5yếutốgiúp định giásản
phẩm
Ấn địnhgiá hợp lý cho các sảnphẩm chính là chìa khóa dẫn tới thành công.
Nhưng địnhgiá chính xác cũng quan trọng không kém và là công việc rất tinh
tế. Tính giá quá cao có thể đẩy khách hàng đi nơi khác. Ngược lại, việc kinh
doanh có nguy cơ thua lỗ nếu tính giá quá thấp. Năm yếutố sau sẽ giúp bạn
điều chỉnh giá khi cần thiết.
1. Giá rẻ chưa phải là yếutố quyết định
Những người mới kinh doanh thường nghĩ phải hạ giásảnphẩm để thắng đối
thủ. Tuy nhiên, khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả, họ còn bị thu hút
bởi giá trị món hàng, tức giá trị do sản phẩm/dịch vụ đem lại.
Nếu tung ra sảnphẩm thượng hạng, bạn hãy địnhgiá đúng với giá trị của nó.
Còn nếu bán món hàng bình dân hơn và chấp nhận mức lợi nhuận không cao
thì bạn hãy địnhgiá thấp.
2. Địnhgiá theo khả năng của khách hàng
Các quảng cáo bán hạ giá và khuyến mãi có thể thu hút khách hàng, nhưng
liệu đó có phải là yếutố duy nhất họ quan tâm? Các công ty thường nhiệt tình
phục vụ những khách hàng hay để ý đánh giá cung cách phục vụ của họ.
Tuy nhiên, công ty không nhất thiết phải chứng tỏ có khả năng đáp ứng rộng
rãi nhiều đối tượng khách hàng.
Thay vào đó hãy tìm hiểu động cơ thúc đẩy việc mua hàng cũng như nhu cầu
của thị trường mục tiêu và địnhgiá dựa trên khả năng “tiêu tiền” của đối
tượng khách hàng mình nhắm đến. Khách mua hàng chỉ vì bạn cung cấp cho
họ những gì họ đánh giá cao, chứ không chỉ vì món hàng đó rẻ tiền.
3. Điều chỉnh giá khi lợi nhuận giảm
Công ty sẽ nắm giữ một khoản tiền mặt vào thời điểm sổ sách kế toán đã khóa
lại ở cuối tài khóa. Nó chính là phong vũ biểu nhằm đo xem cơ sở kinh doanh
có cần phải điều chỉnh giá cả sảnphẩm hay không. Khi khoản tiền này giảm
so với năm trước, có nghĩa là bạn cần điều chỉnh giá bởi vì mức chênh lệch
giữa chi phí và giá bán đang nhỏ dần nên lợi nhuận cũng giảm sút.
Hầu hết khách hàng đã quen và chấp nhận giá tăng do chi phí tăng, nhưng
cũng cần cho họ thấy sự liên quan rõ ràng giữa chi phí và giá thành.
4. Nhân viên bán hàng yêu cầu giảm giá
Có khi nào bạn gặp trường hợp nhân viên bán hàng thường xuyên đề nghị hạ
giá bán sản phẩm? Nguyên do có thể là nhân viên bán hàng của bạn không
được huấn luyện kỹ để nắm rõ chiến lược giá của công ty. Tuy nhiên, đó cũng
có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại mức giá. Khi đó, bạn không nhất
thiết phải hạ giá ngay, nhưng cần thiết lập một bảng giá khác dự phòng.
5.Giá cả cũng tạo ra giá trị
Người ta thường nói: “Món hàng bạn mua có chất lượng tương đương với số
tiền bạn trả”. Khi địnhgiá thấp, bạn chỉ thu hút được những người thích mua
hàng giá rẻ và lợi nhuận bạn thu được cũng rất ít. Họ có thể là những người
không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, nhưng trên thực tế cũng có
những khách hàng thích mua sản phẩm/dịch vụ có giá cao vì họ không tin
tưởng chất lượng của sản phẩm/dịch vụ có mức giá thấp. Điều này cho thấy
chính giá cả cũng tạo ra giá trị của sản phẩm.
. 5 yếu tố giúp định giá sản phẩm Ấn định giá hợp lý cho các sản phẩm chính là chìa khóa dẫn tới thành công. Nhưng định giá chính xác cũng quan trọng không. hàng thích mua sản phẩm/ dịch vụ có giá cao vì họ không tin tưởng chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ có mức giá thấp. Điều này cho thấy chính giá cả cũng tạo ra giá trị của sản phẩm. . họ còn bị thu hút bởi giá trị món hàng, tức giá trị do sản phẩm/ dịch vụ đem lại. Nếu tung ra sản phẩm thượng hạng, bạn hãy định giá đúng với giá trị của nó. Còn nếu bán món hàng bình dân