Mục đính chính của bài báo cáo này là nghiên cứu các mô hình quản trị tồn kho, mô hình EOQ, mô hình POQ, mô hình BIM và mô hình QDM, vận dụng lý thuyết tính toán của những mô hình này để
Trang 1ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA TRONG QUẢN TRỊ
TỒN KHO
APPLYING JAVA PROGRAMMING LANGUAGE IN INVENTORY MANAGEMENT
SVTH: Nguyễn Văn Kỳ Long
Lớp 07KX2, Khoa Quản Lý Dự Án
GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Quản Lý Dự Án, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Trong đó, vấn đề then chốt nhất của một doanh nghiệp sản xuất đó là quản lý tồn kho Mục đính chính của bài báo cáo này là nghiên cứu các mô hình quản trị tồn kho, mô hình EOQ, mô hình POQ, mô hình BIM và mô hình QDM, vận dụng lý thuyết tính toán của những mô hình này để viết một chương trình ứng dụng, quản trị tồn kho bằng ngôn ngữ lập trình Java Kết quả của chương trình sẽ cho doanh nghiệp biết được lượng tồn kho cần có trong một kỳ kinh doanh ngắn hạn, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác quản lý tồn kho
ABSTRACT
Corporate financial situation in a healthy condition is one of the prerequisites of business activities for production activities to take place in a smooth, uniform, efficient way That healthy condition depends on financial management capacity of enterprises In particular, the key issue of
a manufacturing enterprise is inventory management The main purpose of this report is to research the models of inventory management such as EOQ model, POQ model, BIM model, and QDM model and to apply the theory of calculation of these models to write an application program
of inventory management in Java programming language This program results will allow the enterprises to know the optimal order quantity and time to place an order in a business cycle; thereby will help enterprises be more active in the management of inventory
1 Mở đầu
Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Trong đó, vấn đề then chốt nhất của một doanh nghiệp sản xuất đó là quản lý tồn kho Vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt
Trang 2thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường Chính vì vậy, quản trị tồn kho một cách hiệu quả là vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức
Việc hình thành nên một chương trình ứng dụng dự báo và xác định lượng tồn kho tối ưu và khi nào nên tiến hành đặt hàng trong một kỳ kinh doanh bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong công tác quản lý tồn kho
2 Những nghiên cứu lý thuyết
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào mô hình quản trị tồn kho EOQ, POQ, BIM, QDM làm cơ sở lý thuyết Vận dụng lý thuyết tính toán để viết một chương trình ứng dụng
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Tồn kho và quản trị tồn kho
Tồn kho là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng
Quản trị tồn kho phải thực hiện hai mục tiêu có vẻ trái ngược nhau:
- Mục tiêu an toàn: có dự trữ để tránh mọi gián đoạn
- Mục tiêu tài chính: giảm đến mức thấp nhất có thể được về mức dự trữ để giảm những chi phí kho hàng
Để giải quyết điều đó, quản trị tồn kho cần trả lời hai câu hỏi:
- Đặt hàng khi nào?
- Số lượng mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu?
2.2.2 Mô hình quản trị tồn kho
Mô hình tối ưu hóa tồn kho chính là sự cân bằng giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
a) Mô hình EOQ (Economy order quantity model)
Mô hình EOQ giả định rằng
1) Nhu cầu được biết trước và không đổi
2) Thời gian thực hiện đơn đặt hàng được xác định và không đổi
3) Toàn bộ hàng hóa của đơn đặt hàng được giao cùng 1 thời điểm
4) Không có chiết khấu số lượng
5) Chỉ có 2 loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
6) Đơn đặt hàng luôn được đặt đúng thời điểm
Trang 3Tổng chi phí cho việc tồn kho sẽ gồm chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
Tổng chi phí = Chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng
Và tổng chi phí thấp nhất tại điểm đặt hàng tối ưu, xảy ra khi chi phí tồn trữ bằng chi phí đặt hàng
b) Mô hình POQ(Production Order Quantity Model)
Trong mô hình EOQ một trong những giả định cơ bản là hàng được sản xuất hoặc được mua theo lô hoặc số lượng hàng cho một đơn hàng chứ không phải vận chuyển làm nhiều chuyến Nhưng trên thực tế cũng có nhiều doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định nên làm giảm chi phí đặt hàng và cả chi phí tồn trữ Lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng hàng được tập kết hết Trong trường hợp này thì mô hình EOQ không còn phù hợp nữa, chính vì thế mà
mô hình POQ ra đời
c) Mô hình BIM(Back order inventory model)
Mô hình này nới lỏng giả định thứ 3 của mô hình EOQ, tức là nó giả định có tình trạng dự trữ cho thiếu hụt và lượng hàng để lại nơi cung ứng được chấp nhận – vì vậy mô
hình này còn gọi là mô hình tồn kho thiếu hụt có định trước Các giả thiết khác đều
giống như mô hình EOQ
d) Mô hình QDM(Quantity Discount model)
Khấu trừ theo sản lượng là giá khuyến khích để mua số lượng lớn Hay nói cách khác khi mua hàng với số lượng lớn thì được giảm giá Chính việc mua với số lượng lớn nhằm được giảm giá gây áp lực khá lớn đối với vần đề tồn kho Mô hình đã nới lỏng “giả định thứ 4” của mô hình EOQ
2.2.3 Hướng dẫn sử dụng chương trình
a) Chạy chương trình quản trị tồn kho bằng cách click đôi vào biểu tượng
Giao diện ban đầu
b) Chọn mô hình cần áp dụng để quản trị tồn kho bằng cách vào “Thao tác” –
“tạo mới”
Trang 4Chọn mô hình, nhập dữ liệu đầu vào, rồi click vào nút “Tính”, chương trình sẽ cho chúng
ta kết quả lượng đặt hàng và thời gian đặt hàng, có thể so sánh các tổng chi phí của mỗi lượng đặt hàng, có thể xóa bảng để nhập dữ liệu mới
Mô hình EOQ:
Mô hình POQ
Mô hình BIM
Trang 5Mô hình QDM
3 Đánh giá kết quả
3.1 Kết quả đạt được
Viết một chương trình ứng dụng dựa vào lý thuyết đã học
Kết quả chương trình sẽ thông báo lượng tồn kho tối ưu và điểm đặt hàng lí tưởng trong kỳ kinh doanh
3.2 Đóng góp mới của đề tài
Chương trình đã ứng dụng các mô hình tồn kho vào thực tế Khi chưa có chương trình này, phần lớn các nhà quản trị thường quản trị tồn kho theo kinh nghiệm, cảm tính
Họ rất “ngại” tính toán theo các mô hình này Và bây giờ, các nhà quản trị đã có thêm một chỗ dựa tin cậy để đưa ra quyết định lượng tồn kho tối ưu và điểm đặt hàng lí tưởng Các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc quản trị tồn kho
4 Kết luận
Trang 6Chương trình ứng dụng sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết được lượng tồn kho tối ưu
và điểm đặt hàng lí tưởng trong một kỳ kinh doanh, để lượng tồn kho đó không làm mất đi khả năng sinh lời của đồng vốn đồng thời đảm bảo cho việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tài liệu tham khảo
1 Tony Wild Best Practice in Inventory Managemen, 2nd edition 2002 –
Butterworth – Heinemann
2 Giáo trình quản trị doanh nghiệp – GS-TS Đồng Thị Thanh Phương
3 http://www.scribd.com/scribid
4 http://www.vnedoc.com/