M&A: Saochothuậnmua,vừabán?
Rộn ràng bán mua
Do khó khăn, các DN trong nước muốn tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ, kỹ
năng quản trị, “người đồng hành” để vượt qua trở ngại. Thậm chí, nhiều DN
vì quá mệt mỏi với công việc hiện tại muốn bán công ty để tìm kiếm cơ hội
trong lĩnh vực khác Đây chính là nguyên nhân và cũng là cơ hội để hoạt
động M&A ngày càng sôi động.
Theo các chuyên gia, dù sôi động nhưng không phải dễ khi chọn giải pháp
M&A trong thời điểm hiện nay. Bởi vì, sau khủng hoảng, nợ công ở các
quốc gia vẫn còn nhiều, việc bán cổ phần hoặc tìm các đối tác là các tổ chức
nước ngoài rất khó khăn.
Ngoài ra, các hoạt động điều tra pháp lý, tài chính, thương mại nếu thực
hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp lý
và tài chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu. Ở
Việt Nam, các thông tin về DN không được công khai và cũng không có một
cơ quan trung gian nào có được những thông tin đầy đủ về DN (về tình trạng
tranh chấp, các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước ) nên bên bán rất khó khăn
trong việc tìm hiểu bên mua.
Thật thà là cha quỷ quái
để có một thương vụ M&A thành công, bản thân các DN cần đầu tư công
sức, chi phí nhiều hơn ngay từ giai đoạn tiền M&A. Trong đó, cần tập trung
làm rõ giá mua, bán một DN như thế nào được coi là hợp lý; phương thức
quản trị, chiến lược hoạt động của DN sau khi M&A
Cần phải có chiến lược rõ ràng ngay từ đầu. DN đừng đợi đến khi cần tiền
mới bắt tay vào làm, như vậy sẽ xảy ra những thiếu sót, không thể hiện được
những yếu tố lợi thế của DN.
Các chuyên gia khác cũng đồng ý với ý kiến này và khuyên rằng, khi giới
thiệu, DN không nên che đậy những khoản nợ, những khoản thiếu thuế hay
thổi phồng tài sản
Những điều này trước sau gì đối tác sẽ tìm ra. “Không có minh bạch, trung
thực thì việc liên doanh khó tồn tại lâu dài. Khi nhà đầu tư đã mất niềm tin
thì sớm muộn gì họ cũng bỏ chạy”, ông Lâm khẳng định.
Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là thời điểm tốt để M&A. Tuy nhiên, do
DN trong nước đa phần là DN nhỏ và vừa nên rất cần vai trò của nhà tư vấn.
“Các thương vụ M&A lớn không thể nào thiếu vai trò của các nhà tư vấn tài
chính, kiểm toán, luật sư Các đối tác tư vấn có uy tín sẽ giúp làm tăng giá
trị DN”, ông Alex Châu Nhi Quang, Giám đốc Công ty DBJ Singapore Ltd.,
thông tin. Thông thường, DN phải nhờ đến tư vấn về pháp lý, về ngân hàng
đầu tư, về kiểm toán, về định giá, về thông tin đại chúng
Tuy nhiên, tùy theo giai đọan và tùy theo quy mô họat động mà tìm những
nhà tư vấn thích hợp. Và quan trọng nhất là DN phải chuẩn bị đầy đủ và hiểu
rõ những chướng ngại vật để không mất nhiều thời gian và tiền bạc cho một
họat động không hiệu quả.
. M&A: Sao cho thuận mua, vừa bán? Rộn ràng bán mua Do khó khăn, các DN trong nước muốn tìm kiếm nguồn vốn, công. bỏ chạy”, ông Lâm khẳng định. Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là thời điểm tốt để M&A. Tuy nhiên, do DN trong nước đa phần là DN nhỏ và vừa nên rất cần vai trò của nhà tư vấn. “Các thương. công sức, chi phí nhiều hơn ngay từ giai đoạn tiền M&A. Trong đó, cần tập trung làm rõ giá mua, bán một DN như thế nào được coi là hợp lý; phương thức quản trị, chiến lược hoạt động của