i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài luận văn “Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tôi Tất cả các[.]
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài luận văn “Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thựcphẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” là cơng trình khoa học
nghiên cứu độc lập của riêng tôi Tất cả các nội dung của cơng trình nghiên cứu nàyhồn tồn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi.Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là hồn tồn trung thực.
Một lần nữa, tơi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Tác giả
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế,tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp vàthứ cấp Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình các thầy cô giáotrường Đại học Thương mại, các cán bộ quản lý Khoa sau Đại học, cô giáo hướngdẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đạihọc Thương mại, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả cóthể yên tâm với công việc nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Ngọc - người đãhướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt q trình nghiên cứu đểhồn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các Bộ, Banngành gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Cơngthương tỉnh Thái Bình, Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy, Ủy ban Nhân dân huyệnThái Thụy đã hỗ trợ cung cấp tài liệu để tác giả có cơ sở thực tiễn hồn thành luậnvăn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cảnăng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp q báu của cácthầy, cơ và đồng nghiệp để hồn thiện hơn nữa nhận thức của mình.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢNG .vii
MỞ ĐẦU vii
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan khách thể nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu .8
7 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 10
1.1 Khái niệm, phương pháp và sự cần thiết phải tăng cường Quản lý nhà nướcvề Vệ sinh an toàn thực phẩm 10
1.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm 10
1.1.2 Phương pháp QLNN về Vệ sinh an toàn thực phẩm 13
1.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm
15
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 16
1.2.1 Hoạch định chính sách về vệ sinh an tồn thực phẩm 16
1.2.2 Tổ chức thực hiện .18
1.2.4 Xử lý vi phạm pháp luật và cải tiến thực hiện 21
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Vê sinh an toàn thực phẩm 21
Trang 41.3.3 Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
các chợ truyền thống 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 25
2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thái Thụy 25
2.2 Kết quả phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn năm 2012-2014 26
2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện văn bản pháp luật về Vệ sinh an toàn thực phẩm 26
2.2.2 Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 31
2.2.3 Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm đối với vệ sinh an toànthực phẩm .34
2.2.4 Thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận có liên quan 38
2.3 Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 41
2.3.1 Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện văn bản, chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy
41
2.3.2 Đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 43
2.3.3 Đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 45
2.3.4 Đánh giá thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận liên quan 46
2.4 Những thành công và tồn tại chủ yếu 47
2.4.1 Những thành công 47
Trang 52.5 Nguyên nhân cơ bản .50
2.5.1.Nguyên nhân khách quan 50
2.5.2.Nguyên nhân chủ quan .51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 53
3.1 Những định hướng quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Thái Bình533.1.1 Mục tiêu 53
3.1.2 Chính sách tăng cường quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 56
3.1.3 Phương hướng hoạt động của huyện Thái Thụy 58
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 59
3.2.1 Giải pháp từ Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy .59
3.2.2.Nhóm giải pháp hồn thiện công tác chỉ đạo điều hành về vệ sinh an tồn thực phẩm .60
3.2.3.Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục 60
3.2.4.Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm 61
3.2.5.Nhóm giải pháp tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm 62
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy 62
3.3.1 Kiến nghị đối với Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm liên ngành 62
3.3.2 Kiến nghị đối với các hiệp hội, hiệp đoàn liên quan 65
KẾT LUẬN 69
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
ATTP An toàn thực phẩm
NĐTP Ngộ độc thực phẩm
QLNN Quản lý nhà nước
CSKDDVAU Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
TP Thực phẩm
BYT Bộ Y tế
TCQG Tiêu chuẩn Quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
TAĐP Thức ăn đường phố
NTD Người tiêu dùng
CLVSATTP Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
BCĐ Ban chỉ đạo
Trang 7DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢNG
Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình 25
Bảng 2.1: Thể hiện các tiêu chí về thơng tin VSATTP mà người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng nhận được 33
Biểu đồ 2.5: Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp QLNN về VSATTP .
34
Bảng 2.2: Số lần đi tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP trên địa huyện Thái Thụy 35
Bảng 2.3: Kết quả điều tra và xử lý vi phạm VSATTP 36
trên địa bàn huyện Thái Thụy 36
Bảng 2.4: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP 36
Trang 8MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP) giữ vị trí rất quan trọng cơng tác bảovệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh,duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường sức khỏe để lao động học tập, thúc đẩysự tăng trưởng kinh tế – văn hóa – xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của dân tộc,nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Trang 906/2007/CT-TTg Vấn đề ATTP tại các bếp ăn là một trong những nội dung trọng tâm được quyđịnh trong Luật ATTP được Quốc hội khóa XII thơng qua tại kỳ họp thứ 7 ngày17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.
Thái Thụy là một huyện ven biển giáp với Hải Phòng và có cảng biển DiêmĐiền, đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội Vấn đề VSATTP trên địa bàn huyệnThái Thụy cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý Huyện Thái Thụy nhiều thách thức:Những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi và thi hành; sự bất cập trong cácvăn bản quản lý nhà nước; sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quảnlý nhà nước; tồn tại nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục vềVSATTP Vì vậy, quản lý nhà nước về VSATTP cũng được xem là vấn đề nổi cộmcần giải quyết hiện nay.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực
phẩm là vấn đề rất cần thiết Vì vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lýnhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh TháiBình”.
2 Tổng quan khách thể nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam và nước ngồi có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề tài vềQLNN đối với các đối tượng khác nhau Với cách tiếp cận cũng như phương phápnghiên cứu khác nhau, mỗi tác giả đã tìm ra cho mình những hướng đi phù hợp đểđạt được hiệu quả cao
Trang 10Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra Vì vậy, QLNN vềVSATTP đang được các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu một cách nghiêmtúc.
Trong nghiên cứu về: “Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an tồn thựcphẩm” của GS TS Nguyễn Đình Phan đã chỉ ra được những tồn tại trong quản lý
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như: Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước cònyếu, phân tán và thiếu sự đồng bộ Chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dưng các cơsở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm theo công tác công nghiệp Các vănbản phục vụ cho công tác quản lý nhà nước còn chậm, thiếu đồng bộ, nhiều quyđịnh lạc hậu, đặc biệt là các văn bản kỹ thuật Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉra những tác động tích cực trong quản lý nhà nước như: Đã có nhiều cố gắng trongviệc sửa và ban hành luật thủy sản, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, thú y
Trong nghiên cứu về: “Kiểm sốt an tồn thực phẩm và nâng cao chất lượngthực phẩm” của giáo sư Hà Dun Tư Tác giả đã phân tích rằng: Kiểm sốt chất
lượng VSATTP bao gồm các yếu tố: vật lý, hoá học và vi sinh Nghiên cứu các giảipháp mới cho kiểm soát chất lượng thực phẩm: đề xuất các giải pháp công nghệ,phát triển các phương pháp thử nhanh Xây dựng qui trình kiểm sốt chất lượng vệsinh an tồn thực phẩm và hướng tới xây dựng hệ thống chất lượng Hoàn thiện vànâng cao chất lượng thực phẩm dựa trên các nghiên cứu về thị hiếu người tiêu dùngvà chất lượng an toàn thực phẩm Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đặc biệt chútrọng đến vai trò kiểm sốt an tồn thực phẩm của nhà nước.
Trong nghiên cứu của tác giả Chu Thế Vinh về đề tài: “Thực trạng An toànvệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại Thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng năm 2012 - 2013” , tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng
Trang 11Bộ Y tế Đồng thời, đưa ra khuyến nghị đối với các nhà làm chính sách cần phải cólộ trình thích hợp cho việc xây dựng và thực thi chính sách về ATTP, nhằm đảmbảo cơng tác phịng ngừa NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần nângcao tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho nhân dân Thành phố Đà Lạt, tỉnh LâmĐồng Nghiên cứu này đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu trướclà xác định được mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của người chế biếnthực phẩm ; đồng thời nghiên cứu này cũng tìm thấy rõ hơn sự cần thiết và tầmquan trọng đặc biệt về tính chuyên nghiệp của người CBTP làm việc tạiCSKDDVAU tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện các quyđịnh về bảo đảm ATTP; Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện xét nghiệm vi sinh với03 chỉ tiêu/mẫu đối với một số mẫu dụng cụ thớt dùng riêng cho thực phẩm chín,tay người phục vụ, thức ăn chín để xác định tỷ lệ ơ nhiễm thực phẩm đã qua chếbiến Tuy nhiên, do điều kiện về nguồn lực và thời gian có hạn, nên nghiên cứu chỉđược tiến hành tại 369 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Đà Lạt Dođó, kết quả của nghiên cứu không suy rộng ra địa phương khác, nghiên cứu này cóthể là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng hợp độclập nào về quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện TháiThụy, tỉnh Thái Bình Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục,xuất phát từ tầm quan trọng của các chính sách QLNN cũng như thực tế địi hỏi.
Vì vậy, đề tài: ”Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bànhuyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” là một cơng trình nghiên cứu tiếp theo gắn với
địa bàn huyện Thái Thụy trong thời gian hiện nay Qua đó, hy vọng có thể bổ sung,hồn thiện hơn những kết luận nghiên cứu trước đây nhằm góp phần hồn thiện việcQLNN về VSATTP ở các địa phương trong cả nước.
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với những lý do trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Trang 12Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về Vệ sinh antoàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLNN đối với VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy,trong đó tập trung vào hoạt động QLNN đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thựcphẩm thuộc thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy gồm cơ sở sản xuất, chế biến thựcphẩm (81 cơ sở) và cơ sở kinh doanh thực phẩm (30 cơ sở).
b Phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu của luận văn cũng như điều kiện cho phép về thờigian, kinh phí và năng lực của bản thân, phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đánh giá nội dung quản lý nhà nước về VSATTP trênđịa bàn huyện Thái Thụy Trong đó, chú trọng vào 4 nội dung chủ yếu là: Hoạchđịnh, ban hành chính sách về VSATTP trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện chiếnlược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểmtra về VSATTP; xử lý, khắc phục các vi phạm về vệ sinh an tồn thực phẩm Trêncơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với VSATTP trên địa bàn huyện.
Không gian nghiên cứu
Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng QLNN về VSATTP trênphạm vi toàn huyện; tuy nhiên luận văn giới hạn điều tra khảo sát đối với các cơ sởsản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên đia bàn thị trấn Diêm Điền.
Thời gian nghiên cứu
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
Để thấy rõ được thực trạng Quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bànhuyện diễn ra như thế nào và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trênđịa bàn huyện, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
a Phương pháp thu thập dữ liệu: gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn thu thập, phân loại tài liệu đã được công bố đã được công bố vềthực trạng và chính sách nhà nước nhằm quản lý VSATTP như: các đề án, đề tài,sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận văn tiến sỹ, đồng thờithu thập, phân loại các văn bản nhà nước về VSATTP nói chung và những văn bảnnhà nước được huyện Thái Thụy áp dụng nói riêng đã ban hành như: Luật, Nghịđịnh, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, liên quan đến VSATTP và quản lýnhà nước về VSATTP.
Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet củaTổng cục thống kê, Bộ Y tế, các tổ chức Chính phủ, đồng thời sử dụng các quanđiểm, đánh giá, nhận định của các chuyên gia về chính sách quản lý nhà nước vềVSATTP đã cơng bố.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ liệuphù hợp, kết hợp với phỏng vấn, hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu đồngthời đánh giá thực trạng và tác động của chính sách nhà nước nhằm quản lýVSATTP giai đoạn từ năm 2012 đến 2014.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Gồm phương pháp phỏng vấn,
phương pháp điều tra và phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn
Trang 14ưu nhược điểm riêng Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn sử dụng phương pháp phỏngvấn cá nhân như sau:
Đối tượng: lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách công tác quản lýnhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện
Số lượng dự kiến phỏng vấn là từ 7 đến 10 ngườiCách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp
Để kết quả thu được cao nhất, người nghiên cứu chuẩn bị trước những câuhỏi sẽ phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu đối với cánbộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế và Phiếu phỏng vấn cán bộthuộc Ban chỉ đạo ATTP
+ Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp thông dụng nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho mụcđích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi Luận văn tập trung vào 2 đối tượngchủ yếu đó là:
Thứ nhất: người chủ cơ sở sản xuất kinh, doanh thực phẩm Số lượng dựkiến 108 người.
Thứ hai: cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế thành phố;cán bộ quản lý trong Ban chỉ đạo ATTP.
Chọn mẫu là toàn bộ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh thựcphẩm trên địa bàn thị trấn Diêm Điền:
+ Đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất chế biến: 50 người+ Cỡ mẫu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 30 cơ sở.
Trên cơ sở điều tra, người nghiên cứu phân tích kết quả thu được để đưa ranhững kết luận, nhận định chính xác nhất về vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát
Trang 15Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện, dụng cụ sản xuất, chế biếnthực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách thức quản lý của các cơ quanchức năng trong địa bàn Huyện về ATVSTP.
b Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp
Để phân tích dữ liệu thu thập trên luận văn tập trung vào phương phápphân tích thống kê truyền thống, bảng excel Khi sử dụng phương pháp này, các dữliệu xử lý bằng phần mềm excel, phần mềm SPSS và tổng hợp phân tích dựa trêncác phương pháp thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính để so sánh, khái qthóa số liệu từ đồ đưa ra kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu Kết quả điềutra có tổng số 200 phiếu phát ra và có 180 phiếu thu về hợp lệ, đạt tỷ lệ chung là90% Tỷ lệ phiếu phát ra và thu về, mẫu phiếu điều tra và kết quả cụ thể được trìnhbày phần lục lục.
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương phápnghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định lượng,so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mơ tả từ đó đưa ra kết luận chung nhất.
c Phương pháp khác
Ngoài ra, trong q trình hồn thành luận văn cịn sử dụng các phương phápkhác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mơ hình Từ các bảng số liệu,lập ra biểu đồ để thơng qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát QLNNvề VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy.
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trang 16Đối với đề tài: Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụcho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
Đối với đối tượng được chọn để nghiên cứu: Việc QLNN đối với các cơ sởchế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm tốt sẽ giúp phần cải thiện chất lượng sảnphẩm bán ra, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, giúp các cơ sở này kinh doanhlành mạnh hơn.
Đối với vấn đề quản lý: Nghiên cứu những về VSATTP trên địa bàn huyệnThái Thụy mang lại một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng quản lý nhà nước vềVSATTP trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra được giải pháp tăng cường quản lý nhànước nhằm thay đổi được hành vi con người, giảm thiểu số tai nạn về VSATTP nóichung.
7 Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục, đề tài cịn baogồm có 3 chương cơ bản sau:
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH ANTOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁIBÌNH
Trang 17CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1 Khái niệm, phương pháp và sự cần thiết phải tăng cường Quản lý nhànước về Vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm (TP)
Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex): "Thực phẩm là tất cả các chấtđã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai,ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm,nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”
Theo Quyết định số 4196/1999/QĐ - BYT trong đó định nghĩa “ Thực phẩmlà những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biếnbao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biếnthực phẩm" Phạm vi thực phẩm ở đây lại hẹp hơn vì khái niệm này phục vụ choviệc quản lý nhà nước của Bộ Y tế, thuốc lá được quản lý riêng.
Hai khái niệm trên có ý nghĩa trong từng thời kỳ khác nhau và ngày càng đầyđủ hơn về chuyên môn Hiện nay, một khái niệm được nhiều người công nhận hơncả là: "Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạngnguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trongsản xuất, chế biến thực phẩm"
An toàn thực phẩm (ATTP)
ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạngcon người; thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc chấtlượng kém; thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học, sinh học hoặc vật lý quágiới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có thể gây hại chongười sử dụng
Trang 18cuộc sống Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.Trong phạm vi quyền hạn, các Bộ đã ban hành 57 Thông tư hướng dẫn, 29 Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia, 67 tiêu chuẩn Quốc gia (TCQG) về ATTP.
Về hệ thống kiểm nghiệm ATTP, hiện nay các Phòng kiểm nghiệm của 6trung tâm vùng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 trung tâm kỹ thuậtcủa Bộ Khoa học và công nghệ, 4 Viện trực thuộc Bộ Y tế và 17 tỉnh, thành phố cóPhịng kiểm nghiệm được cơng nhận ISO/IEC/17025 Việc kiểm nghiệm ATTPthường xuyên được tiến hành định kỳ và đột xuất qua các đợt thanh tra, kiểm tra.
Kết quả xét nghiệm vi sinh thực phẩm là chỉ số có độ chính xác trong việcxác định chất lượng VSATTP chế biến bảo quản ngắn ngày và ăn ngay bày bán tạicơ sở thực phẩm Một số chỉ tiêu vi sinh thực phẩm đơn vị thực hiện được bao gồm:Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E.coli, Cl.Perfringens.
Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Để hiểu được khái niệm QLNNN về VSATTP, trước hết cần tìm hiểu thếnào là quản lý
Theo cách tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể quảnlý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học vànghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả tối ưu theo mục tiêu đã đềra thông qua việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ thích hợp.
Theo cách tiếp cận thứ hai: Quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao gồmcác thành tố: Đầu ra, đầu vào, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trườngvà mục tiêu Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau Một mặt, chúng đặt racác yêu cầu, những vấn đề quản phải giải quyết Mặt khác, chúng ảnh hưởng tớihiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Trang 19nền kinh tế nói chung, cũng như trong thương mại nói riêng ngày càng cao Quản lýtrở thành vấn đề trọng tâm trong cải cách kinh tế của các quốc gia trên thế giới Ởnước ta trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua cũng là thời kỳ tiến hành cải cách kinhtế và thay đổi cơ chế quản lý trên cả tầm vĩ mô và doanh nghiệp [4]
Dựa vào khái niệm trên, có thể định nghĩa: Quản lý Nhà nước là dạng quảnlý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điềuchỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triểncác mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụcủa Nhà nước
Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơquan nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điềuhành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức, được thực hiện trên cơ sở để thihành pháp luật, được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụquản lý nhà nước) Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công laođộng nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý [3].
Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý kinhdoanh thơng qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa, chính sách, luậtpháp và các quy định khác về kinh doanh để tác động tới các chủ thể người bán,người mua trên thị trường Sự tác động của hệ thống quản lý nhà nước về kinhdoanh đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể, xácđịnh trong từng thời kỳ [4]
Trang 20công việc cụ thể: Tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác thanh tra và xử lý viphạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý…[2].
1.1.2 Phương pháp QLNN về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Phương pháp quản lý VSATTP của nhà nước là tổng thể những cách thức tácđộng có chủ đích và có thể của Nhà nước lên hệ thống quản lý nhằm thực hiện cácmục tiêu quản lý của Nhà nước.
Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế nói chung và quản lýVSATTP nói riêng, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu,đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyếtphục.
Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thơngqua các quyết định dứt khốt và có tính bắt buộc trong khn khổ luật pháp lên cácchủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, nhằm thực hiện cácmục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực Tính bắt buộc đòihỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính,nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng Tính quyền lực địi hỏi các cơ quanquản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyềncủa mình.
Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo sựphục tùng của các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong hoạtđộng quản lý của nhà nước.
Trang 21doanh hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành chínhnhư: đình chỉ kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản…
Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trênnhững lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên các chủ thể là chủ các cơ sở sản xuất,chế biến, kinh doanh thực phẩm thậm chí là người tiêu dùng thực phẩm, nhằm làmcho đối tượng này tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động khơng bằng cưỡng chế hànhchính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ranhững điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sửdụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ Có thể thấy đây là phương phápquản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế
Phương pháp kinh tế đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui địnhnhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế,lãi suất…), sử dụng các chính sách ưu đãi kinh tế, các biện pháp địn bảy kích thíchkinh tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể phát triển theo hướng íchnước, lợi nhà
Phương pháp kinh tế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi khơng cónguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc chưa đủ điều kiện đểáp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế Trên thực tế, có những hành vi mà nếukhơng có sự điều chỉnh của Nhà nước, sẽ khơng diễn ra theo chiều hướng có lợi choNhà nước và cho cộng đồng, nhưng cũng khơng có nghĩa là nó gây ra những thiệthại cần phải điều chỉnh tức thời Nhà nước phải chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằngcác hình thức như: giảm thuế, miễn thuế thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi,hỗ trợ về kĩ thuật.
Phương pháp giáo dục
Trang 22Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, khơng dùng sự cưỡng chế,khơng dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan đểchủ thể tự giác thi hành nhiệm vụ Phương pháp giáo dục sử dụng giáo dục đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Giáo dục ý thức lao động sángtạo, hiệu quả Xây dựng tác phong lao động trong thời đại công nghiệp hóa – hiệnđại hóa.
Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phải đượckết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Sở dĩnhư vậy là do, việc sử dụng phương pháp hành chính hay kinh tế để điều chỉnh cáchành vi của chủ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cả ngườitiêu dùng suy cho cùng vẫn là tác động bên ngoài, và do đó khơng triệt để, tồndiện Một khi khơng có những ngoại lực này nữa, đối tượng rất có thể lại có nguycơ khơng tn thủ người quản lý Hơn nữa, bản thân phương pháp hành chính haykinh tế cũng phải qua hoạt động thuyết phục, giáo dục thì mới truyền tới được cácdoanh nghiệp, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặcmuốn có lợi ích, từ đó tn theo những mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra
1.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thựcphẩm
Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầmtrọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng conngười và tiền của Trước những diễn biến đó thì vai trị của nhà nước đặc biệt quantrọng.
Trước hết, nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bảnpháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn người tiêu dùng và các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch Ngồi ra,thơng qua các văn bản, chính sách nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý củatừng bộ, ngành và các cấp để thay mặt nhà nước quản lý chặt chẽ vấn đề VSATTP.
Trang 23đề VSATTP Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra cũngnhư công tác quản lý tại các địa điểm, các trung tâm diễn ra các hoạt động buônbán, tiêu dùng thực phẩm Kiểm soát về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng củatất cả các mặt hàng thực phẩm.
Thứ ba, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, Ủyban nhân dân ( UBND) các cấp để quản lý vấn đề VSATTP Các bộ phận này cótrách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theođúng yêu cầu, tiêu chuẩn VSATTP của nhà nước Đồng thời các bộ, ban, ngành cóliên quan phối hợp với Bộ Y Tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến thựcphẩm và VSATTP.
Thứ tư, nhà nước tổ chức, tuyên truyền giáo dục về VSATTP cho nhân dânđể nâng cao ý thức và hiểu biết về vấn đề này Tổ chức các tháng hành động vềVSATTP để đẩy mạnh công tác phịng chống, cơng tác tun truyền giáo dục đạthiệu quả.
Như vậy, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong vấn đề VSATTP.Nhà nước đóng vai trị quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm,từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu dung.
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm1.2.1 Hoạch định chính sách về vệ sinh an tồn thực phẩm
Nhà nước hoạch định chính sách thơng qua việc ban hành văn bản Việc xâydựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý VSATTP sẽ tạo ra môi trườngpháp thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chế biến và kinh doanh thựcphẩm Đồng thời cũng giúp nhà nước có thể quản lý dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi rotrong quá trình chế biến và tiêu dùng thực phẩm.
Trang 24nhân trong cả nước Đối tượng chủ yếu của chính sách này hướng tới đó là các cơquan, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu thựcphẩm, cũng như nâng cao ý thức cho người tiêu dùng Phải đảm bảo các nội dungsau:
- Tính thống nhất: Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của trung
ương, kết hợp chặt chẽ việc phân công, phân cấp hợp lý và quy định phối hợp chặtchẽ để tăng cường QLNN về VSATTP Các văn bản quản lý liên quan đến VSATTPkhông được mâu thuẫn với nhau Cần được rà soát văn bản thường xuyên nhằm chỉnhsửa bổ sung phù hợp với thực tế và thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế đấtnước trong các giai đoạn.
- Yêu cầu tính minh bạch của các văn bản quản lý: Tất cả văn bản điều chỉnh
về hàng thực phẩm tới các đối tượng liên quan đều được công bố rộng rãi Thơngqua các tun truyền, vận động thì các văn bản này được truyền tải một cách chitiết, cụ thể tới các đối tượng chịu trách nhiệm liên quan đến các tổ chức cá nhân sảnxuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm và các cơ quan QLNN có liên quan.Điều này đảm bảo trong q trình thực hiện sẽ mang tính hiệu quả cao, hạn chế cácvi phạm gây thiệt hại cho xã hội.
- Yêu cầu tính rõ ràng: Các văn bản quản lý nhà nước về VSATTP được quy
định cụ thể, dễ hiểu, không mâu thuẫn với nhau Các điều kiện quy định xuất pháttừ thực tế giảm thiểu thiệt hại người và của trong quá trình thực hiện, giữ gìn vệsinh an tồn thực phẩm.
- Tính phổ thơng, đại chúng: Các quy định nằm trong các văn bản quản lý
khác nhau nhưng được liên hệ chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo ra các khe hởlớn tạo điều kiện cho các hình thức kinh doanh gian lận Các văn bản phải có hệthống theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tránh tình trạnh lách luật của các doanhnghiệp, cá nhân Mặt khác, tính đồng bộ của các văn bản sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đúng và đủ các quy định về VSATTP.
Trang 25nhân sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm phát triển đồng thời giảm thiểu ngộđộc thực phẩm, nâng cao sức khỏe giống nòi.
1.2.2 Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là bước tiếp theo trong nội dung quản lý nhà nước vềVSATTP Các văn bản quản lý được xây dựng và ban hành sẽ được đưa vào thựctế Bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan QLNN về VSATTPcác cấp là tuyên truyền phổ biến các văn bản luật này đến các doanh nghiệp, ngườitiêu dùng để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định Hơn nữa bước này thực hiệncòn nhằm mục đích đảm bảo thống nhất và phù hợp với hệ thống chính sách và cơchế phát triển thương mại, phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập với kinh tế thếgiới và khu vực Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước đểcác tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân dẽ dàng tiếp cận các thơng tin về chiến lược,chính sách, quy hoạch, dự án và thông hiểu các quyết định của nhà nước Trongbước này, thực hiện một số nội dung chủ yếu như: xây dựng kế hoạch triển khaithực hiện chính sách về VSATTP, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân cơngphối hợp thực hiện chính sách.
Để thực hiện được điều đó nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổchức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chínhsách, các văn bản pháp quy khác về VSATTP Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộmáy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng QLNN,nhằm đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn, biến chiến lược, quy hoạch, kế hoạchtăng cường QLNN về VSATTP.
Quản lý nhà nước về VSATTP được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân cấpquản lý, quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý nhưsau:
Trang 26Hai là, các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP trong lĩnh vựcđược phân cơng phụ trách theo ngun tắc: Trong q trình sản xuất do Bộ ngànhquản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với bộ Y tế các Bộ có liên quan thực hiện;trong q trình lưu thơng, do Bộ Y tế phối hợp với các ban ngành liên quan.
Ba là, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp Trách nhiệm của Ủy bannhân dân các cấp được quy định như sau:
Thứ nhất, chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn;quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm(TP) nhỏ lẻ, thức ăn đường phố (TAĐP), cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, ATTPtại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
Thứ hai, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý ATTP trên địa bàn.Thứ ba, bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lựccho cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm trên địa bàn.
Thứ tư, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức vềATTP ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ATTP, ý thức trách nhiệm của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh TP đối với cộng đồng, ý thức của người tiêudùng TP.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bànquản lý.
Ngoài tra, nhà nước còn kết hợp hài hòa, đúng đắn các phương pháp kinh tế,hành chính, giáo dục, tuyên truyền, động viên Trong đó phương pháp kinh tế tạođộng lực trực tiếp đối với cả bên mua và bên bán, nhà kinh doanh và khách hàng,nhà sản xuất đóng gói thực phẩm và cộng đồng người tiêu dùng Phương pháp giáodục là tác động tích cực vào nhận thức và hành động của các chủ thể kinh doanhthực phẩm cả về vấn đề kinh tế và pháp luật
1.2.3 Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
Trang 27sách và pháp luật của nhà nước đối với ATVSTP Quy định rõ quyền hạn của các tổchức, cơ quan thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất,chế biến, kinh doanh thực phẩm trên thị trường nước ta Thực hiện đúng quy địnhvề thủ tục, thời gian kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để xử lýnghiêm các vi phạm
Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP luôn được coi là một hoạt độngquan trọng và ưu tiên của công tác quản lý nhà nước về VSATTP Hoạt động thanhtra, kiểm tra được tiến hành đồng loạt ở cấp Trung ương và địa phương, tiến hànhđịnh kỳ vào các đợt cao điểm như mùa lễ hội, bão lụt hay đột xuất như dịch bệnh,các sự cố đặc biệt như sữa nhiễm melamine Với Nhà nước, kiểm tra là nội dungkhông thể thiếu của công tác quản lý Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý tựđiều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước, cơ quanquản lý cấp trên có thể thường xuyên xem xét tình hình triển khai, thực hiện nhiệmvụ cơ quan cấp dưới.
Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện về VSATTP phải có một hệ thống phápluật đầy đủ và thực hiện được các yêu cầu như: đảm bảo sức khỏe nhân dân và pháttriển giống nòi; cải tiến phù hợp với xu thế thế giới; đáp ứng được yêu cầu hội nhậphiện nay; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ Bộ, ngành tránh chồng chéo hoặc bỏtrống; đảm bảo phát hiện sai phạm, có biện pháp điều chỉnh kiểm soát bền vững cácyếu tố nguy cơ VSATTP…
Nghị định số 79/2008/NĐ – CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh travà kiểm nghiệm VSATTP Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, banngành trong việc quản lý nhà nước về VSATTP, bên cạnh đó cịn quy định rõ nhiệmvụ và chức năng của bộ phận thanh tra về việc đảm bảo VSATTP.
Trang 281.2.4 Xử lý vi phạm pháp luật và cải tiến thực hiện
Khi phát hiện vi phạm trong q trình thực hiện, thì việc xử lý, điều chỉnhchính sách sao cho khắc phục được tình trạng hiện tại, cải tiến công tác thực hiện làmột vấn đề đã và đang gặp nhiều khó khăn Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biệnpháp xử lý khác nhau.
Tại điều 15 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đã quy định rõ các hành vi vi phạm vềVSATTP và mức xử phạt như: cảnh cáo hoặc phạt tiền, tịch thu công cụ dụng cụ viphạm, thu hồi giấy phép kinh doanh, Tùy từng trường hợp sẽ áp dụng những mứcxử phạt khác nhau và được quy định rất rõ trong nghị định này.
Dựa trên kết quả thu được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quảthực hiện, Bộ Y tế sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp Các địa phương khi thựchiện sẽ vận dụng sáng tạo vào điều kiện của từng địa phương mình nhưng vẫn đảmbảo đúng luật định đề ra.
Để giảm thiểu những sai phạm về VSATTP, nhà nước cần phải có cơ chếđơn giản nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện khi có sai phạm.Điều này đặc biệt quan trọng đối với người tiêu dùng (NTD) vì đây là đối tượnggánh chịu trực tiếp các hậu quả của các sai phạm do mất vệ sinh an toàn thực phẩmgây ra Tuy nhiên, NTD lại đang có tâm lý e ngại khi đi khiếu nại tố cáo Do đó,giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm là một trong những nhiệm vụ hết sứcquan trọng mà các cơ quan QLNN cần nghiêm chỉnh thực hiện nhằm tạo môitrường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi của NTD, tăng thêm niềm tincủa người dân vào công tác QLNN đối với việc tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Vê sinh an toàn
thực phẩm
1.3.1 Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng về Vệ sinh an tồn thực phẩm
Trang 29VSATTP đang là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thiệt hại về người vàtài sản của chính mình cũng như của tồn xã hội.
Nguyên nhân đầu tiên là do phong tục, tập quán của người dân trong huyệnthường hay mua hàng ở những nơi tiện cho mình nhất, ở khu chợ truyền thống đôngngười Các sản phẩm hàng ngày mua thường của hộ gia đình khác bán ra với sự giacơng bằng tay hoặc bằng máy thô sơ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Người tiêu dùng chưa nhận thức được mối nguy hiểm bởi thói quen tiêu dùng trên.Những sản phẩm chưa qua kiểm duyệt có thể mang lại một mối nguy hại lớn đếnsức khỏe người tiêu dùng, đơi khi trong số những thực phẩm đó cịn mang mầmbệnh ảnh hưởng đến giống nòi.
Nguyên nhân thứ hai là do tâm lý thích sử dụng sản phẩm tươi sống Có mộtđặc điểm dễ dàng nhận thấy về các cơ sở chế biến trong địa bàn huyện đó là các cơsở chế biến này chủ yếu sản xuất nước mắm và các loại thức ăn liên quan đến biểnnhư: mắm tôm, mắm tép, sứa…Những thực phẩm này chủ yếu được cung cấp bởicác ngư dân Trong quá trình vận chuyển phải sử dụng các chất bảo quản để thựcphẩm được tươi sống Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tươi,sống, đây cũng chính là nguyên nhân cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm sử dụngnhiều chất bảo quản hơn đối với sản phẩm của mình.
Trang 30rẻ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, sửdụng nhiều chất bảo quản và phụ gia tăng lên, gây ra mối nguy hiểm lớn đến sứckhỏe của người tiêu dùng Điều này cũng cho thấy việc các cơ sở sản xuất kinhdoanh không đủ tiêu chuẩn vệ sinh phát triển ngày càng nhiều là do vẫn có ngườitiêu dùng mua các loại thực phẩm này Đây cũng là một thách thức lớn cho công tácquản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
1.3.2 Nhóm các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực, phẩm chấtđạo đức của cán bộ quản lý
Các nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm cịnthiếu cả về số lượng và chất lượng trên địa bàn huyện Thái Thụy Số quản lý cóchun mơn về VSATTP cịn rất ít, hoặc có thì chỉ qua đào tạo nhưng khơngchun sâu Trong khi đó, địa bàn quản lý rộng, đơng dân cư, khó kiểm sốt việctrao đổi, mua bán thực phẩm Sự thiếu cả về chất lượng và số lượng của cán bộquản lý VSATTP đã và đang là một vấn đề được đặt ra hàng đầu trong quản lý nhànước về an toàn vệ sinh thực phẩm
Sự thiếu hụt nhân lực về số lượng trong công tác tuyên truyền, giáo dục,thanh tra, kiểm tra giám sát, và đội ngũ nhân lực có đủ trình độ để hiểu các văn bảnliên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho việc tuyên truyền, thanhtra, kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của người sản xuất và tiêudùng thực phẩm Thông tin không được truyền đạt đầy đủ đến người sản xuất, chếbiến và người tiêu dùng dẫn đến sự lệch lạc trong tư tưởng của các đối tượng bị tácđộng dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP chưa cao
Trang 311.3.3 Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩmvà các chợ truyền thống
Do dân số đông nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng trên địa bànhuyện Thái Thụy Để đáp ứng được nhu cầu của người dân, số lượng các cơ sở sảnxuất, kinh doanh thực phẩm và chợ tăng nhanh trong những năm gần đây HiệnHuyện có 81 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 573 cơ sở kinh doanh thực phẩm,173 cơ sở dịch vụ ăn uống
Theo thống kê của huyện, huyện có 20 chợ truyền thống, các chợ phân bố rảirác ở thị xã và các xã Số lượng chợ tuy lớn nhưng chủ yếu là các chợ có quy mơnhỏ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở nhữngkhu vực thuận lợi, phát triển thương mại Điều này gây khó khăn cho cơng tác thanhtra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP Nhiều chợ được kiểm tra2- 3 lần/năm như chợ Diêm Điền, chợ Gú, nhưng đa số các chợ ở thôn xã chưađược sự kiểm tra của cơ quan quản lý như: Chợ Lục, chợ Thái Nguyên, thuộc xãThái Xuyên và xã Thái Nguyên.
Việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy cũnggặp nhiều khó khăn, lực lượng cho cơng tác tun truyền ít, các chợ lại phân bốkhông tập trung nên cơ quan quản lý nhà nước phải phân tán lực lượng mỏng chocông tác tuyên truyền nên hiệu quả của việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trênđịa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn thấp.
Như vây, có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh thực phẩm gây mất kiểm soát cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việckiểm tra, kiểm soát trên địa bàn Huyện Cùng với các nguyên nhân khác ở trên, vấnđề Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa bởicác cấp chính quyền trong địa bàn huyện.
Trang 32TỈNH THÁI BÌNH
2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thái Thụy
Thái Thụy là một huyện vùng ven biển nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Thái Bình,diện tích tự nhiên 270,1 km2, tổng dân số là 280.900 người Huyện gồm có thị trấnDiêm Điền và 47 xã được phân trong đó có 30 xã bắt đầu bằng từ Thụy và 17 xã bắtđầu bằng từ Thái Huyện đang trên đà phát triển cả về du lịch biển trên diện rộng.
Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình
Nguồn: Tác giả sưu tầm
Trang 33Bình Sơng Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đơng chia huyện thành 2 khu: Khu bắc vàkhu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền Sông Trà Lý là chi lưu của sơng Hồng, chạyqua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyệnTiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý.
Thái Thụy là một huyện ven biển, đơng dân cư Chính vì vậy, các cơ sở sảnxuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm rất đa dạng, đặc biệt là về thủy, hải sản.Nơi đây còn nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Diêm Điền, các món ăn từ hải sảnnhư sứa, cá mực, mắm tép,…Cơ sở sản xuất, chế biến đa dạng, các mặt hàng phongphú từ nông sản, thủy, hải sản Ngồi ra, Thái Thụy cịn đang phát triển vùng kinhtế biển, và du lịch biển trên diện rộng Du khách đã từng biết đến bãi biển Cồn Đenvà Cồn Vành, đây là hai khu du lịch mới mở, đã và đang được huyện đầu tư phát
triển trong tương lai.
Theo thống kê, trong địa bàn Huyện gồm có Trung tâm Y tế huyện và 48trạm y tế xã, thị trấn với tổng số cán bộ là 284 người Hệ thống y tế xã: 17/48 xãđạt chuẩn Quốc gia y tế xã, 30/48 xã có bác sĩ, tất cả các trạm y tế đều có cán bộphụ trách cơng tác VSATTP trên địa bàn quản lý Những vấn đề bất cập, những hạnchế, yếu kém trong công tác quản lý về VSATTP trên địa bàn toàn huyện đangđược các cơ quan, tổ chức đặc biệt quan tâm
Chính vì vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu việc thực hiện chính sách quảnlý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện để làm cơ sở cho cácnghiên cứu tiếp theo.
2.2 Kết quả phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn năm 2012-2014.
2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện văn bản pháp luậtvề Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 34Thứ nhất, văn bản pháp luật về VSATTP do cấp Trung ương ban hành trongđó quan trọng nhất là văn bản pháp luật do Ban chỉ đạo liên ngành Trung Ương banhành, chịu trách nhiệm chính là Bộ Y Tế:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của QLNN về VSATTP, Bộ Y Tế đã Thành lậpCục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (tiền thân của Cục ATVSTPngày nay) năm 1999 Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 vềviệc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm(CLVSATTP); năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là mộttrong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháplệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP; năm 2006 phêduyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn 2006-2010 theo hướngtrở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007, phê duyệt 6 dự án nằmtrong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm VSATTP giai đoạn đến 2010 vớitổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng Năm 2008, ban hành Nghị định số79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an tồn thựcphẩm Trong đó, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do Uỷ ban thường vụ Quốchội ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2003 là văn bản pháp lý cao nhất Đặc biệt, điều42 chương IV đã quy định nội dung của quản lý nhà nước về VSATTP gồm có 10nội dung chính như sau:
Một, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kếhoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Ba, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độcthực phẩm và bệnh truyền quathực phẩm;
Trang 35Năm, quản lý việc cơng bố tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, chứngnhận đủ điều kiện vệ sinh antoàn thực phẩm;
Sáu, tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực vệ sinh antoàn thực phẩm;
Bảy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Tám, tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phápluật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Chín, hợp tác quốc tế về vệ sinh an tồn thực phẩm;
Mười, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạmpháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo thống kê đến cuối năm 2013, nếu chỉ tính các văn bản quy phạm phápluật do cơ quan Trung ương ban hành, thì cả nước có tới 259 văn bản điều chỉnhvấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm trong đó có 56 văn bản quy định về phân côngtrách nhiệm quản lý; 08 văn bản về ngộ độc thực phẩm; 05 văn bản về phụ gia,nguyên liệu thực phẩm; 52 văn bản về thực phẩm có nguy cơ cao; 46 văn bản vềthực phẩm nhập khẩu; 09 văn bản về cấp đăng ký, chứng nhận sản phẩm; 31 vănbản về truyền thông giáo dục và quảng cáo thực phẩm; 24 văn bản về thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo và 28 văn bản về kiểmnghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.Theo thẩm quyền ban hành, thì 19 văn bản doQuốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành; 67 văn bản do Chính phủ, Thủtướng Chính phủ ban hành và 173 văn bản do bộ, ngành ban hành Trong đó, có 19luật, pháp lệnh; 39 nghị định; 44 thông tư; 137 quyết định và 20 chỉ thị LuậtVSATTP đã được quốc hội thông qua 7/6/2010 và bắt đầu có hiệu lực 1/7/2011.
Thứ hai, văn bản pháp luật về VSATTP do cấp địa phương ban hành trongđó có văn bản do Ban chỉ đạo vệ sinh an tồn thực phẩm Tỉnh Thái Bình, bên dướicó Ban chỉ đạo vệ sinh an tồn thực phẩm các huyện trong đó có huyện Thái Thụy:
Trang 36Thái Thụy là một huyện trực thuộc tỉnh Thái Bình, chính vì thế, ngồi cácvăn bản Trung ương thì huyện cịn thực hiện văn bản của Tỉnh Trên cơ sở văn bảnchỉ đạo của Tỉnh, huyện cũng có những văn bản hướng dẫn thực hiện tùy thuộc vàonhu cầu và tình hình thực tế của huyện chẳng hạn như: Thực hiện chỉ đạo của Banchỉ đạo (BCĐ) liên ngành ATVSTP tỉnh Thái Bình tại kế hoạch số 06/KH-BCĐngày 24/3/2013 về việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng Vệ sinh an toànthực phẩm” năm 2013 BCĐ liên ngành ATVSTP huyện Thái Thụy đã xây dựng vàtriển khai kế hoạch “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” từ ngày 15/4 đếnngày 15/5/2013 trên phạm vi toàn huyện với chủ đề An toàn Vệ sinh thực phẩmthức ăn đường phố BCĐ huyện đã xây dựng Kế hoạch số 21 ngày 4/4/2013 kếhoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” huyện Thái Thụy.Trung tâm y tế huyện (Cơ quan thường trực của ban chỉ đạo) ra Quyết định số07/QĐ-TTYT ngày 10/4/2013 về việc:Thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành trongtháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 Xây dựng và triển khai kếhoạch số 22/KH-KTLN ngày 16/4/2013 kế hoạch kiểm tra liên ngành trong “Thánghành động vì chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm” năm 2013 Về thực trạng xâydựng kế hoạch, triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật về VSATTP trên địabàn Huyện được thể hiện qua kết quả phân tích sau:
Kết quả điều tra với câu hỏi : “Đánh giá mức độ đầy đủ của các văn bảnpháp luật về VSATTP (1 Rất đầy đủ, 2 Đầy đủ, 3 Không đầy đủ)” Theo điều tra
tổng số 108 phiếu thì có 43 phiếu điều tra chiếm 40% cho rằng các văn bản trongQLNN về VSATTP là rất đầy đủ, 60 phiếu chiếm 55% cho rằng các văn bản nàyđầy đủ và duy nhất 5 phiếu chiếm 5% đánh giá không đầy đủ.
Trang 37Nguồn: kết quả điều tra của tác giả
Quản lý nhà nước được thể hiện thông qua các công cụ pháp luật Do vậymức độ cập nhật của các văn bản pháp luật sẽ thể hiện được tính kịp thời của quảnlý Nhà nước Các công cụ pháp luật được thể hiện qua các nghị định, nghị quyết vàcác văn bản của Chính phủ, các bộ ban ngành và UBND huyện Kết quả đánh giámức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật về QLNN về VSATTP cho thấy 11% chorằng rất rõ ràng, dễ hiểu, 45% cho biết các văn bản pháp luật hiện nay là rõ ràng vàcó tới 44% cho là các văn bản là chưa rõ rang, dễ hiểu.
Biểu đồ 2.2 : Mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật so với quy địnhcủa Nhà nước
Trang 38Theo tháng; 4 Theo tuần; 5 Không có văn bản nào được cập nhật) kết quả điều tra
là: Trong 108 phiếu phát ra có 40 phiếu chiếm 37,4% nói rằng các văn bản vềVSATTP mới được cập nhật đến họ theo năm, 37chiếm 34,26% phiếu nói rằng biếtđến văn bản theo quý, số người được cập nhật văn bản mới về VSATTP theo thángvà theo tuần rất ít, dưới 5% Và có đến 24 người chiếm 22,22% trong số đó nói rằngkhơng được cập nhật bất cứ một văn bản nào về VSATTP của nhà nước trong 2năm qua ( Biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: Mức độ cập nhật của các văn bản trong giai đoạn từ năm 2012-2013
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả
Như vậy, có thể thấy tính cho tới thời điểm hết năm 2013 những văn bảnpháp quy về VSATTP do Trung ương, Tỉnh, Huyện ban hành nhiều Tuy nhiên, cácvăn bản cần hoàn chỉnh hơn nữa để dễ dàng trong thực hiện, và quản lý có hiệu quả.
2.2.2 Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thựcphẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy.
Trang 39Theo kết quả điều tra, đánh giá của người sản xuất, chế biến, kinh doanh vàtiêu dùng thực phẩm trên địa bàn huyện, ta thấy có tới 43% người được điều tra chorằng công tác QLNN về VSATTP là chưa hiệu quả, 36% trong số đó cho rằng hiệuquả chỉ ở mức bình thường và 21% cịn lại cho rằng cơng tác quản lý đạt hiệu quả.Từ kết quả trên cho thấy, trong nhận thức của đa số người được điều tra thì hiệu quảcủa cơng tác QLNN về VSATTP là chưa đạt Một số ít cho rằng đã đạt hiệu quả,còn gần 40% cho rằng ở mức độ bình thường vì chính bản thân họ khơng ảnhhưởng gì đến đời sống của họ, thể hiện qua biểu đồ 2.4 như sau:
Biểu đồ 2.4: Thể hiện sự đánh giá của người sản xuất, chế biến, kinhdoanh, tiêu dùng thực phẩm về công tác QLNN về VSATTP
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Trang 40Bảng 2.1: Thể hiện các tiêu chí về thơng tin VSATTP màngười sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng nhận
được.STTNội dungđánh giáTiêu thứcđánh giáKết quảSố lượng(phiếu)Tỷ lệ(%)1 Nguồn cung cấp thông tin
Ti vi, đài báo, internet 7 56,67
Loa phát thanh 7 23,33
Tờ rơi, áp phích 4 13,30
Khơng có loại nào 2 6,67
2 Mức độ cung cấp thông tin
Thường xun 5 16,67
Khơng thường xun 9 30,33
Rất ít 16 53,33
3 Tính thiết thực của thơng tin
Thiết thực 6 20,00
Bình thường 11 36,67
Không thiết thực 13 43,33
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Việc biết các kiến thức của người sản xuất và tiêu dùng cũng như nhữngngười bán hàng về VSATTP chủ yếu qua đài, báo, ti vi chiếm 56,67% Có tới43,33% người tiêu dùng cho rằng thông tin về VSATTP là không thiết thực, và mứcđộ cung cấp thông tin là không nhiều, khơng thường xun chiếm tới 53,3% Hơnnữa, có tới 78% người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng không biết đến cácvăn bản liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và trong những người biết về cácvăn bản VSATTP thì có tới 67% cho rằng hầu hết các văn bản này khó hiểu và khótiếp thu Theo đó có tới 43% người sản xuất, tiêu dùng cho rằng công tác QLNN vềVSATTP tại huyện là chưa đạt hiệu quả.