Bài1: NHẬP MÔNTƯDUYPHẢN BIỆN
Nhập mônTưduyphảnbiện là môn học trường Đại học Hoa Sen mong muốn
giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất của tất cả các ngành học từ năm học 2008-
2009. Đây là một trong bốn môn học sinh viên được tự chọn trong nhóm các môn
học kỹ năng mềm dành cho sinh viên. Từ tháng 2/2008, nhà trường đã tổ chức một
nhóm dự án để xây dựng môn học này.
Với đối tượng sẽ học là sinh viên năm nhất, khi thiết kế môn học, chúng tôi đã xác
định phải trả lời ba câu hỏi cơ bản như sau:
1.) Những nội dung trong môn học này là gì?
2.) Phương pháp nào là thích hợp nhất để giảng dạy môn học này?
3.) Môn học này sẽ mang lại những lợi ích gì cho sinh viên?
Về nội dung, môn học này được xây dựng dựa trên môn học critical thinking(CT)
và các tài liệu tiếng Anh nói về CT dành riêng cho đối tượng sinh viên. Môn học
CT là môn học được giảng dạy cho sinh viên tại nhiều trường Đại học trên thế
giới. Qua tham khảo một số chương trình và tài liệu về CT dành cho sinh viên
chúng tôi nhận thấy nội dung giảng dạy trong môn CT trên thế giới khá đa dạng.
Tuy nhiên, đa số các giáo trình về CT dạy cho sinh viên phương pháp lập luận
logic, phương pháp xác định và giải quyết vấn đề. Một số nơi dạy thêm cho sinh
viên một vài các phương pháp khác như 5W1H, Sáu chiếc nón tư duy, sơ đồ trí
não. Về mục tiêu, môn học CT hướng đến việc trang bị cho sinh viên những kỹ
năng (hoặc phương pháp) để giúp sinh viên có khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn
đề một cách có hệ thống, logic, khách quan và sáng tạo.
Có thể dễ dàng nhận thấy, những điều môn học CT trang bị cho sinh viên ở các
trường đại học trên thế giới cũng chính là những điều sinh viên Việt Nam đang
cần. Các phương pháp tưduy nói chung, CT nói riêng chưa được giảng dạy trong
chương trình của các trường phổ thông ở Việt Nam. Điều quan trọng hơn là môi
trường học tập ở các trường phổ thông nhìn chung chưa tạo cho học sinh thói quen
đặt câu hỏi, hoài nghi khoa học, chưa tạo điều kiện cho học sinh được trình bày,
bày tỏ những quan điểm cá nhân. Việc giảng dạy những nội dung này cho sinh
viên Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Tuy nhiên
những nội dung được giảng dạy trong chương trình CT bắt nguồn từ các nước
Phương Tây phát triển, việc vận dụng những “kiểu” tưduy này trong môi trường
xã hội Việt Nam hiện nay đòi hỏi những quan tâm nhất định về văn hóa tưduy của
người Việt. Vì thế, bên cạnh những nội dung trong chương trình CT, môn học
nhập môntưduyphảnbiện có thể một phần nói về những đặc điểm trong tư duy
người Việt. Như vậy, nội dung của môn họn Nhậpmôntưduyphảnbiện gồm có 3
phần chính:
1. Tưduy lô gic: tìm hiểu những quy luật của tưduy và phương pháp lập luận
cơ bản
2. Một số phương pháp tưduy nổi tiếng trên thế giới: như sơ đồ trí não,
5W1H, sáu chiếc mũ tư duy.
3. Một số đặc điểm trong tưduy người Việt:
Môn học CT được giảng dạy bằng phương pháp gì ở các trường đại học trên thế
giới? Cũng như đa số các môn học khác, phương pháp giảng dạy được áp dụng là
phương pháp giáo dục chủ động. Các lớp học CT được tổ chức để sinh viên
khuyến khích sinh viên tự học, chủ động, tạo điều kiện để cho sinh viên có thể
thực hành, trình bày vấn đề thông qua thuyết trình, tranh luận, đóng vai, cuộc
thi.v.v. Các hình thức đánh giá sinh viên cũng khá phong phú như trắc nghiệm,
bài tập thuyết trình nhóm, thi viết tự luận. Về phương pháp, môn học nhậpmôn tư
duy phảnbiện sẽ áp dụng theo phương pháp của môn học CT. Với phương pháp
này, giáo trình “Nhập môntưduyphản biện” chỉ là một tài liệu tham khảo (cùng
với rất nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh khác giới thiệu cho
sinh viên). Giảng viên sẽ là người hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên làm việc,
khuyến khích sinh viên tham gia xây dựng hoàn thiện nội dung của môn học.
Môn học này sẽ mang lại lợi ích cho sinh viên sau khi tìm hiểu và tham gia học
tập? Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn trang bị cho sinh viên là năng lực tư
duy phản biện. Năng lực này được cấu thành bởi ba yếu tố có mối quan hệ biện
chứng với nhau:
1. Thái độ, tinh thần phản biện: Với thái độ sinh viên này biết hoài nghi khoa
học, biết đặt câu hỏi, kiểm chứng những quan điểm, niềm tin của bản thân đối
với những vấn đề đối diện trong cuộc sống. Thái độ này thể hiện tính độc lập,
tự chủ trong tưduy của sinh viên.
2. Kỹ năng tưduyphản biện: Giúp sinh viên biết suy nghĩ,lập luận một cách hệ
thống, logic, sáng tạo
3. Kiến thức về tưduyphản biện: Cung cấp để sinh viên hiểu thêm về nguồn
gốc văn hóa, tâm lý và sinh lý của quá trình tưduyphản biện.
Với năng lực tưduyphản biện, chúng tôi hy vọng sinh viên Hoa Sen sẽ đủ tự tin
để học tốt chương trình đại học, tự tin làm việc sau khi tốt nghiệp hoặc hội nhập
môi trường học tập của các nước trên thế giới. Một lợi ích khác mà chúng tôi
mong muốn mang lại cho sinh viên là những buổi học của bộ môn này sẽ đem lại
nhiều niềm vui và hứng thú cho các bạn.
Bài tập phản biện:
1. Là một sinh viên Việt Nam, bạn nghĩ rằng mình có thực sự cần được trang
bị năng lực tưduyphản biện?
2. Theo bạn, sinh viên Việt Nam có thể học tốt môn học này?
3. Bên cạnh việc tham gia môn học này, Bạn có những cách nào khác để tự
trang bị năng lực tưduyphảnbiện cho mình?
4. Hiện nay từ “critical thinking” thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt
thành 3 từ sau “tư duyphản biện”, “tư duy phê phán”, “tư duybiện luận”.
Theo bạn, bạn sẽ chọn từ nào? Hoặc sẽ tìm ra một từ khác để chuyển ngữ
khái niệm “Critical thinking”?
5. Bạn đi học đại học đề làm gì? Đại học có phải là con đường duy nhất để
vào đời?
Bài đọc thêm : Có thể dạy tưduyphản biện?
(Theo http://globaledu.com.vn- Tác giả Tố Tâm.)
Kỹ năng tưduyphảnbiện rất cần thiết trong phương pháp đào tạo ngày
nay. Học các kỹ năng đọc, viết, hay số học là chưa đủ. Điều quan trọng là
họ phải biết cách tự đặt vấn đề, đánh giá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Chỉ khi đó học viên mới có thể đạt được những thành quả thực sự cao
trong học tập. Để dạy học viên cách tưduyphản biện, giáo viên cần phải
Tư duyphảnbiện là gì?
Tư duyphảnbiện là một quá trình tưduybiện chứng gồm phân tích và đánh giá một
thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phảnbiện phải rõ ràng, lôgíc, đầy
đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng
trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tưduyphản biện. Tưduyphản
biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm
tắt là quá trình tưduy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tưduy khác
để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Hệ thống giáo dục Anh coi tưduyphảnbiện như một môn học chính qui. Trình độ A
dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn
chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing
Argument).
Đới với học sinh dưới 16-18 tuổi, tưduyphảnbiện được đưa xen kẽ vào trong bài
giảng của giáo viên.
(Theo wikipedia)
kết hợp các phương pháp sau:
1. Suy nghĩ độc lập : Giáo viên có thể giúp học viên suy nghĩ độc lập
bằng cách không phải lúc nào cũng đưa ra ngay câu trả lời. Thay
vào đó, hãy để người học tự mình nghiên cứu và tìm ra phương án
giải quyết trước khi đưa ra sự trợ giúp.
2. Học cách tổ chức: Một vấn đề có thể trở nên rất rối rắm và phức tạp
nếu học viên không biết cách tổ chức. Giáo viên có thể làm mẫu các
kỹ năng và cung cấp các tư liệu cần thiết để học sinh luyện tập cách
tổ chức vấn đề cũng như phác thảo trình tự xử lý các công việc.
3. Suy diễn: Thay vì trông chờ vào những câu trả lời rõ ràng, học viên
nên học cách tự mình suy diễn. Một phương pháp luyện tập kỹ năng
suy diễn rất hiệu quả là cho học viên đọc các đoạn văn ngắn từ các
tạp chí xuất bản định kỳ hay các ấn phẩm khác rồi yêu cầu phân tích
ý nghĩa của mỗi đoạn.
4. Dự đoán kết quả:. Khả năng dự đoán những tình huống có thể
xảy ra cũng cần thiết không kém. Những câu hỏi mở có liên
quan đến nhiều chủ đề có thể giúp học viên phát huy trí tưởng
tượng và dự đoán kết quả hợp lý nhất.
5. Phân biệt luận cứ hợp lý và bất hợp lý : Có một sự khác nhau giữa
các luận cứ hợp lý và bất hợp lý. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng
dễ dàng phân biệt được. Đâu là các sự việc chứng minh được cho
luận cứ? Đâu là luận cứ không có cơ sở bởi thiếu tính thuyết phục?
Hãy đưa ra các đoạn văn bao gồm cả các luận cứ thuyết phục và
không thuyết phục, và yêu cầu học viên phân biệt chúng
6. Giải quyết vấn đề: Bằng cách đưa ra nhiều phương án giải quyết,
giáo viên có thể giúp học viên tự mình nhìn nhận một vấn đề.
Những vấn đề này có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực chủ chốt.
Cho phép học viên đủ thời gian để nghiên cứu mà không có sự trợ
giúp nào cả trước khi chỉ dẫn cho họ.
7. Lập luận. Ngoài ra, để học viên nâng cao tưduyphản biện, giáo
viên hãy khuyến khích học viên sử dụng các kỹ năng lập luận. Học
viên sẽ học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho
câu trả lời. Có nhiều cách luyện tập kỹ năng này như các bài tập tìm
hiểu lịch sử, các bài toán hóc búa, hay các bài văn chọn lọc.
8. Mở rộng vấn đề. Không chỉ bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giáo viên
cung cấp, học viên cũng cần học cách tự tìm những tư liệu mới để
phục vụ cho đề tài. Từ đó, phát huy khả năng tựphân tích và đưa ra
cách nhìn nhận riêng đối với mỗi đề tài và chủ đề được giao.
Như vậy, có thể nói tưduyphảnbiện có vai trò rất lớn trong việc học
tập của học viên. Và kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà có
được mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi cả sự cố gắng
và nỗ lực của cả giáo viên và học viên. Nếu có phương pháp hợp lý, tin
rằng học viên sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng tưduyphảnbiện một
cách sắc bén và hiệu quả.
. Bài 1: NHẬP MÔN TƯ DUY PHẢN BIỆN Nhập môn Tư duy phản biện là môn học trường Đại học Hoa Sen mong muốn giảng dạy cho sinh viên. thực sự cao trong học tập. Để dạy học viên cách tư duy phản biện, giáo viên cần phải Tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông. nghiệm, bài tập thuyết trình nhóm, thi viết tự luận. Về phương pháp, môn học nhập môn tư duy phản biện sẽ áp dụng theo phương pháp của môn học CT. Với phương pháp này, giáo trình Nhập môn tư duy phản