Ứngxửtrướcquà“xấu”
Phương án 1: Làm lơ rồi “tùy cơ ứng biến”
Thanh Nhã (lớp 11 trường THPT B) kể lại: “Sinh nhật năm ngoái, một ai đó đã âm
thầm đặt quà vào hộc bàn mình kèm theo một tấm thiệp ghi dòng chữ: “Đợi về nhà
rồi hãy mở nhé!”. Khi về nhà, mình đã khóc thét lên khi trong hộp quà là một con
ma hình thù kinh dị, rách rưới, có cả máu giả. Lấy lại bình tĩnh, mình âm thầm
quan sát trong lớp một thời gian để tìm ra người gửi. Rồi mình biết được rằng một
cô bạn có “máu mặt” trong lớp đã lén lút tặng quà để hù dọa mình, vì mình đã
từng không chỉ bài cho cô nàng trong giờ kiểm tra. Thấy mình không làm lớn
chuyện, luôn vui vẻ trong lớp và chẳng kể ai nghe chuyện món quà, cô ấy cảm
thấy thất vọng vì kế hoạch không như ý muốn. Về sau còn nhiều lần khác nữa,
mình đều lơ đi và điều đó khiến cô nàng rất tức giận, còn mình thì vẫn vui vẻ như
thường”.
Ưu điểm: Đây là một cách xử trí thông minh vì bạn sẽ không dễ dàng gì bị đối
phương nắm bắt tâm lí. Bạn càng sợ, họ càng dễ dàng hù dọa bạn. Khi bạn làm lơ
và vui vẻ như chẳng có gì xảy ra, bạn tạo nên một bản lĩnh nhất định khiến người
ấy phải dè dặt vì không đoán được bạn.
Khuyết điểm: Im lặng không phải là cách giải quyết vấn đề, vì bạn rất dễ bị “lấn
lướt”. Việc làm lơ dễ gây cho đối phương sự tức giận, nên họ có khuynh
hướng…tiếp tục thử tặng quà lại, hoặc gây bất lợi cho bạn ở hoàn cảnh khác.
Phương án 2: Giả vờ cảm ơn về món quà và bảo rằng bạn chưa mở
Theo đuổi Bảo Vy (lớp 12 trường THPT M) đã lâu nhưng không được đáp lại tình
cảm, Nhật Minh (cùng lớp) đã hù dọa cô nàng bằng cách tặng quà cho Vy với lời
hứa “nếu nhận quà thì sẽ không bao giờ làm phiền Vy nữa”. Cô nàng nhận lời.
Cảm giác được tặng quà cũng vui vui, nên Vy khá háo hức. Nào ngờ, khi mở ra,
Vy hơi giật mình khi thấy một con gấu bông còn khá mới nhưng bị cắt xẻ lung
tung, trở thành những cục bông lụn vụn. Vy càng sợ hơn khi đọc “thông điệp” của
Minh: “Tính tặng Vy con gấu bông này lâu rồi, nhưng Vy không đáp lại tình cảm
nên Minh trút giận lên nó”.
“Ngay khi mở quà, mình tính gọi điện mắng cậu ấy một trận và báo với cô chủ
nhiệm. Nhưng được nhỏ bạn thân khuyên, mình đã bình tĩnh hơn. Mình gặp cậu ấy
và bảo rằng mình rất trân trọng món quà cậu ấy tặng. Hiện tại mình chưa mở vội
vì mình rất nâng niu món quà ấy. Mình thấy nét mặt cậu ấy thay đổi hẳn. Cậu ấy
có vẻ lo sợ và khuyên mình cứ để đó, không nên mở. Những ngày sau đó, cậu ấy
vừa lảng tránh, vừa quan tâm mình. Không biết cách mình giải quyết đã thật sự ổn
chưa” - Vy chia sẻ.
Ưu điểm: Chiêu “dương đông kích tây” này dễ đánh lạc hướng ý đồ của đối
phương và khiến họ hoang mang sợ hãi thay vì hả hê. Điều này cũng dễ dàng
khiến người tặng cảm thấy vô cùng ăn năn trước việc mình làm, và họ sẽ khó mà
“chơi xỏ” bạn thêm lần nữa.
Khuyết điểm: Gần như không có. Nhưng bạn cần đủ bình tĩnh để che giấu nỗi lo
của mình. Khi đối phương biết bạn đang thật sự sợ hãi, họ sẽ gây bất lợi cho bạn.
Phương án 3: Nhờ nhiều người can thiệp
Khi cảm thấy nghi ngờ thành ý của đối phương và phát hiện những dấu hiệu lạ
như:
* Chưa bao giờ tặng quà cho bạn trước đó, nay bỗng dưng thích tặng “không vì
dịp gì cả”.
* Trước đó hay đe dọa, trách móc, hoặc tỏ thái độ ghét bạn.
* Tạo cho bạn sự hứng thú với món quà và hối thúc bạn mở, với thái độ thăm dò.
Hãy mở quàtrước mặt mọi người. Điều này sẽ bảo vệ được bạn trước những “âm
mưu” từ đối phương. “Một người lạ mặt tình cờ sang lớp mình để tặng quà nhân
ngày sinh nhật. Cả lớp khá tò mò vì tính mình vốn khép kín, ít nói chuyện với
người khác. Mở ra thì thấy hẳn một con dao nhựa. Bạn bè lo sợ mình gặp chuyện
nên từ dạo đó luôn đi bên cạnh “tháp tùng” mình, nhờ đó mình đã tránh được một
nhóm côn đồ chuyên tụ tập trước cổng trường và hay kiếm chuyện với người khác
nếu bọn họ cảm thấy ghét” - Bảo Long (lớp 12 trường THPT V).
Ưu điểm: Bạn sẽ vô cùng an toàn khi có nhiều người luôn bên cạnh.
Khuyết điểm: Bạn dễ lâm vào “tình huống khó xử” nếu như bên trong hộp là món
quà không nghiêm túc. Hơn nữa, việc gửi món quà ấy cũng chưa thể nói lên được
hàm ý của đối tượng. Có thể họ không có ý xấu với bạn, nhưng việc bạn công khai
đã khiến họ “ê mặt” và bạn sẽ chẳng đoán được họ sẽ muốn làm gì tiếp theo.
. Ứng xử trước quà “xấu” Phương án 1: Làm lơ rồi “tùy cơ ứng biến” Thanh Nhã (lớp 11 trường THPT B) kể lại: “Sinh nhật năm ngoái, một ai đó đã âm thầm đặt quà vào hộc bàn mình. bao giờ tặng quà cho bạn trước đó, nay bỗng dưng thích tặng “không vì dịp gì cả”. * Trước đó hay đe dọa, trách móc, hoặc tỏ thái độ ghét bạn. * Tạo cho bạn sự hứng thú với món quà và hối thúc. với thái độ thăm dò. Hãy mở quà trước mặt mọi người. Điều này sẽ bảo vệ được bạn trước những “âm mưu” từ đối phương. “Một người lạ mặt tình cờ sang lớp mình để tặng quà nhân ngày sinh nhật. Cả