1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Internet đang “đe dọa” ngành bán lẻ? pot

3 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 120,69 KB

Nội dung

Internet đang “đe dọa” ngành bán lẻ? Bán hàng trực tiếp là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ trực tuyến. Theo hãng nghiên cứu về thương mại điện tử Vertical Web Media, trong năm 2009, lĩnh vực này phát triển với tốc độ 13% với doanh thu đạt khoảng 487,6 triệu USD. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng còn coi website là nơi để họ củng cố và phát triển thương hiệu của mình. “Không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, website còn là kênh thông tin trực tiếp nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”, Jack Brown, chủ tịch hãng nghiên cứu In-Depth Research tại California nói. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua cũng là chất xúc tác khiến lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tăng trưởng mạnh hơn. Người tiêu dùng thiên về mua sắm trên mạng, nơi họ có thể dễ dàng so sánh giá cả, săn lùng những đợt giảm giá… Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research, doanh số của ngành bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm 2012, tức tăng gấp đôi so với mức 6% (doanh thu 211,7 tỷ USD) hiện nay. Nhưng chuyên gia Brown của In-Depth Research cũng cho rằng xu hướng bán hàng trực tiếp qua Internet của các hãng sản xuất chưa thể đe dọa đến ngành bán lẻ bởi một lý do đơn giản: Chủng loại hàng hóa không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị. Thêm vào đó, nếu muốn bán lẻ trực tiếp đòi hỏi các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận chuyển và bán hàng cực khổng lồ. Nói như vậy không có nghĩa là các hãng bán lẻ có quyền “bình chân như vại”. Sự ra đời của Alice.com là một thách thức mới nhất dành cho họ. Alice.com cho phép các nhà sản xuất được niêm yết và bán hàng trực tiếp trên website của họ đồng thời còn cung cấp dịch vụ vận chuyển đến tay người mua miễn phí còn mình thì chỉ sống bằng việc bán quảng cáo. Cùng với Alice.com, Art Technology hay Elastic Path Software cũng đang giúp các hãng sản xuất xây dựng website và giải pháp thương mại điện tử kèm với giải pháp giao vận và quản lý kho bãi hiệu quả. Khách hàng cũng đang nhiệt tình ủng hộ xu hướng này. Khảo sát vừa được Forrester tiến hành hồi cuối năm ngoái cho thấy có đến 66% trong số 13.000 người tuyên bố họ sẽ tìm đến website của nhà sản xuất để mua hàng. Tuy nhiên, Solution Marketplace không phải là gian hàng thương mại. Có nghĩa là khách hàng thích mua những sản phẩm và dịch vụ gì ở đây thì phải liên lạc với các hãng bán thông qua Website hoặc gọi điện trực tiếp. Google Solution Marketplace chỉ là một nguồn tham khảo và là một cổng kết nối giữa người dùng và các hãng thứ ba, theo phát ngôn viên của Google. Như vậy, có thể nhận thấy các chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT kể từ khi được ban hành ngày càng khẳng định những tác động tích cực đối với việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp. Các văn bản Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc ứng dụng, phát triển CNTT của khối doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân. Đồng thời, điều đó khẳng định sự bình đẳng của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thế giới số để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh. . Internet đang “đe dọa” ngành bán lẻ? Bán hàng trực tiếp là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ trực tuyến. Theo hãng nghiên. gia Brown của In-Depth Research cũng cho rằng xu hướng bán hàng trực tiếp qua Internet của các hãng sản xuất chưa thể đe dọa đến ngành bán lẻ bởi một lý do đơn giản: Chủng loại hàng hóa không. Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research, doanh số của ngành bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm 2012, tức tăng gấp đôi so với mức 6% (doanh

Ngày đăng: 29/03/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN