1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án áp dụng dụng biện pháp thủy canh trên diện rộng vào Việt Nam

20 3,5K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 555 KB

Nội dung

Áp dụng thuỷ canh vào Việt Nam: Thuỷ canh là gì? Ưu nhược điểm của nó so với môi trường trồng cây khác. Mô tả dự án, quy trình khi áp dụng thuỷ canh. Dự án cụ thể.

DỰ ÁN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THỦY CANH TRÊN DIỆN RỘNG, CUNG CẤP THỰC PHẨM SẠCH CHO THỊ TRƯỜNG Nhóm thuyết trình: 1. Vũ Tuấn Anh 2. Phạm Thị Mỹ Linh 3. Phạm Như Quỳnh 4. Phó Đức Hiển 5. Nguyễn Thị Yến 6. Nguyễn Thị Thanh Thủy 7. Nông Nguyễn Khánh Hường. Nội dung: Phần I: Giới thiệu chung về dự án I. Thủy canh là gì II. So sánh giữa trồng rau theo phương pháp thủy canh và trồng trong đất III. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thủy canh IV. Tình hình Việt Nam và mục tiêu của phương pháp Phần 2: Nội dung cụ thể của dự án I. Những yếu tố đầu vào II. Quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn có mái che III. Đầu ra cho sản phẩm rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh IV. Yếu tố KH- KT được áp dụng Phần 3: Một dự án cụ thể: Dự án trồng cà chua theo phương pháp thủy canh PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN I, Thủy canh là gì? Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên, do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây, nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất". Cây được trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO 2 cho quá trình quang hợp, O 2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng. Từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng". Năm 1929, William F. Goricke đã thành công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng. II. So sánh giữa sản xuất rau thủy canh và sản xuất trong đất Thủy canh Trồng trong đất Không có đất là bắt buộc. Lớp đất mặt tốt là bắt buộc. Đất tốt = thoát nước tốt, phân trộn, sạch bệnh. Cây trồng được tưới tiêu tự động. Không có căng thẳng về nước. Cây cần được tưới tiêu để giảm thiểu căng thẳng về nước Chất dinh dưỡng có sẵn ở tất cả các lần Chỉ có phân bón hòa tan được sử dụng. Chất dinh dưỡng phải được bổ sung vào đất Trừ khi được thực hiện một phân tích trong phòng thí nghiệm, chất dinh dưỡng quá nhiều hay quá ít có thể được thêm vào. Công thức phân bón thủy canh có chứa một nội dung cân bằng dinh dưỡng Bệnh trong đất phát sinh có thể được loại bỏ Truyền bệnh trong đất có thể xây dựng trong đất. Hydroponic sản xuất không phải là hữu cơ bởi vì các chất dinh dưỡng nhân tạo luôn luôn được sử dụng và các nhà máy thường không được trồng trên đất. Có thể sản xuất rau hữu cơ trong đất bởi vì người ta có thể sử dụng phân bón hữu cơ như phân compost và phân bón. III. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh 1 . Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh - Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng - Không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên sân thượng, ban công. - Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ. - Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác. - Năng suất cao vì có thể trồng liên tục. - Sản phẩm hoàn toàn sạch, giàu dinh dưỡng, đồng nhất và hoàn toàn tươi ngon. - Không tích lũy chất độc và gây ô nhiễm môi trường. - Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em điều có thể tham gia hiệu quả do không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tuới. - Dễ dàng khử trùng. - Dễ dàng tưới tiêu. 2. Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh − Chỉ trồng các loại cây rau, quả ngắn ngày. − Giá thành sản xuất còn cao. − Vốn đầu tư ban đầu cao. − Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà. IV. Tình hình Việt Nam và mục tiêu của phương pháp 1. Tình hình rau quả ở Việt Nam Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao. Theo số liệu từ Sở NN & PTNT năm 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn. Bảng 1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012Các tỉnh Năm 2011 Ước năm 2012 Cả nước 794.243 823.728 Miền Bắc 302.808 357.551 ĐBSH 127.808 159.7690 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177 DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809 Tây Nguyên 123.859 87.361 Đông Nam Bộ 83.105 67.768 ĐBSCL 221.819 246.240 → Nhu cầu về rau củ của người dân tăng đều qua các năm, nhu cầu rất lớn và là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên chất lượng rau hiện nay không được đảm bảo do sử dụng quá nhiều thuốc hóa học độc hại, gây ô nhiễm cả nguồn đất và nguồn nước. Diện tích trồng rau củ của cả nước tăng (từ 794.243 ha lên 823.728 ha), tuy nhiên phân bố về nguồn cung có sự chênh lệch quá lớn. Nơi sản xuất tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn đã dẫn đến có sự chênh lệch giá thành rất lớn. Rau củ ở các đô thị có giá rất cao. Biện pháp thủy canh sẽ góp phần hạn chế những khuyết điểm trên. 3. Công nghệ thủy canhViệt Nam Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ản h hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất. Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm 1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu. Trong số các hệ thống hydroponics thì hệ thống trồng rau thủy canh đang được áp dụng hiệu quả và rộng rãi ở Việt Nam. 3. Yêu cầu của dự án Dự án trồng rau theo phương pháp thủy canh phải đảm bảo làm theo đúng quy trình công nghệ cao với sự giám sát chặt chẽ sự hoạt động của toàn bộ hệ thống cùng với thời điểm gieo hạt, bón phân, thu hoạch và theo dõi sự sinh trưởng của cây để đạt được hiệu quả cao nhất. Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày. Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng. Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá. Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch. 4. Mục tiêu của dự án: 1, Sau khi thực hiện xong và đi vào hoạt động ổn định, dự án có thể đảm bảo cung cấp rau củ sạch trên thị trường phường Đồng Tâm. 2, Nâng cao năng suất lên gấp 2-3 lần so với trồng rau củ trong đất, thời gian chăm sóc được rút ngắn lại. 3, Sản xuất rau củ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. 3, Dự án phải đảm bảo làm theo đúng quy trình công nghệ cao. 4, Góp phần thúc đẩy biện pháp thủy canh rộng rãi trên diện rộng. PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ DỰ ÁN I. Những yếu tố đầu vào 1. Với mục tiêu cung cấp rau sạch cho phường Đồng Tâm, giả sử với mức tiêu thụ hiện tại, sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động tối đa có 10% dân số sử dụng rau sạch theo phương pháp thủy canh, dự án đề xuất trên diện tích khoảng 2 ha, thí điểm mỗi gia đình 1000m2. 2. Hạt giống dùng cho dự án được cung cấp từ trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, bao gồm các loại rau củ ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển mạnh khi gặp nước, những loại rau mầm như rau muống, rau diếp, khoai lang (ăn lá), cà chua, giá đỗ Sản phẩm thu hoạch được cung cấp rau ăn cung rau ăn và cây con cho các hộ gia đình khác. 3. Máy bơm, giá thể, hệ thống ống nước 4. Hệ thống thủy canh (water culture): Phương pháp thủy canh có tính kinh tế cao nên ở Việt Nam phương pháp này được áp dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu. Dự án của nhóm sẽ sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu này, hay còn gọi là hệ thống thủy canh tuần hoàn. Với hệ thống thủy canh hồi lưu, tuy chi phí ban đầu hơi cao, khoảng 5 triệu đồng nhưng hệ thống được sử dụng lâu dài (khoảng 10 năm). Với hệ thống này người trồng rau không mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc rau, chỉ cần đặt hạt rau vào giá thể, khoảng sau 1 tuần châm bổ sung dung dịch dinh dưỡng một lần vào hệ thống là có thể thu hoạch rau sạch cho gia đình dùng. Một giàn rau 10 ống (diện tích 2,0m x 0,5m x 2,1m) sẽ cho lượng rau tương đương trồng trên 10m2 đất, cho năng suất hơn 15kg rau mỗi tháng. Trung bình 2 ha rau có thể cho thu hoạch 1.5 – 1.7 tấn rau mỗi ngày, mỗi kg rau sạch khoảng 20.000 VNĐ đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Hệ thống thủy canh thường được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát triển mạnh khi gặp nước. Phương pháp thủy canh giúp cây phát triển tương đối tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Đồng thời, cây phát triển nhanh hơn so với trồng ngoài đất, thời gian thu hoạch nhanh (giảm 10-15 ngày so với trồng bình thường). Sau 23 ngày cấy luống là có thể thu hoạch rau sạch. Đặc biệt, rau trồng trong nhà kính, thêm hệ thống lưới phủ bên trên nên không bị các loại côn trùng gây hại. → Nguồn lực: [...]... nay trên thế giới, trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh PHẦN 3: DỰ ÁN CỤ THỂ: TRỒNG CÀ CHUA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH I Giới thiệu dự án Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh Cà chua thủy canh: Đó là loại cà chua của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh. ..- Nhân lực: Phương pháp thủy canh là một phương pháp dễ thực hiện, yêu cầu về nhân lực thấp tuy nhiên cần thường xuyên do trồng gối vụ Vì vậy, cần tập trung nhân lực trong thời gian đầu khi gieo hạt, thêm phân bón trong nước mỗi tuần 1 lần, nhân công cắt tỉa rau và vận chuyển rau tới nơi tiêu thụ hàng ngày Để thực hiện trồng theo phương pháp thủy canh trên diện tích 2 ha, mỗi hộ gia đình... rất quan tâm thực trạng này nhưng vẫn chưa có biện pháp nào hữu hiệu để xử lý, và sau cùng là người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ những hậu quả khó lường về sức khỏe bởi nguyên nhân đã sử dụng những sản phẩm không đảm bảo an toàn Do nhu cầu cấp thiết về sản phẩm rau an toàn này mà rau sạch sản xuất theo phương pháp thủy canh có đầu ra rất ổn định Rau thủy canh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, không... những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau II.Quy trình trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh 1.Nguồn lực : - Nhân lực : Với 2.000m2 cà chua, chỉ cần một nhân công lao động - Tài lực :Đầu tư 400 triệu đồng xây dựng nhà lưới với hệ thống chăm... triển kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ - Khoa học – kĩ thuật: Trồng theo phương pháp thủy canh tuần hoàn, chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn Vietgap do thực hiện đúng quy trình sản xuất - Thời gian thực hiện toàn bộ dự án khoảng 10 năm (đến khi hệ thống xuất hiện hỏng hóc không thể sửa chữa, do khấu hao trung bình cho hệ thống thủy canh này là khoảng 10 năm) Thời gian hoàn vốn khoảng 2 – 4 năm, thời... gốc cây Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn *Tiêu chí quan trọng nhất của dự án này là sự cách li tuyệt đối với môi trường bên ngoài,sau đó là sự áp dụng linh hoạt,chính... năm) Thời gian hoàn vốn khoảng 2 – 4 năm, thời gian cho mỗi một vụ rau khoảng 20 – 25 ngày Tuy nhiên do thực hiện gối vụ nên đã giảm đáng kể tính thời vụ của nông nghiệp khi trồng thủy canh nên thời gian lao động là liên tục II Quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn có mái che 1 Điều kiện che chắn: Sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn phải thực hiện trong nhà có mái che; vừa hạn chế... cát + sỏi Các dạng nhà lưới hiện đã xây dựng ở các vùng trồng rau có thể sử dụng để sản xuất rau thuỷ canh, song phải cải tạo phần mái để tránh mưa và cải tạo nền cho phù hợp 2 Lắp đặt hệ thống thuỷ canh tuần hoàn - Giá sắt để đặt các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 70-80 cm, dốc về phía bể thu hồi dung dịch 3 độ Chiều rộng của giá sắt tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, chiều dài giá sắt... giá thể vào cốc nhựa, lắc nhẹ, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày tưới ẩm 1-2 lần tuỳ thuộc vào thời tiết Sau 4-6 ngày, cây mọc, tiếp tục tưới ẩm cho cây sinh trưởng 1-2 lần/ngày Khi cây được 2-3 lá thật thì đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn (đặt cả cốc vào trong các lỗ đã đục sẵn trên ống dẫn dung dịch) 5 Chăm sóc Trước khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn, phải bơm nước vào bể chứa... sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một - hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn Bởi vậy, khi áp dụng phương pháp thủy canh, cần chú ý đến yếu tố . phương pháp thủy canh IV. Yếu tố KH- KT được áp dụng Phần 3: Một dự án cụ thể: Dự án trồng cà chua theo phương pháp thủy canh PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN I, Thủy canh là gì? Thủy canh. thủy canh (water culture): Phương pháp thủy canh có tính kinh tế cao nên ở Việt Nam phương pháp này được áp dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu. Dự án. của phương pháp thủy canh IV. Tình hình Việt Nam và mục tiêu của phương pháp Phần 2: Nội dung cụ thể của dự án I. Những yếu tố đầu vào II. Quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn

Ngày đăng: 29/03/2014, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w