Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 141 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
141
Dung lượng
733,09 KB
Nội dung
TÂM LÝHỌC TRẺ
EM
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ TÂMLÝ HỌC
TRẺ EM
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ
HỌC TRẺ EM:
Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em,
mỗi khoa học nghiên cứu trẻem theo khía
cạnh riêng, với cách riêng của mình. Tâm
lý họctrẻem quan tâm đến quá trình phát
triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở
thành người lớn như thế nào.
Tâm lýhọctrẻem là khoa học nghiên
cứu những đặc điểm và quy luật phát triển
tâm lý của trẻ, xem sự hoạt động của trẻ,
sự phát triển các quá trình, phẩm chất tâm
lý và sự hình thành nhân cách của trẻ theo
con đường nào, bằng cơ chế nào.
Có thể nói một cách khái quát rằng đối
tượng của tâmlýhọctrẻem là sự sự phát
triển tâmlý của trẻ; những đặc điểm,
những quy luật đặc trưng cho sự phát triển
tâm lý ở mỗi độ tuổi.
II. Ý NGHĨA CỦA TÂMLÝ HỌC
TRẺ EM VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI
CÁC KHOA HỌC KHÁC:
Khi nghiên cứu sự phát triển tâmlý của
trẻ, tâmlýhọctrẻem đã sử dụng các tài
liệu của nhiều khoa học khác và đến lượt
mình nó cũng cung cấp những tài liệu có ý
nghĩa quan trọng đối với các khoa học
khác.
Tâm lýhọctrẻem dựa trên triết học
duy vật biện chứng. Các luận điểm triết
học vạch ra những quy luật chung nhất của
sự phát triển các hiện tượng tự nhiên và xã
hội. Nó chứng minh rằng tâm lý, ý thức
con người do xã hội quyết định. Sự hiểu
biết các quy luật chung giúp cho tâm lý
học trẻem tìm ra cách nhìn đúng đắn đối
với sự phát triển tâmlý của trẻ em.
Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự
phát triển của trẻ em, nhất là việc trẻ em
nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào
sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất chung của
nhận thức con người.
Tâm lýhọctrẻem dựa trên những tri
thức về tâmlý con người do tâmlý học
đại cương cung cấp, đồng thời nó lại cung
cấp cứ liệu cho tâmlýhọc đại cương, cho
những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn
đề tâmlý của người lớn, đặc biệt là những
quy luật nảy sinh và phát triển tâmlý như
thế nào.
Tâm lýhọctrẻem thường xuyên sử
dụng những thành tựu giải phẫu sinh lý và
bệnh họclứa tuổi, nhất là những số liệu về
sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động
thần kinh cao cấp của trẻ.
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là bảo
đảm sự phát triển của trẻ, chuẩn bị cho nó
bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này,
nhà giáo dục phải nắm vững những đặc
điểm và quy luật phát triển của đứa trẻ,
nếu không sẽ phải mò mẫm và dễ bị sai
lệch. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non,
tâm lýhọctrẻem có một vị trí đặc biệt.
Từ việc tổ chức đời sống đến việc hướng
dẫn cho trẻ trong các hình thức hoạt động,
muốn đạt được kết quả tốt, người nuôi dạy
cần phải biết những đặc điểm và quy luật
phát triển tâmlý của trẻ. Tâmlýhọc trẻ
em không những giúp cho người nuôi dạy
trẻ có khả năng hiểu trẻ mà còn biết vun
trồng và phát triển tất cả những phẩm chất
tốt đẹp của trẻ. Tránh được những thiếu
sót trong công tác giáo dục trẻ.
BÀI 2: CÁC QUY LUẬT
PHÁT TRIỂN TÂMLÝTRẺ
Tâm lý con người và tâmlý động vật
luôn luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất và
nội dung của quá trình phát triển trong thế
giới động vật và ở con người khác nhau.
Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý
động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ
trước đến thế hệ sau bằng quy luật di
truyền sinh học. Đặc điểm của các chức
năng tâmlý người là chúng được phát
triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinh
nghiệm – lịch sử, theo quy luật di truyền
xã hội hay kế thừa văn hoá.
Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội
kinh nghiệm xã hội – lịch sử được loài
người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn
hoá, bằng hoạt động của chính trẻem và
luôn luôn được người lớn hướng dẫn – tức
là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự
phát triển tâmlýtrẻ em.
Phân tích cơ chế này, ta nhận thấy
những điều kiện đó là những mối quan hệ
giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ,
giữa hoạt động của chính trẻ với sự phát
triển của nó, giữa những điều kiện sinh học
với sự phát triển của trẻ…
Những mối quan hệ này đều mang tính
phổ biến và tính tất yếu khách quan, vì vậy
nó mang tính quy luật.
I. QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TÂMLÝ CỦA TRẺ:
Cũng như mọi sinh vật, con người là
một bộ phận của vũ trụ, chịu sự chi phối
chặt chẽ của thế giới tự nhiên, nhưng cao
hơn mọi sinh vật khác, con người còn có
một thế giới nữa do mình sáng tạo ra, đó
chính là văn hoá. Do đó nói tới văn hoá là
nói tới thế giới tinh thần của con người và
những thành tựu đạt được trong suốt tiến
trình lịch sử của nó, để hoàn thiện mình và
xã hội.
Người ta chia văn hoá thành hai hình
thái: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Dù văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần
đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội –
lịch sử mà loài người đã tích luỹ được. Do
đó sự phát triển diễn ra trong quá trình trẻ
em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong
nền văn hoá.
Ngay từ khi ra đời trẻ đã tiếp xúc với
nền văn hoá của loài người. Nền văn hoá
xã hội với những sản phẩm vật chất tinh
thần ngay từ đầu đã là nguồn gốc và nội
dung của sự phát triển tâm lý.
Sự phát triển tâmlý của trẻ chịu sự chi
phối bởi những điều kiện sống, bởi trình
độ văn hoá của những người xung quanh,
bởi mức độ phong phú và tinh xảo của
những phương tiện sống, bởi những biến
động của xã hội.
Sớm tiếp xúc với một nền văn hoá cao,
đó là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ.
Nền văn hoá chứa đựng kinh nghiệm xã
hội-lịch sử của toàn nhân loại, nhưng ở
mỗi dân tộc, mỗi địa phương do những
điều kiện sống khác nhau nên đã hình thành
nên những phong tục, tập quán, truyền
thống văn hoá khác nhau, tạo nên nền văn
hoá mang bản sắc dân tộc, bản sắc vùng
miền.
Trong quá trình phát triển, trẻ tiếp nhận
văn hoá theo hai con đường:
1. Con đường tự phát: Là sự tiếp nhận
một cách tự nhiên của các yếu tố trong
hoàn cảnh sống chủ yếu bằng bắt chước.
Với con đường này, sự phát triển tâm lý
của trẻ mang tính chất tuỳ tiện, những thành
đạt nếu có trong bước đường lớn lên đều
mang tính ngẫu nhiên.
2. Con đường tự giác ( tức giáo dục ):
Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của người lớn đối với trẻ nhằm hình thành
ở trẻ những phẩm chất nhân cách đáp ứng
những yêu cầu của xã hội. Nói cách khác,
giáo dục dưới dạng chung nhất là sự chuẩn
[...]... trúc tâmlý của trẻ và sự trưởng thành cơ thể của trẻ em, các nhà tâmlý đã chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâmlýtrẻ em: + Tuổi sơ sinh: mới sinh đến 2 tháng Hoạt động chủ đạo : + Tuổi hài nhi: 2 tháng đến 12 tháng Hoạt động chủ đạo : Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn + Tuổi nhà trẻ ( ấu nhi): 1 tuổi đến 3 tuổi Hoạt động chủ đạo : Hoạt động với đồ vật + Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi. .. Hoạt động với đồ vật + Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi Hoạt động chủ đạo : vui chơi ( trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề ) + Tuổi nhi đồng: 6 tuổi đến 11 tuổi Hoạt động chủ đạo : Học tập + Tuổi thiếu niên: 11 tuổi đến 15 tuổi Hoạt động chủ đạo : Học tập và giao lưu nhóm bạn thân + Tuổi đầu thanh niên: 15 tuổi đến 18 tuổi Hoạt động chủ đạo: Học tập gắn với xu hướng nghề nghiệp, hoạt động xã... khuyết tật trong đời sống tâmlý và thường là chậm phát triển trí tuệ Tóm lại: Những điều kiện sinh học có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâmlý của trẻ Ảnh hưởng đó là ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại cho sự phát triển tâmlý với tốc độ nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn Bài 3 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂMLÝ CỦA TRẺ TRONG NĂM ĐẦU I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂMLÝ CỦA TRẺ SƠ SINH: (0 – 2 tháng)... nhất III ĐIỀU KIỆN SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂMLÝ CỦA TRẺ: Điều kiện sinh học bao gồm tất cả những yếu tố tạo nên hình thái cơ thể con người, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thần kinh, là cơ sở vật chất để diễn ra hoạt động tâm lý, như một đại diện của loài người Các điều kiện sinh học không quyết định hoàn toàn sự phát triển tâmlý của trẻ theo con đường di truyền sinh học, nhưng cũng cần phải... văn hoá phù hợp với mỗi trình độ phát triển của trẻem Như vậy, văn hoá ( trong đó có cả giáo dục ) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tâmlý và hình thành nhân cách của trẻem Nếu không được sống trong xã hội loài người, không được tiếp xúc với nền văn hoá nhân loại thì đứa trẻ sẽ không thể nên Người được Đối với trẻ ở lứa tuổimầm non, văn hoá gia đình giữ vai trò đặc biệt quan... lòng mẹ, trẻ đã kế thừa từ tổ tiên của mình cấu tạo và chức năng cơ thể, đã có một hệ thần kinh với một bộ não người có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâmlý cực kỳ phức tạp mà chỉ con người mới có Không có bộ não người thì không thể nảy sinh các phẩm chất tâmlý của con người Điều kiện sinh học còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâmlý của trẻ ở những điều sau đây: + Những chức năng tâmlý sơ đẳng... sống tâmlý của trẻem và tiếp theo đó những quá trình tâmlý sẽ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này + Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng thời trong giai đoạn đó Nhờ những đặc điểm này, hoạt động chủ đạo đã tạo ra những nét đặc trưng trong tâmlý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển Căn cứ vào sự thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, ... lý con người được bộc lộ mà chính là cái hình thành nên tâmlý của con người Muốn phát triển tâmlý và hình thành nhân cách trẻem thì nhất thiết phải đưa chúng vào những hoạt động nhất định.Giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực của trẻ em, qua đó mà chiếm lĩnh nền văn hoá của dân tộc và của nhân loại Những phẩm chất tâmlý được hình thành không chỉ phụ thuộc vào tính tích cực... quanh, cần cả thầy thuốc lẫn những nhà tâm lýhọc Tạo ra được những quan hệ gắn bó mẹ – con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển hay phát triển lệch lạc về sinh lý cũng như tâmlý sau này Nhu cầu gắn bó mẹ – con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh Dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận... lớn đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâmlý của trẻ Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử đúng đắn Tóm lại: Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâmlý của trẻ không thực hiện được Giao tiếp với người lớn được . TÂM LÝ HỌC TRẺ EM BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theo khía cạnh. đối tượng của tâm lý học trẻ em là sự sự phát triển tâm lý của trẻ; những đặc điểm, những quy luật đặc trưng cho sự phát triển tâm lý ở mỗi độ tuổi. II. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ QUAN HỆ. với cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc