Cẩntrọng6thờiđiểmdễ
chết vìđautim
Các cơn đautim có nguy cơ xảy ra vào những thờiđiểmdễ chủ quan
như khi ngủ dậy, khi đi làm sáng thứ 2 hoặc khi đi đại tiện…
Khi tỉnh giấc, cơ thể sản sinh adrenaline và các loại hormone stress khác,
làm tăng huyết áp và đòi hỏi lượng oxy cao hơn
1. Khi ngủ dậy
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ đautim tăng 40% vào
buổi sáng.
Khi tỉnh giấc, cơ thể sản sinh adrenaline và các loại hormone stress khác,
làm tăng huyết áp và đòi hỏi lượng oxy cao hơn. Máu trong cơ thể lúc này
đặc hơn, quá trình bơm máu cũng khó khăn hơn bởi cơ thể đang mất nước
cục bộ. Tất cả những yếu tố này khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn.
Trong trường hợp này, nên thức dậy từ từ. Nếu có thói quen tập thể dục buổi
sáng, nên khởi động để làm nóng cơ thể, tránh tăng thêm stress cho trái tim.
Nếu sử dụng thuốc chẹn beta, nên uống trước khi đi ngủ để công dụng được
phát huy mạnh vào buổi sáng.
2. Sáng thứ 2
Vào sáng thứ 2, nguy cơ đautim tăng thêm 20% so với bình thường, bởi chủ
thể cảm thấy căng thẳng và chán nản khi phải đi làm trở lại.
Để tránh tình trạng này, nên thư giãn vào Chủ nhật nhưng tránh ngủ nướng.
Ngủ dậy muộn vào sáng thứ 7, Chủ nhật và thức dậy sớm vào sáng thứ 2 có
thể làm tăng huyết áp bởi cơ thể bị suy nhược và nhịp sinh học bị nhiễu. Tốt
nhất là nên duy trì thời gian ngủ - thức ổn định cho cả tuần.
3. Sau bữa ăn no nê
Một bữa tối gồm các món ăn với hàm lượng calorie cao sẽ ngay lập tức có
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy những bữa ăn giàu chất béo hoặc carbohydrate làm co
mạch máu, dễ dẫn tới tình trạng huyết khối.
Nếu rất muốn thưởng thức các món ăn này, hãy cố gắng điều chỉnh khẩu
phần ăn hợp lý. Một viên aspirin mỗi ngày sẽ giúp tránh tình trạng kết dính
tiểu cầu.
4. Khi đại tiện
Chắc chắn không ai muốn có bất cứ sự cố nào vào lúc này nhưng đáng tiếc
là các cơn đautim vẫn có thể xảy ra bởi quá trình rặn khi đi vệ sinh làm tăng
áp lực lên ngực và làm chậm quá trình chuyển máu ngược trở lại tim.
Để hạn chế nguy cơ đau tim, nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tránh
rặn quá mức.
5. Vận động mạnh
Cơn đautim xảy ra khi chủ thể không quen thuộc với loại hình vận động
này. Cơ thể tiết ra nhiều hormone stress, làm tăng huyết áp và nhịp tim.
Nên luyện tập thường xuyên để bảo vệ tim mạch và tốt nhất là nên tăng
cường độ vận động một cách từ từ.
6. Khi diễn thuyết trước đám đông
Tác động của việc diễn thuyết trước đám đông lên sức khỏe tim mạch cũng
giống như tác động của những hình thức vận động không quen thuộc.
Sự lo lắng từ bên ngoài có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và hàm lượng
adrenaline. Để hạn chế tác động xấu, nên uống thuốc chẹn beta trước khi
diễn thuyết, đi máy bay hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào khiến bản thân
lo lắng quá mức.
. Cẩn trọng 6 thời điểm dễ chết vì đau tim Các cơn đau tim có nguy cơ xảy ra vào những thời điểm dễ chủ quan như khi ngủ dậy, khi đi làm sáng thứ. tiếc là các cơn đau tim vẫn có thể xảy ra bởi quá trình rặn khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên ngực và làm chậm quá trình chuyển máu ngược trở lại tim. Để hạn chế nguy cơ đau tim, nên ăn nhiều. Cơn đau tim xảy ra khi chủ thể không quen thuộc với loại hình vận động này. Cơ thể tiết ra nhiều hormone stress, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Nên luyện tập thường xuyên để bảo vệ tim mạch