Thế nào là người bạn đời phù hợp? doc

5 569 1
Thế nào là người bạn đời phù hợp? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thế nào người bạn đời phù hợp? Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng đề ra các tiêu chuẩn này nọ về người bạn đời lý tưởng của mình. Chắc hẳn sau những chuỗi ngày tìm kiếm gian nan và mệt mỏi, mọi người đều thống nhất 1 điều: Chúng ta không phải hoàn hảo và như vậy khái niệm đi tìm 1 người bạn đời hoàn hảo (hay lý tưởng) điều không thực tế. Nếu may mắn, chúng ta tìm được 1 người bạn đời phù hợp với mình, thế cũng hạnh phúc lắm rồi! Vậy thế nào người bạn đời phù hợp? Tôi tạm định nghĩa thế này: Người bạn đời phù hợp người bạn đời: (1) Bổ sung cho những khiếm khuyết để cùng vun đắp một gia đình hạnh phúc và (2) Chia sẻ những điểm tương đồng về 1 vài sở thích, về quan điểm sống và quan điểm hạnh phúc gia đình. Dưới đây, tôi sẽ phân tích 2 yếu tố này. 1. Bổ sung cho nhau những khiếm khuyết Theo tôi, người vợ và người chồng phải như 2 bánh xe răng cưa được lắp ráp vào nhau để cỗ máy hôn nhân được vận hành trơn tru. Mình khiếm khuyết ở điểm nào thì có người kia bổ sung cho mình về điểm đó. Ví dụ: Mình người lười làm việc nhà và không thích thú làm các công việc nội trợ thì nên tìm được 1 người bạn đời yêu thích những công việc nội trợ để bổ sung cho mình. Nếu mình người luộm thuộm bề bộn, chuyên vứt các thứ lung tung thì nên tìm một người bạn đời thích đi dọn các đồ luộm thuộm do mình vứt ra. Mình người nóng tính thì nên tìm một người bạn đời dịu tính, biết nhường nhịn. Mình người thỉnh thoảng nói năng ngẫu hứng (do dí dủm, hài hước hoặc do ruột để ngoài da) thì nên tìm một người bạn đời không để bụng, không chấp nhau từng câu nói. Mình người lơ đãng, hay quên thì nên tìm một người bạn đời chu đáo, cẩn thận. Mình đôi khi bất cần (tức muốn phá thì phá cho tan tành) thì nên tìm một người bạn đời "rất cần". Nếu cả 2 cùng bất cần cả, e sẽ có lúc hạnh phúc gia đình bên bờ vực của sự sup đổ. Nếu mình người thích làm các công việc ngoài xã hội, thích giao du bạn bè và tiếp xúc với mọi người thì nên lấy 1 người hướng nội và thích chăm lo cho tổ ấm gia đình. Nếu cả 2 vợ chồng đều thích các công việc ngoài xã hội mà bỏ bê gia đình tôi e hạnh phúc gia đình khó mà bền vững được. Ở thái cực ngược lại, nếu cả hai đều thích việc nội trợ, giặt giũ, chăm sóc gia đình tôi e cũng khó hạnh phúc. Tôi đã từng chứng kiến 1 gia đình mà người chồng cũng thích nấu ăn và người vợ cũng biết nấu. Mỗi khi người vợ làm món gì người chồng lại nhảy vào bếp và dạy: “Em phải làm thế này, thế này ” và người vợ khó chịu ra mặt. Theo tôi trong gia đình nên có sự phân công rõ ràng và người này không nên “xía” vào công việc của người kia. Ví dụ người vợ đảm nhận phần nội trợ thì người chồng không nên “soi” công việc nội trợ của vợ. Nếu người chồng đảm đương công việc kiếm tiền, người vợ không nên can thiệp vào việc kiếm tiền của chồng. 2. Chia sẻ những điểm tương đồng về 1 vài sở thích, về quan điểm sống và quan điểm hạnh phúc gia đình Cuộc sống gia đình không phải 2 người chỉ ngồi ôm nhau, mà nó sự chịu đựng và nhường nhịn nhau về muôn vàn điều nhỏ nhặt trong cuộc sống: Người thì thích bật nhạc to, người thì thích nghe nhạc nhỏ. Người thì thích phòng ngủ tối om, người thì thích phòng ngủ có đèn mờ mờ. Người thì thích bật điều hòa dưới 24 độ, người thì thích trên 25 độ một tý. Người thì thích nghe nhạc cổ điển, nhạc thính phòng. Người thì thích nghe cải lương. (Mà mỗi lần bật cải lương lên thì người kia không chịu nổi ). Người thì thích thức khuya chơi game hay xem bóng đá (hay chat chít), người thì thích 2 vợ chồng ôm nhau ngủ. Người thì thích nhậu nhẹt, sau giờ làm đi uống vài vại bia với bạn bè. Người thì thích vợ chồng con cái cùng có mặt để ăn bữa cơm chiều. Tôi nhớ có một tác giả của một quyển sách có nói rằng mỗi sự khác nhau (về những điều nhỏ nhặt đề cập ở trên) một gánh nợ cho 2 vợ chồng. Và mỗi sự giống nhau (về những điều đề cập ở trên) 1 ân phúc mà 2 người được hưởng. Chia sẻ được với nhau về 1 vài sở thích cũng điều quan trọng. Nếu mình thích chơi lô thì nên tìm 1 người bạn đời cũng khoái chơi đề . Để 2 người cùng nhau ngồi khom lưng tính toán các con đề có thể về vào ngày mai. Một trong những điều quan trọng trong hạnh phúc gia đình sự chia sẻ những tâm tư tình cảm, những suy nghĩ, những sở thích của từng người. Giả sử ông chồng khoái nói về bóng đá mà mình không tiêu hóa nổi các vấn đề về bóng đá thì người vợ cũng nên thỉnh thoảng tỏ ra biết nghe và cũng biết “chém” vài câu (Nếu không “chém” được vài câu về bóng đá, thì cũng nên để cho “ổng” đi tán gẫu với bạn bè về bóng đá). Giả sử người vợ khoái bàn các chuyện trong tạp chí “Hạnh phúc gia đình” hay trong các phim Hàn Quốc "tình cảm lê thê dài dòng sướt mướt" thì người chồng cũng cố tỏ ra gật gù, gà gật mà lắng nghe. Hợp nhau về quan điểm sống cũng quan trọng. Có người coi hạnh phúc kiếm được thật nhiều tiền và hưởng thụ cuộc sống. Có người lại tìm thấy niềm vui trong việc giúp đỡ và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Quan điểm sống của mỗi người khác nhau và nó chi phối mạnh mẽ hành vi và cách ứng xử của mỗi người. Để cuộc sống gia đình mang lại hạnh phúc một cách lâu dài, vợ chồng cần phải hợp nhau hay ít ra tìm được tiếng nói chung trong các quan điểm về hạnh phúc, về cách cư xử với mọi người, về cách nuôi dạy con cái 3. Ba trường hợp chung sống: Có 3 trường hợp chung sống vợ chồng: 1. Phu xướng phụ tùy, vợ tôn thờ chồng: chồng người chủ gia đình, vợ nghe theo. => Đây trường hợp hạnh phúc nhất, nhưng cũng khó kiếm nhất. Kiếm đâu ra người đàn ông vừa giỏi về kiếm tiền lại vừa biết đường ăn ở, cư xử để cho vợ phục (lại không dây vào cờ bạc, rượu chè, gái gẩm ) bi giờ? 2. Vợ chủ, chồng nghe theo: vợ kiểm soát về tài chính, lại kiêm luôn chân đối nội đối ngoại, dạy dỗ con cái, lo toan nhà cửa , chồng chỉ việc hàng tháng nộp đủ tiền lương và thỉnh thoảng được vợ cho phép đi nhậu nhẹt với bạn bè, xem bóng đá (tất nhiên vợ sẽ kiểm soát điện thoại, email) Trường hợp này phổ biến, chiếm tỷ lệ khá cao trong các cặp vợ chồng. Tuy không hạnh phúc bằng trường hợp 1 và gia đình cũng ngầm chứa 1 số nhân tố bất ổn (đặc biệt khi chồng thèm của lạ hay dở chứng bật lại vợ ), nhưng nói chung vẫn OK. 3. Các trường hợp còn lại: 2 vợ chồng có cán cân quyền lực ngang bằng nhau. Trường hợp này đôi lúc êm ả, đôi lúc khá vật vã, giằng co vì không ai chịu ai. Có người nói, trường hợp này sẽ OK nếu kiếm được người bạn đời biết điều, biết lúc cương, lúc nhu Về lý thuyết như vậy, nhưng e kiếm được người biết điều, biết lúc cương, lúc nhu không phải chuyện dễ và ranh giới giữa "biết điều" và "đi quá đà" khá mong manh. . tìm được 1 người bạn đời phù hợp với mình, thế cũng là hạnh phúc lắm rồi! Vậy thế nào là người bạn đời phù hợp? Tôi tạm định nghĩa thế này: Người bạn đời phù hợp là người bạn đời: (1) Bổ sung. Thế nào là người bạn đời phù hợp? Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng đề ra các tiêu chuẩn này nọ về người bạn đời lý tưởng của mình. Chắc hẳn sau những. tung thì nên tìm một người bạn đời thích đi dọn các đồ luộm thuộm do mình vứt ra. Mình là người nóng tính thì nên tìm một người bạn đời dịu tính, biết nhường nhịn. Mình là người thỉnh thoảng

Ngày đăng: 28/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan