều lên xuống bằng cách theo dõi thông tin ở vùng đến chụp. Thậm chí
trên iPhone còn có một phần mềm riêng hỗ trợ việc này.
Mặc dù điều kiện thủy triều không hẳn đã quá quan trọng khi bạn muốn chụp các
cảnh khác của biển, đây vẫn là một yếu tố đáng để xem xét, nhất là trong việc sắp
xếp bối cảnh.
Camera và ống kính
Bất kì loại máy ảnh nào cũng có thể mang đến những tác phẩm ảnh số có giá trị,
trong trường hợp chụp cảnh biển cũng vậy. Tuy nhiên, loại máy chuyên nghiệp
DSLR hoặc CSC tỏ ra có ưu thế vượt trội, không chỉ ở chỉ số cảm biến lớn hơn.
Bạn nên sử dụng loại ống kính góc rộng với độ dài tiêu cự khoảng 24, 28 hoặc 25
mm (trên loại camera định dạng APS-C lần lượt là 16mm, 18mm và 23mm.). Loại
ống kính dài (khoảng 70-300mm) cũng có thể là một sự lựa chọn không tồi để
chụp những cảnh xa, nhất là bạn có ý định chụp những cặp đôi tay trong tay, lững
thững đi dạo bên bờ biển khi mặt trời lặn.
Phơi sáng dài, trên một phút có thể sẽ cho kết quả như ý khi chụp cảnh biển. Các
đối tượng chuyển động của cảnh như sóng, mây sẽ bị làm mờ đôi chút.
Khi thiết lập mức phơi sáng dài vừa đủ để các đối tượng chuyển động có được nét
mượt mà cần thiết, bạn phải sử dụng tới bộ lọc cân bằng cường độ ND để giảm bớt
lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Bạn có thể chọn bộ lọc cân bằng cường độ ND
với nhiều tùy chọn giá trị phơi sáng khác nhau: 1,2 hoặc 3EV (Exposure Value),
cho phép người dùng phơi sáng ở mức gấp đôi, bốn hoặc tám lần. Một số loại kính
ND còn cho phép người dùng giảm bớt 9 hoặc 10EV như NDx400 của Hoya hay
Big Stopper của Lee Filters.
Chọn kiểu ảnh nước biển mờ không hẳn đã là lựa chọn của mọi người. Nếu bạn
muốn chọn kiểu ảnh trạng thái “đóng băng” các đối tượng chuyển động của biển,
hãy chọn mức phơi sáng ngắn, ở mức 1/125 giây là đủ.
Khi chọn mức độ phơi sáng và kiểu ảnh nước biển mờ (blur) hoặc đứng yên
(freeze), hãy sử dụng tốc độ cửa trập phù hợp để ghi được nét đẹp của cảnh tại thời
điểm đó.
. Để có những bức ảnh biển đẹp mắt TTO - Vẻ mênh mông, bao la và đầy bí ẩn của biển luôn là không gian chụp ảnh lí tưởng đối với các "phó nháy". Biển vừa là đối tượng chụp ảnh với. chụp ảnh với những nét tạo hình, bố cục lạ mắt, huyền hặc, vừa là phông nền đa dạng để các thợ ảnh thỏa sức sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý để bạn có được những tác phẩm ảnh ở biển như ý nhất Nếu muốn chụp những dải cát dài trên bờ biển, tốt hơn hết, bạn hãy tranh thủ dậy sớm hơn đôi chút để có được không gian tốt nhất để lấy ảnh. Ngược lại, nếu bạn muốn có những tấm ảnh hoạt náo