Vịthuốc trong tầmtay
Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta cứ mất công tìm kiếm những phương thuốc
hữu hiệu ở tận đâu mà ít khi để ý tới những vịthuốc thật tuyệt vời có sẵn ngay bên
cạnh chúng ta, vừa rẻ tiền, dễ kiếm lại không lo bất kỳ một tác dụng phụ nào.
Mật ong: Chất kháng sinh thiên nhiên
Bạn bị viêm họng ư? Đừng do dự, hãy uống ngay một muỗng mật ong. Vịthuốc
này đã được thử nghiệm có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm. TS. Ian Paul và
cộng sự thuộc Viện Đại học Pennsylvania đã tiến hành thử nghiệm vào năm 2007
trên những bệnh nhân bị viêm họng có độ tuổi từ 2 -18. Sau khi theo dõi tiến triển
của bệnh, kết quả cho thấy, mật ong có hiệu quả hơn hẳn các loại sirô chống ho
trong tác dụng làm giảm cơn ho.
Trước đây, Hippocrate, vị thầy sáng lập ngành Tây y, cũng đã sử dụng mật ong
trong điều trị chứng nhiễm trùng huyết, chứng đau răng, làm đẹp da và chữa bỏng.
Theo TS. Eugenia Bezirtzoglou thuộc Viện Đại học Democrite de Thrace,
Orestiada, Hy Lạp, các công trình nghiên cứu hiện nay đã chứng minh tính sát
khuẩn của mật ong là rất hiệu quả. TS. Bezirtzoglou đã khảo sát tác động của 60
mẫu mật ong có nguồn gốc từ châu Âu. 16 loại vi khuẩn trong đó có tụ cầu vàng
được phân lập từ áp-xe răng; trực khuẩn Salmonella có trong nước uống hoặc các
trực khuẩn khác từ môi trường nuôi cấy, kết quả cho thấy, tất cả các loại mật ong
trên đều có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế hoạt động của 16 loại vi khuẩn
này. Tuy nhiên, mật ong lấy từ hoa cây bộ thông là có hiệu quả nhất, kế đó là mật
ong lấy từ hoa cây húng tây, từ chanh và cuối cùng là từ các loài hoa.
Tại Pháp, trong thập niên 1980, GS. Bernard Descottes thuộc Viện Nghiên cứu
Limoges, là người đi tiên phong trong việc sử dụng mật ong từ hoa cây húng tây
được chế biến tinh khiết để chữa trị các vết sẹo và loét mông. Cơ chế tác dụng diệt
khuẩn của mật ong như thế nào? Công trình nghiên cứu của TS. Rose Cooper
thuộc Viện Đại học xứ Galles, Cardiff, Aix-len, cho thấy: quan sát dưới kính hiển
vi, mật ong Manuka xuất xứ từ Tân Tây Lan, đã ngăn cản sự kết dính của vi khuẩn
vào tổ chức mô bị hư hỏng của vết thương và ngăn chặn sự tạo thành các biofilm,
đây là thể tập hợp của vi sinh vật có khả năng bảo vệ chúng chống lại kháng sinh.
Càri Ấn Độ có tác dụng tới tiêu hoá
Ngược lại với những thành kiến lâu nay, càri Ấn Độ giúp tiêu hoá được tốt hơn.
Trong một công trình nghiên cứu vào năm 2004, các nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc
Viện Sinh hoá và Dinh dưỡng Mysore Ấn Độ đã xác định được cơ chế kích thích
hệ tiêu hoá thuộc các chất đó. Cơ chế đầu tiên là các chất này cải thiện hoạt động
của gan, giúp sự tiết mật. Mật là chất cần thiết cho sự biến dưỡng và hấp thu chất
béo. Cơ chế thứ hai là các chất này làm tăng sự tiết các men (enzyme) trên toàn bộ
hệ tiêu hoá. Kết quả giúp sự tiêu hoá nhanh hơn và ít bị sinh hơi, trướng bụng.
Gừng chống viêm
Y học cổ truyền đã chứng minh điều này từ nhiều thế kỷ nay. Công trình nghiên
cứu được công bố vào năm 2005 trên tạp chí y học “Journal of Medicine food” đã
khẳng định: Gừng có tác dụng chống viêm tương tự như thuốc chống viêm không
steroid (NSAID).
Gừng ức chế sự tổng hợp prostaglandin, là một kích thích tố (hormon) gây ra phản
ứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, gừng còn ức chế cũng như làm giảm một số gen
liên quan đến phản ứng viêm này.
Nước trái cây “bảo quản” tế bào
Nước ép các loại trái cây: nho, lê, mận, kiwi, lựu, quả vải… theo các nhà nghiên
cứu thuộc Viên Nghiên cứu Holger NIS thuộc thành phố Alberta (Canada), hỗn
hợp các chất này có được những tính chất kỳ diệu: bảo vệ tế bào chống lại tiến
trình ôxy hoá do stress, nhờ các chất anthocyane. Thử nghiệm máu của những
người bị ôxy hoá do stress cho thấy, sau khi dùng nước ép trái cây 2 giờ, nồng độ
chất chống ôxy hoá tăng lên và peroxy hoá chất lipid, chất chỉ điểm của stress, đã
bị ức chế đáng kể.
Nước nóng làm giảm căng thẳng, lo âu
Hiệp hội Nghiên cứu liệu pháp nước nóng của Pháp, gọi tắt là Afreth, đã công bố
công trình nghiên cứu so sánh hiệu ứng giữa liệu pháp nước nóng và liệu pháp sử
dụng paroxetine trong điều trị chứng stress. Công trình nghiên cứu do TS.
Christiane Francois Roque – Chủ tịch Hội đồng khoa học của Afreth chủ trì.
Trong công trình nghiên cứu này, các bệnh nhân sẽ được lưu lại ở các suối nước
nóng trong khoảng thời gian 8 tuần lễ để tiến hành thử nghiệm.
. Vị thuốc trong tầm tay Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta cứ mất công tìm kiếm những phương thuốc hữu hiệu ở tận đâu mà ít khi để ý tới những vị thuốc thật tuyệt vời có. nhiên Bạn bị viêm họng ư? Đừng do dự, hãy uống ngay một muỗng mật ong. Vị thuốc này đã được thử nghiệm có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm. TS. Ian Paul và cộng sự thuộc Viện Đại học Pennsylvania. hiệu quả hơn hẳn các loại sirô chống ho trong tác dụng làm giảm cơn ho. Trước đây, Hippocrate, vị thầy sáng lập ngành Tây y, cũng đã sử dụng mật ong trong điều trị chứng nhiễm trùng huyết,