1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ công nghệ và dịch vụ rubic

53 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 755,58 KB

Nội dung

TÓM TẮT Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam đều tiến các hoạt động giao thương khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới Đó là lý do vì sao khi có sự thay đổi[.]

Trang 1

TĨM TẮT

Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trong đó có ViệtNam đều tiến các hoạt động giao thương khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới Đó là lýdo vì sao khi có sự thay đổi của tình hình kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Namcũng có biến đổi Một trong những vấn đề kinh tế nổi cộm trong những năm gần đây làtình trạng suy thoái kinh tế năm 2008, dù những ảnh hưởng do nó gây ra đang đượckhắc phục dần dần, tuy nhiên những hậu quả và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế ViệtNam nói riêng và của thế giới nó chung vẫn vơ cùng to lớn, khơng phải trong một thờigian ngắn có thể phục hồi như trước suy thoái

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong trườngĐại học Thương mại đã tạo điều kiện cho em được học tập và nhiệt tình giảng dạy choem được những kiến thức vơ cùng quý giá trong suốt 4 năm học vừa qua Nhưng nămhọc trên ghế nhà trường đã tạo cho em được những kiến thức nền tảng làm hànhtrang cho em sau này đi làm việc Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Nguyễn Thị Thu Hiền thuộc mộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế - Luật đã tận tình chỉbảo và giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành tốt khóa luận tốtnghiệp.

Sau nữa em cũng cảm ơn các tồn thể nhân viên Cơng ty cổ phần đầu tư cơngnghệ và dịch vụ Rubic đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi trong thờigian thực tập và nghiên cứu tại công ty.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè luôn luôn ở bênđộng viên và cỗ vũ tinh thần trong nhưng lúc khó khăn để em có thể hồn thành tốtkhóa luận tốt nghiệp này.

Trong q trình thực tập, cũng như là trong q trình làm khóa luận, khótránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũngnhư kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cơ để em có thể hồn thiệnnghiên cứu của mình tại cơng ty hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2017Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC

TĨM TẮT

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUYTHOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 71.1 Một số khái niệm cơ bản về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp 7

1.1.1 Một số khái niệm về suy thoái kinh tế 7

1.1.2 Khái niệm về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .8

1.2 Lý thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế 8

1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13

1.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THỐIKINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦUTƯ CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ RUBIC .22

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mơ và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp 22

2.2 Phân tích thực trạng tác động của suy thối kinh tế đến hoạt động kinh doanhcủa Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic .24

2.2.1 Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic 24

Trang 4

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến

hoạt động kinh doanh của Cơng ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic 30

2.3.1 Các kết luận về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanhcủa Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic 30

2.3.2 Những ưu điểm của cơng ty trong việc ứng phó với ảnh hưởng suy thối 30

2.3.3 Những hạn chế của cơng ty trong việc ứng phó với ảnh hưởng của suy thốikinh tế 31

CHƯƠNG III CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNHHƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ RUBIC 32

3.1 Quan điểm, định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đếnhoạt động kinh doanh của Công ty 32

3.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam 32

3.1.2 Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệvà dịch vụ Rubic 36

3.2 Các đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic 37

3.2.1 Các biện pháp phát triển thị trường .37

3.2.2 Nâng cao năng lực tổ chức quản lý 38

3.2.3 Cải thiện khả năng chăm sóc khách hàng .38

3.2.4 Các biện pháp khác 39

3.3 Các kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic 39

3.4 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 40

KẾT LUẬN 41

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện một chu kỳ kinh tế 9Hình 1.2: Suy thối hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm1953 10Hình 1.3: Suy thối hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳtrong các năm 1973-1975 11Hình 1.4: Suy thối hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳđầu thập niên 1980 11Hình 1.5: Suy thối hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản).

12

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 –2016 22Hình 2.3: Hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 24

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014-201625

Bảng 2.2: Thống kê kinh doanh tiêu thụ hàng hóa chính của cơng ty (2014-2016) 26Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư côngnghệ và dịch vụ Rubic giai đoạn 2014 – 2016 28Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắtÝ nghĩa

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Customer Price Cost)

CSTT Chính sách tiền tệ

DN Doanh nghiệp

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc gia

ICOR Tỷ lệ vốn tăng thêm trên sản lượng đầu ra

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

ROS Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROA Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn

TCTD Tổ chức tín dụng

SXKD Sản xuất kinh doanh

USD Đồng đơ-la Mỹ

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, thế giới đã trải qua 10 cuộc suythoái kinh tế, gần đây nhất và cũng được coi là nghiêm trọng nhất đó là cuộc khủnghoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ năm 2008 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đãlàm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thịtrường xuất khẩu, thị trường vốn và thị trường lao động và tác động tiêu cực đếnnhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007 và từ đó đã hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới Do đó, khi nền kinh tế thế giới bị suy thối thì nền kinh tế Việt Namcũng khơng thể thốt khỏi hiện trạng chung của nền kinh tế toàn cầu Tăng trưởngGDP qua các năm liên tục giảm, năm 2012 tăng trưởng GDP là 5,03% thấp nhấttrong mười ba năm trở lại đây Năm 2013 kinh tế bước đầu hồi phục, tăng trưởngGDP là 5,42%, tăng hơn năm 2012 là 0,39% nhưng vẫn thấp so với những nămtrước đó nên vẫn chưa kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái GDP tiếp tuc tăng đếnnăm 2015 đạt 6,68%, nhưng đến năm 2016 DGP giảm xuống cịn 6,21%.

Cuộc suy thối kinh tế tác động rất nhiều đến kinh tế và xã hội Việt Nam.Nólàm cho một số ngân hàng mất khả năng thanh toán, rút lại tín dụng dẫn đến cácdoanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn, lãi suất tăng làm tăng chi phí vốnảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.Suy thối còn làm giảm đầu tư vào Việt Nam,giảm xuất khẩu, tăng tỉ lệ thất nghiệp và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp bịphá sản.

Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic là một công ty thương mạihoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy văn phòng, hoạt động thương mại phụthuộc vào nhu cầu các thiết bị văn phịng của các cơng ty, doanh nghiệp trong địabàn Suy thoái kinh tế làm các doanh nghiệp điêu đứng, trực tiếp ảnh hưởng đếncông ty Với những khó khăn chung của nền kinh tế những năm qua công ty đã ápdụng nhiều biện pháp để ổn định và tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh Tuynhiên cần có những nghiên cứu cụ thể giúp cơng ty có thể cónhững định hướng vàkế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càngdiễn ra mạnh mẽ và khốc liệt trong giai đoạn khó khăn này.

Trang 8

2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

2.1 Các nghiên cứu của nước ngoài

- Sách “ Vượt qua khủng hoảng” của tác giả W.Edward.Deming – Nhà xuất bảnThời Đại, năm 2009.

Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết mới về quản lý được xây dựng trên nềntảng 14 luận điểm trong quản lý nổi tiếng của Deming Ông tuyên bố rằng nhữngsai lầm trong việc thiết lập kế hoạch quản lý trong tương lai chính là nguyên nhândẫn đến sự sụt giảm của thị trường, song hành với nó là nạn thất nghiệp bùng nổ.Deming đã cung cấp cho độc giả những nguyên tắc cơ bản và tối quan trọng nhất vềđổi mới quản lý cùng thách thức để áp dụng chúng trong môi trường doanh nghiệpnhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

- Sách “Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng 2008” củaPaul Krugman – NXB Trẻ - 2009

Nội dung chính: Tác giả phác họa những phương cách mà nguồn vốn tài chínhở châu Á và Mỹ La – tinh gây ra suy thoái đột ngột, lạm phát liên tục, mất giá tiềntệ; đối chiếu những gì xảy ra ở châu Á và Mỹ La – tinh cùng những gì đang xảy ra ởMỹ, châu Âu và những quốc gia phát triển và cuốn sách đưa ra những quan điểmcùng hệ thống các giải pháp ở góc độ vĩ mơ nhằm giải quyết vấn đề suy thoái kinhtế.

2.2 Các nghiên cứu trong nước

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp luôn là một vấn đề lớn,thu hút được sự quan tâm của những ngườinghiên cứu Có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này nhằm khắc phục nhữngảnh hưởng đó, cụ thể:

- Bài thảo luận về chính sách chống suy thối ở Việt Nam CS-04/2008, năm2008 Tác giả: Nguyễn Đức Thành, Giảng viên khoa kinh tế học phát triển, trườngđại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự.

Trang 9

quả cao nhất theo ba khía cạnh: thành phần của cầu cuối cùng, ngành kinh tế vàvùng kinh tế

- Trần Đình Thiên,(2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến ViệtNam và giải pháp ứng phó Hội thảo khoa học tác động của khủng hoảng tài chínhvà suy thối kinh tế thế giới- Chính sách ứng phó của Việt Nam.

Nội dung chính của bài nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhâncủa khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tác động của nó đến kinh tếViệt Nam, từ đó đưa ra các chính sách đối phó với khủng hoảng dựa trên nghiêncứu cuộc khủng hoảng 2008.

- Bài viết “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trongthời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng” của THS NguyễnThị Minh Huệ & THS Tăng Thị Thanh Phúc – bài viết trên sbv.gov.vn – 2011.

Nội dung chính: Phân tích vị trí vai trị của doanh nghiệp tư nhân trong nềnkinh tế quốc dân, thực trạng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ suythoái kinh tế và giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp từ vốn tín dụng ngânhàng.

* Khóa luận tham khảo

- Khóa luận tốt nghiệp của Trịnh Thị Huyền, khoa Kinh tế - luật, Đại họcThương Mại: “ Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoáikinh tế đến hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội”.

Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và hệ thống các giảipháp kích cầu nhằm hạn chế các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh thiết bị văn phịng trên địa bàn Hà Nội.

- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thành Nam, khoa Kinh tế - luật, Đại họcThương Mại: “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh củacông ty TNHH thương mại Thái Thành”.

Tác giả đề cập những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinhdoanh của cơng ty TNHH, những khó khăn, thách thức mà cơng ty đã và đang đốimặt và các biện pháp,cùng với các chiến lược công ty đưa ra giúp công ty có thể tồntại và phát triển.

- Đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến việc tiêu thụ sản phẩm của côngty cổ phần may Nhà bè – chi nhánh Hà Nội” khóa luận của tác giả Trương CơngLong – Trường Đại học Thương Mại (2013)

Trang 10

thối kinh tế đến tiêu thụ của Cơng ty Cổ phần may Nhà Bè Ở khóa luận này tác giảđã xây dựng được một hệ thống lý thuyết tương đối đầy đủ Về thực trạng thì tác giảđã phân tích rất tốt tình hình suy thối kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2010-2012, tác giả đã phân tích khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩmcủa cơng ty và các chính sách đưa ra cũng rất thuyết phục, có tính khả thi đối vớidoanh nghiệp Nhưng bên cạnh cái thành tựu đạt được thì tác giả vẫn cịn một sốthiếu sót như chưa đề cập tới cơng ty có vay vốn ngân hàng nhưng trong phần thựctrạng khơng có ảnh hưởng của suy thoái đến đầu vào là vốn của doanh nghiệp Bêncạnh đó nghiên cứu tuy có đề cập đến ảnh hưởng của suy thoái đến cầu của ngườidân về hàng may mặc nhưng lại khơng có sự thống kê đầy đủ về cầu giảm như thếnào và ở các thị trường ra sao.

Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đi sát mục tiêu nghiên cứu,giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế là mộtvấn đề lớn hiện nay của các nền kinh tế, có rất nhiều các bài báo, bài viết liên quanđến vấn đề nghiên cứu nhưng chủ yếu đứng trên góc độ vĩ mơ, nghiên cứu các ảnhhưởng của suy thối đến nền kinh tế nói chung, không đi sâu vào từng doanhnghiệp cụ thể Mặt khác một số đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp cụ thể, nhưng cáclĩnh vực khác nhau thì tác động và ảnh hưởng là khơng giống nhau Cũng có nhữngđề tài nghiên cứu về công ty như đề tài của tác giả Trịnh Thị Huyền nhưng lại vềvấn đề kích cầu, nghiên cứu về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến cơng ty khơngchun sâu Vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu các ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubicnhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với công ty, giúp công ty kinh doanh hiệu quả,vượt qua thời kỳ suy thối đầy khó khăn và tiếp tục phát triển hơn nữa trong tươnglai.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận về ảnh hưởng củasuy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty và đề xuất giải pháp pháttriển kinh doanh cho công ty trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, tổng quan lý thuyết về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoáikinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 11

Thứ ba, đề xuất giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái đếnhoạt động kinh doanh của công ty.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnhhưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt khơng gian: khóa luận chỉ nghiên cứu tập chung vào ảnhhưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tưcông nghệ và dịch vụ Rubic.

Phạm vi về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinhtế tới hoạt động kinh doanh của công ty từ 2014 - 2016.

Về mặt hàng: khóa luận nguyên cứu về mặt hàng máy tính, và các thiết bị máyvăn phịng.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty, báo cáokinh doanh, kế hoạch kinh doanh, bảng lương nhận viên,… từ các phịng ban củacơng ty như phịng kế tốn, phịng kinh doanh, phịng kế hoạch, phịng hành chính –nhân sự, phịng marketing.

Ngồi ra, tác giả còn thu thập một số sách, tài liệu, bài viết, luận văn có liênquan đến đề tài, tiếp cận các thông tin liên quan đến sản phẩm quần áo từ báo chí,website, bên cạnh đó tiến hành chọn lọc và nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của suythoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng để đảmbảo tính xác thực trong bài khóa luận của mình.

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Thông tin sau khi đã thu thập cần được chọn lọc và xử lý các thơng tin đó chophù hợp với mục tiêu mà mình hướng tới Sau khi các thông tin, dữ liệu đã đượcchọn lọc và xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu.trong đề tài,đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích thơng tin như sau:

- Phương pháp tổng hợp thống kê:

Trang 12

thu, lợi nhuận, số lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường Hà Nộiqua các năm cũng như cơ cấu sản phẩm để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp đối chiếu so sánh:

Phương pháp này giúp cho việc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ, giữa cácdoanh nghiệp khác nhau để có thể có những đánh giá khách quan về tình hình pháttriển của doanh nghiệp mình nghiên cứu.

- Phương pháp khác: Phương pháp chỉ số, sử dụng phần mềm trong việc vẽ cácbiểu đồ phục vụ cho việc phân tích các số liệu thứ cấp.

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngồi phần tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, các danh mục, phụ lục và tài liệutham khảo thì khóa luận có kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến hoạtđộng kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

Trang 13

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINHTẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1 Một số khái niệm về suy thoái kinh tế.

Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quanđiểm của các trường phái khác nhau:

Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa: “Suy thoái kinh tếlà sự suy giảm lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng haiquý liên tiếp trở lên trong một năm” [1.tr.134]

Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) Hoa Kỳ chorằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiềutháng” [2.tr.68].

Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tếcủa toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp.Các thời kỳ suy thối có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăngnhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ lạm phát.

Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế Sự tan vỡtàn phá kinh tế gọi là sự suy sụp, đổ vỡ kinh tế Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốcgia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.

Một số đặc điểm của suy thoái kinh tế

- Tiêu dùng giảm mạnh,hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trongcác doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến Việc nàydẫn đến nhà sản xuất cắtgiảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quảlà GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảmxuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuấtgiảm bởi nguyên nhân cầu sút kém Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăngkhơng nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Trang 14

1.1.2 Khái niệm về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

a Khái niệm về doanh nghiệp

Khái niệm về doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014đượchiểu: “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh”

Từ khái niệm trên có thể nhận định được doanh nghiệp là một đơn vị kinh tếcó tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con ngườinhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thị sản phẩm hoặc dịch vụ,trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thơng qua đó tối đa hóa lợi nhuậncủa chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.

b Khái niệm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 4 Mục 16 Luật Doanh nghiệp 2014: “Hoạt động kinh doanhlà việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầutư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằmmục đích sinh lợi”.Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóavà dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với ngườitiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộngsàn xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từnghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thơng qua việc thỏa mãnnhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Lý thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế

1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế

Trang 15

(Nguồn: Sách kinh tế vĩ mô- NXB kinh tế TPHCM- năm 2014)

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện một chu kỳ kinh tế

Các pha của chu kỳ kinh tế:

Suy thoái: Là pha trong đó GDP thực tế giảm đi Ở Mỹ và Nhật Bản, người taquy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai qliên tiếp thì mới gọi là suy thối Đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn này là tỷlệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm sút, nguồn cung hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ hàng tồncao.

Phục hồi:Là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suythoái Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ Hoạt động kinh doanh bắtđầu tiến triển, doanh nghiệp tuyển lao động trở lại, tăng lượng đặt hàng từ nhàcung cấp

Hưng thịnh:Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trướclúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ) Kếtthúc phahưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới Điểm ngoặt từ pha hưng thịnhsang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế Tại đỉnh của chu kỳ, hoạtđộng kinh doanh sẽ ngừng mở rộng thêm, việc làm, tiêu dùng, sản xuất của nền kinhtế đạt đến mức cao nhất

Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngượclại.

1.2.1.2 Các dấu hiệu của suy thoái kinh tế

Tốc độ tăng trưởng chậm lại, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân liên tiếp giảmqua các năm Ta có cơng thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:

g(%)=(Y 1−Y 0)

Y 0 ∗100 %

Trang 16

g(%): tốc độ tăng trưởng kinh tế

Y1: tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân GNP ở thời kỳnghiên cứu.

Y2: Tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân GNP ở thời kỳtrước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nghĩa là tổng sản phẩm của nên kinh tếcó tốc độ tăng giảm dần, thời kỳ sau tăng với tỷ lệ phần trăm giảm so với thời kỳtrước.

Sức mua của thị trường giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâubền trong các doanh nghiệp tăng lên ngồi dự kiến Việc này dẫn đến nhà sản xuấtcắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng cắt giảm vàkết quả là GDP thực tế tiếp tục giảm sút.

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cầu lao động giảm Đầu tiên là số ngày làm việc củangười lao động giảm xuống do hoạt động sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị hạn chế,tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất bịgiảm bới nguyên nhân cầu sút kém Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăngkhơng nhanh trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, do nhu cầu giảm làm cho hànghóa sản xuất ra không tiêu thu được Nhu cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suấtgiảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Các hoạt động đầu tư ngưng trệ và chỉ mang tính chất cầm chừng.1.2.1.3 Các dạng suy thối kinh tế

Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồthị tăng trưởng theo q Có các kiểu suy thối sau hay được nhắc đến:

Suy thối hình chữ V: Đây là kiểu suy thối mà pha suy thoái ngắn, tốc độ

Trang 17

(Nguồn: Sách kinh tế vĩ mô - NXB kinh tế TPHCM - năm 2014)

Hình 1.2: Suy thối hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm1953

Suy thối hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất

chậm Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoátkhỏi suy thoái Trong thời kỳ thốt khỏi suy thối, có thể có các q tăng trưởngdương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.

(Nguồn: Sách kinh tế vĩ mô - NXB kinh tế TPHCM - năm 2014)

Hình 1.3: Suy thối hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳtrong các năm 1973-1975

Suy thối hình chữ W: Đây là kiểu suy thối liên tiếp Nền kinh tế vừa thoát

khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thối.

(Nguồn: Sách kinh tế vĩ mơ - NXB kinh tế TPHCM - năm 2014)

Hình 1.4: Suy thối hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳđầu thập niên 1980

Suy thối hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái

Trang 18

(Nguồn: Sách kinh tế vĩ mơ - NXB kinh tế TPHCM - năm 2014)

Hình 1.5: Suy thối hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản).

1.2.1.4 Tác động của suy thoái kinh tế đến nền kinh tế

Suy thoái kinh tế năm 2008 mang đến cho bức tranh kinh tế thế giới màu sắc uám, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngồi ảnh hưởng đó.Nền kinh tế gặp khókhăn như:

- Khả năng thanh toán trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị hạn chế Dướiphạm vi ảnh hưởng rộng của suy thoái kinh tế, các lĩnh vực như: đầu tư, tài chính –ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng Việc huy động vốn của các doanh nghiệp để hỗ trợthanh toán cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

-Nguồn hàng cung cấp hàng hóa cũng bị ảnh hưởng Các hoạt động sản xuất,xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, điều này dẫn đến sự hạn chế của nguồn cung chohoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn do hàng hóa sảnxuất ra khơng tiêu thụ được, nhiều nhà máy, cơng xưởng phải đóng cửa làm chotình trạng thất nghiệp ngày càng tăng khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dângiảm.

- Lĩnh vực tài chính, hệ thống ngân hàng do lo sợ doanh nghiệp vay vốn làm ănthua lỗ, khơng có khả năng trả nợ, các ngân hàng sẽ thắt chặt vốn tín dụng khiếncho việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp hạn chế.

Trang 19

xuất nhập khẩu Ví dụ, khi đồng tiền nội tệ mất giá, đồng nghĩa là đồng ngoại tệ lêngiá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn Khi giá cảrẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao,mức cầu mở rộng và khốilượng hàng hóa xuấtkhẩusẽgia tăng,tạo điều kiện để DN thu về lợi nhuận tronghoạt động SXKD Ngược lại,khi đồng nội tệ lên giá trong sự tương quan với sự mấtgiá của đồng ngoại tệ sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi nhưng nhập khẩu lại tănglên.Cụ thể hơn là giá cả hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn.

- Chính sách thương mại của các quốc gia Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thếgiới, các quốc gia thường có xu hướng bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩyxuất khẩu Vì vậy, các quốc gia này có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế các hànghóa nhập khẩu vào trong nước.

1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên đikèm mục tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tới những mục tiêuxã hội nhất định, như: Giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội nâng cao mức sốngcủa cán bộ, nhân viên

Định rõ mục tiêu là điều quan trọng trong thành cơng của tổ chức vì chúngđịnh rõ hướng đi, cho thấy những ưu tiên, những sự hợp tác cần thiết, là cơ sở choviệc lập kế hoạch và hoạt động có hiệu quả Mục tiêu đặt ra phải đảm bảo tính hợplý, tính rõ ràng, tính đo lường được, tính phù hợp.

Mục tiêu theo thời gian như:

- Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanhnghiệp mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau Mục tiêu dài hạn(mục tiêu trên 1 năm): là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời giantương đối dài, thường là các lĩnh vực:

Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi

Năng suất làm việc

Phát triển việc làm

Quan hệ giữa công nhân viên

Thị trường tiêu thụ

Trang 20

Các mục tiêu dài hạn là cơ sở định hướng quan trọng của việc hình thành cácchiến lược, các mục tiêu ngắn hạn đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện cácchiến lược Đó là cơ sở để doanh nghiệp tính tốn phân bổ các nguồn lực.

Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận Các mục tiêu được thiết lập cho tồncơng ty và cho mỗi bộ phận.

1.2.2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực ngành nghề khác nhau sẽ lựa chọn và xâydựng những quy trình kinh doanh cụ thể khác nhau Tuy nhiên, quy trình hoạt độngkinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp có thể được biểu diễn như sau:

Hình 1.6: Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

( Nguồn: Chương 6-Sách quản trị chuỗi cung ứng-TS Nguyễn Thành Hiếu)Trong tồn bộ chu trình hoạt động trên, chức năng sản xuất là một giai đoạntrung gian, các giai đoạn đầu và cuối của chu trình thuộc về chức năng lưu thônghay thuộc về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũngchính là nhu cầu của thị trường Thông qua nắm bắt nhu cầu thị trường, doanhnghiệp lựa chọn hoặc bằng cách sản xuất hoặc bằng cách lựa chọn nguồn hàng từcác nhà sản xuất, phân phối khác đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Sau khi lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp tổ chức tiêu thụsản phẩm Đây là bước quan trọng nhất quyết định kết quả của hoạt động kinhdoanh Sau khi tổ chức tiêu thụ cần phải có điều tra và có những điều chỉnh thíchhợp nhằm tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu kết quả

Chỉ tiêu doanh thu

Trang 21

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa,cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng,giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiệnviệc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và các nguồn thukhác Doanh thu thực hiện trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xácđịnh bằng cách nhân giá bán với số lượng hàng hóa rhay khối lượng hàng hóa.

Cơng thức: TR =

i=1n

PiQi

TR: doanh thu

n: Loại hàng hóa hay dịch vụ

Qi: Lượng hàng hóa, dịch vụ thứ I bán ra trong kì

Pi: giá cả một đơn vị hàng hóa dịch vụ thứ i.Chi phí kinh doanh

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí chohoạt động khác Chi phí cho hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu,khấu hao tài sản cố định, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương, cáckhoản trích nộp theo quy định của nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền.

Chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đicác chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận tăng chứng tỏ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp tốt.

Tổng lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

* Chỉ tiêu hiệu quả

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = LợinhuậnrịngDoanhthu×100 %

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từmột đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanhnghiệp tằng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăngdoanh thu phải lớn hơn tốc độ tằng chi phí.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = TổnglợinhuậntrongkỳTổngchiphí×100 %

Trang 22

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = TổnglợinhuậnTổngvốn×100 %

Trang 23

1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp* Các nhân tố khách quan

Là các nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được nó tác động liêntục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau,vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Hoạtđộng kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xuhướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên tồn bộ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hố, xãhội, cơng nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinhtế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được đồng thời nó cótác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường Nghiên cứu những yếutố này doanh nghiệp khơng nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo rakhả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.

Mơi trường chính trị, pháp luật

Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phảituân theo quy định về luật pháp của nước sở tại Doanh nghiệp sẽ không thể tồn tạinếu không tuân thủ Các yếu tố thuộc về mơi trường chính trị, pháp luật có tác độngchi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một quốc gia có hệ thống luậtpháp hồn thiện, có mơi trường chính trị ổn định sẽ tạo ra các cơ hội tốt để các nhàđầu tư, kinh doanh tìm đến Môi trường tốt sẽ tạo ra được cơ hội kinh doanh bìnhđẳng cho các doanh nghiệp, tạo phúc lợi cho xã hội và góp phần phát triển đấtnước Ngược lại, một quốc gia có cơ chế chính sách phức tạp, khơng hồn thiện, hệthống chính trị bất ổn khơng những khơng thu hút được các nhà đầu tư, mà cịn tạokẽ hở cho những hành vi lách luật, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hànggiả,… gây tổn thất cho nền kinh tế.

Các chính sách vĩ mơ của nhà nước

Trong thời kì suy thối, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của nhà nước là ổn địnhkinh tế vĩ mơ Nhà nước ban hành các chính sách nhằm hạn chế tác động của suythối kinh tế như các gói kích cầu, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,… cácchính sách này có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế và công nghệ

Trang 24

Công nghệ là một đầu vào quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnhtranh cho mình Cơng nghệ phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh,sản xuất, ngược lại công nghệ không phù hợp sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trongcạnh tranh

Các cơng cụ và chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng biểu hiện sức khỏecủa nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, chỉ số CPI,…

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổnđịnh đó là dấu hiệu nền kinh tế tốt Nhu cầu tiêu dùng của các chủ thể trong nềnkinh tế tăng cao, là dấu hiệu tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh,phát triển sản phẩm và thị trường mới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, cũng nhưmở rộng sang lĩnh vực mới nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận Nhưng khi nền kinh tếcó tốc độ tăng trưởng khơng ổn định, thậm chí tăng trưởng âm, doanh nghiệp cầnthận trọng trong việc đề ra chính sách kinh doanh và cạnh tranh, cần xem xét cáckhoản đầu tư và phát triển mới.

Mơi trường văn hóa, xã hội

Các yếu tố văn hóa, xã hội ln tồn tại xung quanh doanh nghiệp và kháchhàng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định quy mơ và cơ cấu cấu hàng hóa dịch vụ.Quy mô dân số càng lớn, cơ cấu dân số trẻ thì cầu càng cao, doanh nghiệp có cơ hộimở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng lợi thế theo quy mơ để phát triển, tăng lượnghàng hóa dịch vụ cung cấp ra thị trường.

Thu nhập và phân phối thu nhập của từng hộ gia đình cũng có tác động lớnđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thu nhập cao, tăng nhanh thì cầu đốivới hàng hóa dịch vụ cũng cao, tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng Doanhnghiệp nào đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng thì doanhnghiệp đó sẽ dành chiến thắng trên thương trường và tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó các yếu tố về văn hóa, sắc tộc, tơn giáo cũng có ảnh hưởng khơngnhỏ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để tồn tại, doanh nghiệpkhông chỉ cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác, mà điều quan trọng sản phẩmmà doanh nghiệp cung cấp phải phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của địaphương, đất nước, con người nơi kinh doanh Doanh nghiệp có thể thay đổi sảnphẩm theo hướng phù hợp với văn hóa, tập tục hoặc cũng có thể là người tạo nênvăn hóa trong tiêu dùng mới ở thị trường hoạt động

Trang 25

- Lãi suất: Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh của doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cần nhiều vốn vay để tiếp tục hoạt động sảnxuất Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khơng chỉ gặp khó khăn trong việc sử dụngnguồn vốn đi vay cho hiệu quả, bởi lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp, mà hơn nữa doanh nghiệp còn có thể gặp khó khăn trong việc tiếpcận nguồn vốn.

- Biến động giá cả: Thể hiện qua chỉ số CPI, CPI tăng cao, nền kinh tế đang cólạm phát, giá cả tăng, các chủ thể trong nền kinh tế đều có động thái thắt chặt chitiêu, do đó tổng cầu giảm, tồn kho của doanh nghiệp tăng cao Trong thời kỳ suythối, doanh nghiệp cần dự báo tình hình giá cả cũng như nhu cầu nguyên vật liệu,… để đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tránh hiện tượng thiếu hụt cũng như giảm giáhàng tồn kho, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

- Tôc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tếliên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Điều kiện tự nhiên và cơ sở ha tầng

Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu,thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sảnxuất kinh doanh trong khu vực hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hànghoá Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật,các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh mộtmặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinhtế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chếkhả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặcbiệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…

Yếu tố khách hàng

Khách hàng là những người có nhu cầu và có khả năng thanh tốn về hànghố và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh cung cấp Khách hàng là nhân tố quantrọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giớitính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phảnánh q trình mua sắm của họ Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhucầu từng nhóm cho phù hợp.

Đối thủ canh tranh

Trang 26

nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn,nâng cao được tính năngđộng nhưng ln trong tình trạng bị đẩy lùi.

Người cung ứng

Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mà cungcấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp không phải nhỏ,điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợpđồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theoyêu cầu …

* Các yếu tố chủ quan

Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cóthể kiểm sốt ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh Tiềmnăng phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềmnăng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắnđồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Sức mạnh về tàichính, tiềm năng về con người, tài sản vơ hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độtrang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh vàkhả năng kiểm sốt trong q trình thực hiện mục tiêu

- Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sởhữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năngquản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tài chính thể hiện ởkhả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

- Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đápứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, độingũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năngchun mơn hố cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụngvà khai thác các cơ hội kinh doanh …

Trang 28

1.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

a Ảnh hưởng của suy thối đến chi phí kinh doanh

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơbản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Quá trình sử dụng các yếutố cơ bản trong kinh doanh cũng đồng thời là q trình doanh nghiệp phải chi ranhững chi phí kinh doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định,chi phímua hàng, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, việc sử dụng lao động có các chi phílà tiền lương, tiền cơng, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn trong đó chiếm phần lớn là chi phí mua hàng.

Suy thối kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội Việc chínhphủ áp dụng các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền và kiềm chế lạmphát ảnh hưởng nhiều đến chi phi vay vốn của doanh nghiệp Lãi suất cho vay biếnđổi khó lường, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, nguồn vốn cho vaycủa các ngân hàng cũng trở lên eo hẹp, gây khó khăn cho q trình huy động vốn vàvay vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vànhỏ Điều này tác động đến chi phí vay vốn và chi phí huy động vốn của doanhnghiệp.

Sự biến đổi liên tục của thị trường hàng hóa trên thế giới dựa theo sự suygiảm hay tăng lên của tổng cung sẽ làm thay đổi giá cả hàng hóa Điều này ảnhhưởng đến chi phí mua hàng của doanh nghiệp Giá hàng hóa tăng nhanh đồngnghĩa với chi phí mua hàng lớn hơn Bên cạnh đó giá điện, xăng dầu, giá nhập khẩumáy móc… đều tăng khiến chi phí để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lưu trữ… tăng nhanh vàtăng nhanh hơn giá thành sản phẩm, làm cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp khơng hiệu quả

Chi phí là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xác định giá bán sảnphẩm của mình, sao cho việc xác định mức giá đó là hợp lý và đảm bảo sức cạnhtranh trên thị trường Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu trong việc lựa chọn phươngán đầu tư của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu: hiệu quả cao – chi phí thấp.Chi phí là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp giữa các kỳ với nhau hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Trang 29

b Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến tổng doanh thu của hoạt động kinhdoanh

Do chi phí tăng đẩy giá thành của sản phẩm lên cao, để đảm bảo lợi nhuận vàquá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ là phảităng giá bán Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nguồn chi tiêu sẽtăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước, làm giảm khả năngthanh tốn Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá bán,làm giảm doanh thu của doanh nghiệp Tác động từ hai phía mẫu thuẫn này đã gâykhó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định được một mức giá bán hợp lý, vửađảm bảo được khách hàng chấp nhận, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho doanhnghiệp.

suy thối kinh tế có tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu racủa các doanh nghiệp Trước hết đó là sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa Bên cạnhđó, suy thoái sẽ kéo theo thất nghiệp, điều này khiến cho thu nhập của người dângiảm xuống mức thấp, đây là nguyên nhân làm cho sức mua của người dân bị hạnchế bởi họ khơng có khả năng thanh tốn Điều này cũng tác động tiêu cực làm thịtrường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến sản lượng hànghóa được tiêu thụ của doanh nghiệp giảm, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

c Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thối trở nênkhó khăn hơn bao giờ hết Doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, các khoản chiphí để hoạt động kinh doanh tăng lên nhanh chóng Từ đó lợi nhuận của doanhnghiệp bị đi xuống rất nhiều Các chỉ tiêu do lường hiệu quả kinh doanh: tỷ suất lợinhuận, ROA, ROE, ROI… đều giảm cho thấy việc sử dụng không hiệu quả vốn kinhdoanh cũng như nguồn lao động Nguyên nhân của tình trạng này là xuất phát từmơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và sự suy thối của tồn bộnền kinh tế thế giới và trong nước.

Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất bán hàng doanh nghiệp có thêm cáckhoản lợi nhuận tài chính Tuy nhiên trong giai đoạn suy thối, nguồn vốn bị hạnhẹp và mơi trường đầu tư tài chính có rất nhiều rủi ro Doanh nghiệp khơng cóđược các nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào các hoạt động tài chính ngắn hạn nhưchứng khốn, cổ phiếu… để thu lợi nhuận nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũnggiảm

Trang 30

tế này thì mục tiêu lợi nhuận khơng phải là mục tiêu hàng đầu của các doanhnghiệp Tuy nhiên nếu khơng có lợi nhuận đủ để bù đắp các chi phí cố định và chiphí hoạt động kinh doanh sẽ gây thua lỗ Việc cân đối giữa chi phí và doan thu luônlà mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp Để đảm bảo một tỷ suất lợinhuận hợp lý đối với nhà đầu tư cũng như cho quá trình tái sản xuất, doanh nghiệpđã lựa chọn những sách lược nhằm giảm chi phí sản xuất thơng qua việc bố trí hợplý q trình sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp lý, lập kế hoạch sản xuấtlinh hoạt và điều chỉnh lại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ

VÀ DỊCH VỤ RUBIC

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016

a Tốc độ tăng trưởng GDP

Trong giai đoạn 2013 -2016, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phụchồi, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng từ năm 2013 -2015, năm 2016 lại bị giảm.Cụ thể: từ năm 5.42% năm 2013 tăng lên 6.68% năm 2015, nhưng lại giảm xướng6.21% năm 2016.Thể hiện như trong biểu đồ sau:

Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016012345678Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2013-2016 (%)Series 1( Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trang 31

Lãi suất năm 2014 vẫn theo xu hướng giảm như những năm trước Lãi suấtcho vay khoảng 9,5 – 11%/năm áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn Hệthống ngân hàng cũng từng bước ổn định, khơng cịn mong manh như những năm2011 từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn toàn cầu.

Năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm nhưng so với các nước trong khu vực cũngnhư thế giới, mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn khá cao, đặc biệt là lãi suất chovay.

Nhìn lại năm 2016 vừa qua, lãi suất huy động đã tăng trở lại trong khi lãi suấtcho vay lại giữ vững ổn định, nguyên nhân chủ yếu do sự chạy đua vốn huy độnggiữa các ngân hàng thương mại Cụ thể, đến cuối năm, lãi suất huy động ở mức6,5%-8%/năm kỳ hạn trên 12 tháng.

c Tỷ giá hối đoái

Năm 2014 là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đốitượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vựcưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm sovới vay vốn VNĐ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùngvới tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau nhữngthông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014, NHNNđã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên 21,246 VNĐ/USD, có hiệu lực từngày 19/6/2014 Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng một năm.

d Tăng trưởng bán lẻ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ doanh thu tiêu dùng năm 2016 đạt3.527,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%), nếuloại trừ yếu tố giá thì cịn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% so với năm trước dosức mua không biến động lớn trong khi giá tiêu dùng năm nay cao hơn năm trước.

e Cán cân thương mại

Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD.Kim ngạch hàng hoáxuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước Trong đó,khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8% Khu vực FDI (kể cả dầu thô)đạt 125,9%, tăng 10,2%.

Trang 32

( Đơn vi: Tỷ USD)

( Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hình 2.3: Hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Cán cân thương mại tính chung cả năm 2016 suất siêu 2,68 tỷ USD Trong đó, khuvực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực FDF xuất siêu 23,7 tỷ USD.

f Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi thángtăng 0,4% CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơnnhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằmtrong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang1,87% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83%so với bình quân năm 2015.

2.2 Phân tích thực trạng tác động của suy thối kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

2.2.1 Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic

Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

Tên giao dịch: RUBIC SERVICES AND TECHNOLOGY INVESTMENT JOINTSTOCK COMPANY

Tên viết tắt: RUBIC STI.,JSC

Địa chỉ: 207 nhà 54 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội.

Trang 33

Website: http://rubicjsc.vn/

Mã số doanh nghiệp: 0105725451 đăng ký lần đầu năm 2011 do sở Kế hoạchvà Đầu tư Hà Nội cấp.

Tình hình hoạt động: Đang hoạt động.Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần.Mã số thuế: 0105725451

Cơng ty có chức năng thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinhdoanh đã được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội chứng nhận Các ngànhnghề kinh doanh chính của cơng ty là:

– Bán bn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.– Bán bn các thiết bị văn phịng.

– Tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính.– Sửa chữa máy tính và các thiết bị ngoại vi.

– Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.– Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic có vốn điều lệ 3 tỷđồng.Đặt địa chỉ tại số nhà 207 nhà 54 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng,quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Với diện tích mặt bằng 200m2 bao gồm các phòngban thực hiện việc điều hành và quản lý hoạt động.

Cửa hàng kinh doanh được đặt tại 25 Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hà Đơng, HàNội.Cửa hàng có mặt tiền rộng khoảng 10m, trưng bày các thiết bị văn phòng đượcưu chuộng trên thị trường gần đây.cửa hàng rộng khoảng 800m2 gồm phòng trưngbày sản phẩm và 1 kho hàng.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính thiết bị máy văn phịng,đồng thời cung cấp các dịch vụ bảo trì sửa chữa liên quan.

2.2.2 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phẩn đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic

Trang 34

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014-2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Nội dungNăm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng doanh thu5015.44794.75496.6

Tổng lợi nhuận trước thuế870.4720.5958.5

Thuế thu nhập doanh

nghiệp191.5158.5191.7

Lợi nhuận sau thuế678.9562766.8

(Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014-2016)Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta có thể đưa ra được một số đánh giásơ bộ về tình hình sản suất kinh doanh của Công ty như sau:

Doanh thu của công ty chưa ổn định, cụ thể trong năm 2014-2015 doanh thucông ty giảm từ 5015.4 triệu đồng xuống 4794.7 triệu đồng giảm 4.4% Theo nhưbáo cáo của phòng kinh doanh cho biết, doanh thu bán hàng năm 2015 giảm so vớinăm 2014 là vì năm 2014, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế,nhiều công ty doanh nghiệp được thành lập, nhu cầu về máy văn phịng cũng từ đótăng cao Sang năm 2015, tình hình bán hàng của cơng ty tăng chậm hơn so vớinăm trước, mặt hàng bán được chủ yếu là máy vi tính, laptop mặt hàng này lợinhuận khơng sao so với bán máy in và máy photocopy, bên cạnh đó, ngồi ra cịn cóngun nhân từ phía thị trường.

Doanh thu công ty trong năm 2016 tăng 14.64% từ 4794.7 triệu đồng lên5496.6 triệu đồng Đó là thành tựu rất đáng tự hào của cơng ty cho thấy tình hìnhkinh doanh của cơng ty có những tiến triển lớn

Nhìn vào lợi nhuận của cơng ty ta có thể thấy, mặc dù doanh thu bán hàng làkhá cao nhưng sau khi trừ đi các chi phí thuê nhân viên, chi phí th văn phịng vàcác chi phí khác thì lợi nhuận trước thuế thu được vẫn còn ở mức thấp Cho thấy,công việc kinh doanh của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, cơng ty cần có nhữngchiến lược kinh doanh mới để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn Tuynhiên, chúng ta có thể lạc quan trong tương lai khi thị trường đang có dấu hiệu hồiphục đáng khích lệ sau khủng hoảng

* Doanh thu theo mặt hàng của công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụRubic.

Trang 35

Bảng 2.2: Thống kê kinh doanh tiêu thụ hàng hóa chính của công ty (2014-2016)(Đơn vị: triệu đồng)Mặt hàng201420152016DoanhthuTỷ lệdoanhthu (%)Doanh thuTỷ lệdoanhthu (%)DoanhthuTỷ lệdoanhthu (%)Máy vi tính1105.5221053.3221012 218.4Laptop1178.123.51102.5231128.520.5Máy photocopy947.718.9921.819.21032.318.7Máy in982.519.6832.717.41045.719Hàng hóa và dịch vụ khác801.616884.418.41277.923.4Tổng doanh thu5015.41004794.71005496.6100

( Nguồn: phịng kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụRubic)Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, mặt hàng máy vi tính và laptop là 2 mặthàng bán chủ lực của công ty, 2 mặt hàng này được kỳ vọng doanh thu lớn nhất,nhưng theo thời gian, doanh thu của 2 mặt hàng này lại giảm xuống.

Đối với mặt hàng máy vi tính,doanh thu máy vi tính từ 22% năm 2014 giảmxuống còn 18.4% năm 2016.Lý giải điều này, phịng kinh doanh của cơng ty chorằng, với sự lên ngôi của các thiết bị thông minh, nhỏ gọn, tiện lợi như smart phone,ipad… đã làm giảm nhu cầu về máy vi tính trên thị trường Máy vi tính công ty bánđược chủ yếu vẫn là bán theo đơn hàng để làm máy văn phòng, bán lẻ máy vi tínhkhơng cịn được nhiều như các năm trước nữa.

Đối với laptop,doanh thu giảm từ 23.5% năm 2014 xuống còn 20.5% năm2016, đây vẫn là một trong những mặt hàng đạt doanh thu bán hàng lớn nhất củacông ty đạt 1128.5 triệu đồng (2016) Khơng như máy vi tính, laptop vẫn giữ đượctốc độ tăng trưởng ổn định vì đây vẫn là một sản phẩm cần thiết đối với bất kỳ cánhân nào bởi các tính năng và cơng dụng của nó.

Trang 36

Năm 2016 đánh dấu sự thích nghi của Cơng ty với khủng hoảng Hai mặt hàngcông ty bán được chủ yếu vẫn là máy vi tính và laptop, tuy khơng đạt được doanhthu cao nhưng công ty khéo léo phát triển kinh doanh theo hướng dịch vu hỗ trợtheo đó doanh thu dịch vụ tăng từ 16% năm 2014 lên 23.4% năm 2016 Rút kinhnghiệm từ năm 2015, công ty đã chú trọng trong việc phân tích thị trường, xác địnhmục tiêu lợi nhuận, thích ứng với thị trường, khủng hoảng.

Ta có thể thấy, dưới tác động của suy thoái kinh tế làm chỉ tiêu doanh thu củaCông ty thay đổi, các chỉ tiêu doanh thu thay đổi phù hợp với thị trường trong từnggiai đoạn, doanh thu không ổn định qua các năm, doanh thu trên từng sản phẩmbán ra chênh lệch nhau lớn

2.2.2.2 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hiệu quả kinh doanh

Suy thối kinh tế khơng chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnhhưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Ảnh hưởng này được thể hiệnqua sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Bảng 2.3 dướiđây.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư côngnghệ và dịch vụ Rubic giai đoạn 2014 – 2016

(Đơn vị: triệu đồng)Chỉ tiêuNăm2014Năm2015Năm2016

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)678.9562766.8

Tổng doanh thu (triệu đồng)5015.44794.75496.6

Tổng tài sản (triệu đồng)346538543980

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng)160021252235

Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu (ROS) (%)13.511.714

Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản (ROA) (%)19.614.619.2

Trang 37

dụng vốn của cơng ty giảm Qua đó thấy được ảnh hưởng của suy thối đến cơng tylà làm hiệu quả sử dụng vốn của công ty chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) không ổn định, đạt 19,6% năm 2014giảm xuống 14,6% năm 2015, có xu hướng hồi phục và tăng trở lại lên 19,2% năm2016 Qua đó thấy được cơng ty đã tìm được giải pháp, chính sách thích hợp đểvượt qua giai đoạn khó khăn và dần ổn định lại tình hình kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn (ROS), lợi nhuận chiếm được bao nhiêu phầntrăm trên doanh thu Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016, tỷ suất lợi nhuận đạt13,5% năm 2014 giảm xuống còn 11,7% năm 2015 và tăng trở lại 14% năm 2016,đây là tín hiệu tốt cho những chính sách và biện pháp của công ty đang áp dụng.Như vậy, kinh tế suy thối kéo theo các khoản phí đầu vào của cơng ty tăng cao, đểduy trì hoạt động kinh doanh cơng ty phải duy trì giá hợp lý để bán được hàng,ngồi ra cịn chịu thêm nhiều khoản chi phí khác nảy sinh, dẫn đến lợi nhuận và tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu bị ảnh hưởng.

2.2.2.3 Những biện pháp mà công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụRubic đã thực hiện nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh

Suy thoái ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế song tùy theo đặc điểmtừng ngành hàng mà mức độ ảnh hưởng này sẽ nhiều hay ít Vì vậy, cơng ty đã xácđịnh được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, cơ chế tác động của những nhântố đó để đưa ra được những giải pháp khắc phục, hạn chế tác động xấu mà suythoái kinh tế gây ra cho hoạt động kinh doanh của công ty Dưới đây là một số biệnpháp mà công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic đã triển khai nhằm hạnchế những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Thứ nhất, để hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến kinh doanh, cụ thểlà ổn định nguồn hàng cung cấp thường xun, Cơng ty đã có kế hoạch và biện phápchủ động đó là với mỗi mặt hàng công ty lại liên hệ cung ứng từ các công ty được ủyquyền nhập khẩu tại Việt Nam nhưcác mặt hàng máy tính của hãng ASUS của cơngty máy tính Vĩnh Xn, cơng ty cổ phần phân phối FPT, các hãng máy tính DELL doFPT và cơng ty cổ phần phân phối dầu khí PSD , máy in và máy photo canon đượcphân phối và bảo hành bởi công ty Lê Bảo Minh , máy in và mực in HP được phânphối bởi công ty Yến Sa Én Sa

Trang 38

phần giúp doanh nghiệp đảm bảo vốn lưu động kinh doanh Công ty đã và đang xâydựng, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro để có thể chủ động ứng phó với các nguycơ tiềm ẩn do suy thoái kinh tế trong thời gian tới Đồng thời, xem xét lại các danhmục kinh doanh có lơi thế tạo ưu thế kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chi phí và phátđộng phong trào tiết kiệm tại công ty.

Thứ hai, nhằm khắc phục ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến doanh thu, lợinhuận, cơng ty đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với sự biếnđộng của thị trường, duy trì tốt hệ thống phân phối sản phẩm, tăng tiêu thụ sảnphẩm nhằm mục tiêu tăng doanh số và lợi nhuận.

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoáikinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ vàdịch vụ Rubic

2.3.1 Các kết luận về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic

Qua quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến hoạt động kinhdoanh của Công ty cổ phần đầu tư cơng nghệ và dịch vụ Rubic, em có một số kết luậnsau:

Thứ nhất, do tác động của suy thoái kinh tế trực tiếp làm làm sức mua của thịtrường giảm xuống, điều này gây khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởngđến lợi nhuận, điều này đặt ra vấn đề cấp thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh củacông ty.

Thứ hai, giai đoạn 2014 -2016, suy thối kinh tế đã tác động đến doanh thucủa cơng ty Năm 2016, doanh thu của công ty tăng trở lại, đây là thành quả củacông ty trong việc cố gắng khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Tuynhiên tốc độ tăng doanh thu của công ty bị giảm năm 2015 do ảnh hưởng của suythoái kinh tế và tác động của kinh tế thị trường, đến năm 2016 đã tăng trở lại vì đãcó những phản ứng đáp lại những tác động từ suy thoái Như vậy, công ty luôn bịđộng với những ảnh hưởng của suy thối.

2.3.2 Những ưu điểm của cơng ty trong việc ứng phó với ảnh hưởng suy thối

Trong việc ứng phó với ảnh hưởng của a suy thối kinh tế, cơng ty đã đạt đượcmột số kết quả tích cựu như:

Trang 39

- Công ty chủ động được nguồn tài chính, ln duy trì được nguồn vốn chohoạt động kinh doanh, điều này giúp công ty triển khai kế hoạch linh hoạt, tận dụngcơ hội, giảm thiểu tác động của suy thối và những khó khăn của nền kinh tế thịtrường.

- Cơng ty có những chính sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực đúng đắn.Thay vì tăng số lượng, công ty chú trọng về chất lượng nguồn nhân lực nên thườngxuyên tổ chức tập huấn về kỹ năng bán hàng, kỹ năng mềm cho nhân viên Bên cạnhđó tăng cường cơng tác quản lý các bộ phận thành một hệ thống phối hợp hoạtđộng hài hòa để đảm bào nguồn thông tin hai chiều từ quản lý đến nhân viên và từnhân viên đến nhà quản lý Cơng ty có những chính sách ưu đãi, thưởng phạt chonhân viên khuyến khích nhân viên làm việc nhằm tăng hiệu quả lao động Đây làmột biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của nguồn nhân lực tỷ lệ thuậnvới hiệu quả kinh doanh của công ty.

2.3.3 Những hạn chế của cơng ty trong việc ứng phó với ảnh hưởng của suy thối kinh tế.

Là cơng ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính, thiết bị văn phòng,doanh thu chủ yếu vẫn là việc bán thiết bị và cung cấp các dịch vụ liên quan Tuynhiên, sức mua của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinhtế Khi nền kinh tế dần dần phục hồi, nhu cầu thành lập các doanh nghiệp, vănphịng tăng cao theo đó là nhu cầu về các thiết bị văn phịng tăng cao, chính là cơhội rất lớn cho công ty Xong, theo như số liệu Bảng 2.2, doanh thu trong việc bánhàng không đạt được nhiều như kỳ vọng, thậm chí năm 2015, doanh thu lại giảmxuống Qua đó, có thể thấy rằng, cơng ty còn rất nhiều hạn chế trong việc kinhdoanh, bán hàng cửa mình, lợi thế về giá ln là một nhân tố quan trọng để thu hútkhách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty, tuy nhiên công ty chưa có được nhữngchính sách giá cả hợp lý để lơi kéo khách hàng mới và giữ được khách hàng truyềnthống Bên cạnh đó chưa xây dựng được chữ tín và sự tin tưởng từ phía người tiêudùng.

Những chính sách kích thích bán hàng chưa đạt được nhiều như kỳ vọng, chưathực sự thích nghi với khủng hoảng.

Bên cạnh đó các chi phí cố định như lãi suất vay vốn, chi phí quản lý kinhdoanh Chi phí trả lãi vay ngân hàng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ thấp nhất trongtổng chi phí cố định song hàng năm nó đều tăng

Trang 40

trường sang khu vực Hà Đơng vẫn chưa có được dấu hiệu khả quan Mở rộng thịtrường là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc mở rộng quy mô kinh doanh Do vậycông ty cần có kế hoạch cụ thể để nghiên cứu và phát triển thị trường.

Ngày đăng: 16/02/2023, 06:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN