BO NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VU KHOA HOC CONG NGHE
CONG NGHE VA TIEN BO KY THUAT PHUC VU SAN XUAT NONG NGHIEP
Trang 2ñ
A
wry
Pm
BAN BIEN TAP:
PGS.TS Nguyễn Văn Bộ - Trưởng ban
TS Lê Văn Hưng - Uỷ viên
TS Trịnh Khác Quang - Uỷ viên
KS Đặng Tất Nhiễm - Uỷ viên
- Uỷ viên
Trang 3LOI GIGI THIEU
Thời gian qua, try có những lúc chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực,
nhiều năm có thiên tại gây tổn thất nặng nề, song nông nghiệp Việt Nam vẫn dat duoc
những thành tích to lớn duy trì được mức độ tăng trưởng S%lnăm, góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam lên một vị trí quan trọng trên bản đô nông nghiệp Thế giới với nhiều
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể
Tăng trưởng nông nghiệp ổn định của Việt Nam là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu
tố, trong đó đổi mới chính sách, tăng cường đầu tư và ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ (KHCN) là những yếu tố quan trọng nhất
Có thể nói, Khoa học Công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng Nhờ những thành tựu của KHCN mà sản phẩm nóng nghiệp đã tăng lên và mang tính đột biến, có hàm
lượng trí tuệ cao, tạo tiên đê cho những thay đổi trong đời sống vật chất và tỉnh thân của
nhân dân, tạo ra khả năng cạnh tranh ngày càng cao của hàng hóa Việt Nam Theo nhiều đánh giá, KHCN ở Việt Nam $ năm gần đây đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp (ở Trung Quốc, KHCN đóng góp vào tăng trưởng nông
nghiệp 27% giai đoạn 1976 - 1980, 30% giai doạn 1986 - 1990 và khoảng 30 - 35% giải
doan 199] - 1995)
Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng đầu tự và dé
xuất những chính sách mới cho KHCN Những chủ trương này được thể hiện ở nhiều
Nghị quyết của Đảng, mà tiêu biểu là Nghị quyết TƯ 2 khóa VIH, Kết luận Hội nghị
Trung ương 6 khóa IX và việc bạn hành Luật KHCN Nhờ vậy, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một tiêm lực KHCN đáng kể với hàng chục Viện nghiên cứu chuyên ngành, nhiều trường Đại học, Cao đẳng và hàng chục ngàn cán bộ nghiên cứu có trình độ cao tương đương các nước trong khu vực Chính lực lượng này đã góp phần tạo nên những thay đổi quan trọng của nông nghiệp nước nhà trong thời kỳ đổi mới
Trang 4Để phần nào đáp ứng được nhà cầu tiếp cận Công nghệ mới của người sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có khả năng ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp để cho ra mắt cuốn sách “Công nghệ và Tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn” Hy vọng cuốn sách sẽ góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng nông sản, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ tốt môi trường
Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc và mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để lần xuất bản sau được tốt hơn
Hà Nội, ngày ló tháng 2 năm 2005 KT BO TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG
$.bb†
Trang 5LOI CAM ON
Trong quá trình biên tập lần đầu cũng như cho lần tái bản thứ nhất của tài liệu “Công
nghệ và Tiến bộ kỹ thuật phục vụ sẵn xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn”, chúng tôi đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của các nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất trong cả nước
Nhân dịp cuốn sách được tái bản, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã tham gia gửi bài và có ý kiến đóng góp quý báu cho sự hoàn thiện của cuốn sách
Cũng nhân dịp này, chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ, chuyên viên Vụ Khoa học công
nghệ như: TS Lê Văn Bầm, TS Phạm Văn Mạnh, ThS Nguyễn Bính Thìn, KS Nguyễn Thế
Hưng, KS Nguyễn Trọng Hoan, KS Nguyễn Hải Hòa, TS Phạm Tùng Lâm, ThS Nguyễn Thiên Lương, KS Lê Văn Tần và các đồng chí khác đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện cuốn sách này
Chúng tôi mong nhận được những nhận xét, góp ý để lần tái bản sau cuốn sách có chất
lượng tốt hơn
Trang 6Phan 1
Trang 7A NONG NGHIEP TRONG TROT
CAY LUA
4 - CONG NGHE SAN XUẤT HẠT GIỐNG LUA LAI F, 6 VIET NAM
Viện KHKTNN Việt Nam, Viện Di truyền NN"”
* Nguồn gốc công nghệ
Từ vật liệu giống bố mẹ BạA, B,B, Trắc 64, Quế 99 của những lô giống nhập nội từ Trung
Quốc, các tác giả đã nghiên cứu chọn ra được những cá thể thích ứng nhất, ổn định với điều kiện
sinh thái của Việt Nam qua quy trình chọn và nhân thuần giống bố mẹ Từ 100 cá thể của mỗi đòng B,A, BạB cùng với Trắc 64 và Quế 99, tác giả đã chọn ra được 2 dòng BạA - 27 và BạA - 84
cùng với dòng B và R tương ứng Đây là 2 nguồn bố mẹ ổn định và thích ứng nhất với điều kiện
Việt Nam Từ hai nguồn này, hàng chục tấn giống bố mẹ được nhân thuần và cung ứng cho sản xuất, đã chủ động nhân 50 tấn giống BạA cung cấp cho vụ xuân 2001 từ dự án lúa lai
* Về cơng nghệ
Ngồi nghiên cứu về công nghệ chọn, nhân thuần các dòng bố mẹ B,A, BạB, Trắc 64, Quế 99, nhóm tác giả đã nghiên cứu quy trình sản xuất hạt lúa lai F, phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam Những nghiên cứu tập trung chủ yếu vào kỹ thuật bố trí và điều khiển bố mẹ lúa lai trỗ trùng khớp, những thông số và biện pháp kỹ thuật để tạo được quần thể, mật độ cấy,
tỷ lệ hàng bố/me, số hoa bố/mẹ hợp lý cho ruộng sản xuất hạt lai của tổ hợp Bắc ưu 903 và
Bắc ưu 64 Sử dụng giống bố mẹ được chọn lọc và nhân ở trong nước cùng với công nghệ sản xuất hạt lai F,,Việt Nam hoàn toàn có khả năng chủ động sản xuất hạt lúa lai F, cho vụ mùa năng suất đạt từ 2 - 3 tấn/ha Hàng năm Việt Nam đã chủ động sản xuất 2.000 - 3.000 tấn giống hạt lai F, đủ cung cấp cho 70.000 - 100.000 ha lúa lai thương phẩm
* Nội dung công nghệ
Công nghệ chọn và nhân thuần giống bố mẹ: Vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc không
ổn định tính bất dục và độ thuần hình thái trong điều kiện sinh thái của Việt Nam Chúng tôi
đã sử dụng quy trình chọn thuần 3 bước và 4 vườn đánh giá để chọn ra được những cặp bố mẹ B,A - 27, B,A84 cùng với những dòng BạB và dòng R tương ứng thích ứng, ổn định với điều
kiện sinh thái của Việt Nam Qua đánh giá của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng
Trung ương - Cục Nông nghiệp, giống bố mẹ B„A, R của Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai đủ tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định Năng suất con lai trên ruộng sản xuất đại trà không thua kém giống nhập nội từ Trung Quốc
Trang 8QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẲN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI F,
cho tổ hợp Bắc ưu 903, Bắc ưu 64 trong vụ xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng
1 MO DAU
Bắc ưu 903 (Bắc ưu Quế 99) và Bắc ưu 64 là giống lúa lai 3 dòng rất thích hợp cho vụ mùa trung ở miền Bắc Việt Nam Bắc ưu 903 được tạo ra từ cặp lai có đòng mẹ (A) là B„A và dòng bố (R) là Quế 99 Tổ hợp Bắc ưu 64 được tạo ra từ cặp lai có dòng mẹ là B„A và bố là Trắc 64
Để có giống gieo cấy trong vụ mùa thì tốt nhất là sản xuất hạt F, vào vụ xuân
IL CHON RUONG SAN XUẤT
Ruộng sản xuất hạt lai F, phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Được cách ly không gian với các ruộng lúa khác trong phạm vi tối thiểu 100 m, trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất lúa khác;
- Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu;
- Không nằm trong vùng thường xuyên có sâu bệnh hại
II LÀM MẠ
1 Xác định thời vụ gieo và lượng hạt giống bố mẹ
Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình ngày 25 - 28°C, không có gió Tây khô nóng, không bị mưa 3 ngày liên tục Ở vùng đồng bằng
sông Hồng, thời gian lúa trỗ an toàn từ 25/4 - 20/5, tốt nhất là từ 7 - 10/5
Để lúa trễ vào thời gian trên, có thể bố trí gieo các đợt dòng bố và dòng mẹ như sâu:
> : Ngay gieo | Lượng hạtgiống/ Số lá R Dự kiến
Tổ hợp Dòng (dự kiến) 1 ha sxF by khi gieo A ngày trễ Tổhợp |Bố đợt1(R1) 25 - 30/1 75 47-49 2-6/5 Bắcưu |Bố đợt2(R2) 4-5/2 75 38° 6- 10/5 903 Mẹ (A) 15 - 20/2 50 - 55 - 1-4/8 Tổhợp |Bốđợt1(R1) 1-8/2 75 33 2-6/8 Bắcưu — |Bố đợt2(R2) 7- 11/2 78 22-24 5- 10/8 64 Mẹ (A) 18 - 22/2 80 - 55 - 4-416 2 Kỹ thuật làm mạ a Ngâm ủ hạt giống
Dòng bố ngâm khoảng 42 - 48 giờ, 10 - 12 giờ thay nước 1 lần Dòng mẹ ngâm khoảng 20 - 24 giờ, 5 - 6 giờ thay nước một lần Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28 -
35°C Trong quá trình ủ phải tưới nước và đảo đều để mầm nảy đều và khoẻ
b Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ
Làm luống mạ rộng I,2 - 1,4 m, mặt luống phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới và tiêu nước Dòng bố gieo I kg hạt giống trên 60 mỶ dược mạ, dòng mẹ gieo 1 kg hạt giống trên 45 m” được mạ Gieo thưa, đều và chìm mộng
3 Phân bón cho mạ
Trang 9- Toàn bộ phân chuồng (360 - 400 kg/sào) và phân lan 14 - 15 kg/sào, bón lót trước khi
bừa lần cuối
- Bón 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua, rải đều mặt luống trước khi gieo - Lúc mạ 2,5 lá bón 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua
- Lúc mạ 4,0 - 4,5 lá bón 1 kg urê
- Trước khi nhổ cấy 5 - 6 ngày tuỳ theo sinh trưởng của mạ có thể bón tiễn chan 0,5 kg uré
4 Chăm sóc ruộng mạ
- Sau khi gieo phải giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống Khi mạ 1,8 - 2 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tưới tiêu xen kẽ Trước khi cấy 4 - 5 ngày cho nước vào ruộng để đất mềm,
dé nhé ma
- Cần chủ động chuẩn bị nilon và tre để chống rét cho mạ
- Lúc mạ 1,2 - 1,5 lá phun dịch MET để kích thích mạ đẻ nhánh Mỗi sào mạ phun 15 -
18 g MET (loại 15% nguyên chất) pha với 20 lít nước Sau phun giữ ruộng cạn trong 12 giờ - Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, đặc biệt là bọ trĩ, đòi đục nõn, chim, chuột
1V KỸ THUẬT CANH TÁC Ở RUỘNG CẤY
1 Xác định phương thức cấy Phương thức cấy:
- Tỷ lệ hàng 2R : 15A (hoặc 2R : lóA)
- Dòng A cấy hàng cách hàng 12 cm, khóm cách khóm trong hàng 13 cm
- Dòng R cấy hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm trong hàng 16 cm, cấy hai hàng R
so le nhau (kiểu nanh sấu)
- Hàng R đợt 1 cách hàng A 20 cm (lối công tác 30 cm, kiểu gạt phấn sang một bên) - Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trõ
- Dong R cay 9 - 12 danh co ban/khém, dong A cấy 6 - 7 dảnh cơ bản/khóm
Ở những vùng mà lúc trỗ có gió yếu hoặc lặng gid, có thể bố trí lối công tác 30 cm giữa hai hàng hố, kiểu cấy gạt phấn sang hai bên
2 Kỹ thuật cấy
Tuổi mạ lúc cấy: đồng bố 6,8 - 7,0 lá, dong me 6,2 - 6,5 lá Nhổ mạ kèm bùn, không đập, không giũ mạ Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm
3 Phân bón cho ruộng cấy a Luong phan Tinh cho 1 ha Tinh cho Tinh cho 1 ha Tinh cho
Chúng loại (kg) 1 sd0 BB (kg) | Chúng loại (kg) 1 sào BB (kg)
Phân chuồng mục | 12.000-14.000! 430-500 |Urê 316 - 335 11-12
Lân supe 500 - 550 18 - 20 Kali clorua 220 8
b Cách bón (tinh cho 1 sào)
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân cho cả ruộng trước khi cấy dòng bố đợt Ì - Bón phân cho đồng R (chia đều cho R1 và R2)
Trang 10Thúc l: Sau cấy 5 ngày bón 1 kg uré + 1,0 kg kali clorua Thúc 2: Sau cấy 10 ngày bón 1,0 kg urê
- Bón phân cho dong A
Bón lót: 3,0 kg urê + 2 kg kali clorua trước cấy 1 ngày
Thúc1: Sau cấy 5 ngày bón chung cho cả bố và mẹ 3,5 kg urê + 2,0 kg kali clorua Thúc 2: Sau cấy 10 ngày, bón 1,0 kg urê cho cả bố và mẹ, bón những chỗ xấu - Bón nuôi đòng: Khi đòng phân hoá ở bước 5 bón 1 kg kali clorua/sào
Cần kết hợp làm cỏ sục bùn 2 lần cho dòng bố, 1 - 2 lần cho dòng mẹ
4 Tưới tiêu nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (1 - 3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo tưới và rút nước xen kế Khi dòng mẹ có khoảng 9,5 lá (ở dảnh chính) rút nước phơi ruộng nẻ chân chim Sau đó
giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông, vào chắc Trước khi thu hoạch 7 ngày rút
nước phơi ruộng 5 Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo đõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính như bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu
cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột
Từ khi lúa bắt đầu trỗ đến khi kết thúc gạt phấn không được phun thuốc bảo vệ thực vật
V DỰ ĐOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN TRỖ BÔNG
Khoảng 30 ngày trước khi lúa trỗ bông theo dự kiến, cứ 2 - 3 ngày bóc đồng 1 lần kiểm
tra Để dòng mẹ trỗ trước dòng bố 2 ngày, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là:
- Trong 3 bước đầu dòng bố đợt 1 nhanh hơn dòng mẹ gần một bước
- Dòng bố và dòng mẹ tương đương nhau trong các bước 4, 5, 6 - Trong 2 bước cuối (7 và 8) đòng mẹ nhanh hơn dòng bố 2 - 3 ngày
Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp cần điều
chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
1 Xử lý dòng phát triển chậm
- Bón kali clorua lượng 100 kg/ha (nếu dòng me cham), 30 kg/ha (néu dòng bố chậm) - Phun KH;PO, lượng 1,5 - 2,0 kg + 400 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng mẹ chậm); 0,5 -
0,7 kg + 100 lít nước/ha/lần phun (nếu đồng bố chậm) Phun 2 - 3 lần trong 2 - 3 ngày liền
- Phun 7 - 8 g GA; + 1,5 kg KH;PO, + 400 lít nước/ha (nếu dòng mẹ chậm); phun 2,Š g
GA; + 0,5 kg KH;PO/ + 100 lít nước/ha (nếu dòng bố chậm) Biện pháp này chỉ tiến hành trước trỗ 4 - 5 ngày (cuối bước 7)
2 Xử lý dòng phát triển nhanh
- Bón phân urê lượng 140 kg/ha (nếu dòng mẹ nhanh), 40 kg/ha (nếu dòng bố nhanh) - Phun MET lượng 1,0 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha (nếu dòng mẹ nhanh);
0,25 - 0,30 kg + 150 lít nước/ha (nếu dòng bố nhanh)
Nếu dòng bố chậm thì giữ đủ nước trong ruộng, nếu dòng bố nhanh thì rút nước phơi
Trang 11Tuỳ mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp và phải tiến hành trước bước 4 của quá trình phân hoá đòng - Chọn 100 cây A, 100 cây B và B B 8 B 100 cây R đúng giống
x x x x - Lai cặp dùng 1/2 số bông của : ` we he p
A A A A từng cây A với cây R và 1/2 số
x x x x bông còn lại của cùng cây A
R R R R đó lai với cây B A A R Đánh giá F, F; F, x x x R R chon loc B B B từng dòng 1 3 100 4 3 400 1 3 100 27, 84 27, 84 x R : B Nhân hỗn dòng 27,84 27,84 x R Sản xuất giống B nguyên chủng Hạt giống nguyên chủng của dòng A, B và R
Sơ đồ: Quy trình chọn và nhân thuần hạt bố mẹ lúa lai 3 dòng
VI PHUN GA, THU PHAN BO SUNG
Lượng GA,, 150 - 160 g/ha, phun 3 lần trong 3 ngay lién:
- Lần 1: Phun 50 - 60 g GA, + 550 lít nước/ha khi đòng mẹ trỗ 15%;
Trang 12Hoà tan GA; (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quốc) trong cồn (1 g GA/10ml cồn) trước khi phun 18 - 20 giờ Lần 1 và lần 2, mỗi lân phun đều cho cả dòng mẹ và dòng bố,
sau đó phun thêm cho đòng bố một lượt nhẹ
Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn (nếu có trời mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun)
Khi dòng bố bất đầu tung phấn, dòng mẹ nở hoa thì tiến hành gạt phấn Hàng ngày dùng sào tre, nứa trong khoảng từ 9 - 12 giờ (tuỳ theo thời tiết), gạt 3 - 4 lân/ngày, gạt liên tục trong 10 - 12 ngày cho đến khi dòng bố hết phấn
VII KHULAN, THU HOACH
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và dòng mẹ, tập trung vào 3 đợt chính: giai đoạn
trước trỗ, trước khi phun GA; và trước khi thu hoạch
Gặt dòng bố trước bằng cách cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch
đồng mẹ (hạt F,) Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao
* Hiệu quả kinh tế ‘
Trước đây chúng ta phải nhập hạt lai từ Trung Quốc với giá 25.000 - 30.000 d/kg Trong khi
đó, giá thành sản xuất trong nước giống F¡ hệ BạA 9.000 - 10.000 đ/kg (năng suất trung bình 2 tấn/ha), giá bán ngoài thị trường 11.000 - 15.000 đ/kg (bình thường) Do sản xuất hạt giống lúa lai trong nước, ta đã kéo giá lúa lai của Trung Quốc trong vụ mùa xuống còn khoảng 18.000 đ/kg
- Trong vụ đông xuân năm 2001, ta đã sản xuất giếng bố mẹ 70 tấn, trong đó dự án lúa lai
sản xuất được 50 tấn dòng BụA trực tiếp đầu tư cho nhân dòng BạA là 1 tỷ đồng, nếu mua của Trung Quốc thì phải chỉ 3,5 tỷ đồng (50 tấn BạA)
- Hàng năm, ta có 1.000 - 1.500 ha sản xuất lúa lai F¡, sản lượng đạt 2.000 - 3.000 tấn, tiết kiệm lượng ngoại tệ nhập giống tương đương 36 - 54 tỷ đồng Việt Nam
- Lượng giống sản xuất trong nước đủ trồng cho 70.000 - 100.000 ha lúa lai đại trà trong vụ mùa, sản lượng lương thực tăng khoảng 1 - 1,5 triệu tấn thóc trị giá 1.500 - 2.250 tỷ đồng
2 - SẲN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI F; GHO TỔ HỢP BẮC ƯU 903 TRONG VỤ XUÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Viện KHKTNN Việt Nam
Bắc ưu 903 (Bắc ưu Quế 99) là giống lúa lai 3 dòng rất thích hợp cho vụ mùa ở miền Bắc
Việt Nam, được tạo ra từ cặp lai có dòng mẹ (A) là B,A va dong bé (R) 1a Qué 99 Để có giống gieo cấy trong vụ mùa, phương án tốt nhất là sản xuất hại F; trong vụ xuân
I CHON RUONG SAN XUAT
Ruộng sản xuất hạt lai F, phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Được cách ly không gian với các ruộng khác trong phạm vi tối thiểu 100 m Nếu không, phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất hạt F, hoặc phải quây bạt cách ly cao trên 3 m Có thể dùng dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly
- Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu
Trang 13Il LAM MA
1 Xác định thời vụ gieo và lượng hạt giống bố mẹ
Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình ngày
25 - 28°C, không có gió Tay khô nóng, không bị mưa 3 ngày liên tục Ở vùng đồng bằng sông Hồng thời gian lúa trỗ an toàn là từ 1 - 20/5, tốt nhất là từ 7 - 15/5
Để lúa trỗ vào thời gian trên, có thể bố trí gieo các đợt dòng bố và dòng mẹ như sau: Dòng Ngày gieo (dự kiến) Lượng hạt giống Số lá R khi gieoA | OY _ tro Bố đợt 1 1) 25 - 30/1 7,5 kg 47-49 2-6/5 Bố đợt 2 (R2) 1- 8/2 7,5kg 38 6- 10/5 Me (A) 18 - 20/2 50 - 55 kg - 1- 4/8 2 Kỹ thuật làm mạ a Ngâm ủ hạt giống
Dùng nước sạch rửa kỹ hạt giống trước khi ngâm Với dòng A cần phân loại hạt chắc và
hạt lửng, ngâm ủ riêng, dùng nước ấm để ngâm hạt giống NÑgâm giống phải đảm bảo hạt thóc
no nước Dòng bố ngâm khoảng 42 - 48 giờ, 10 - 12 giờ thay nước 1 lần Dòng mẹ ngâm khoảng 20 - 24 giờ, 5 - 6 giờ thay nước 1 lần Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ
28 - 35C Trong quá trình ủ phải tưới nước và đảo đều để mầm nảy đều và khoẻ b Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ
Ruộng gieo mạ phải bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ Làm luống mạ rộng 1, 2 - 1,4m, mặt luống phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới và tiêu nước Nếu gieo mạ mẹ ở ruộng sản xuất hạt F, thì luống phải rộng bằng chiều rộng của một
băng khi cấy Dòng bố gieo ! kg hạt giống/60 m, dòng mẹ gieo 1 kg hạt giéng/45 m* dugc ma
Gieo thưa, đều và chìm mộng 3 Phân bón cho mạ a Luong phan
Ching loai Tinh cho 1 ha (kg) Tinh cho 1 sao BB (kg) Phan chuéng muc 10.000 - 11.000 360 - 400
Lân supe 400 - 420 14 - 15
Uré 140 - 160 5-55
Kali clorua 110 4
b Cách bón (tính cho I sao dược mạ)
- Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối
- Bón 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua, rải mặt luống trước khi gieo - Lúc mạ 2,5 lá bón lót 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua
- Lúc mạ 4,0 - 4,5 lá bón 1 kg urê
- Trước khi nhổ cấy 5 - 6 ngày tuỳ theo tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón tiễn chân
0,5 kg urê
4 Chăm sóc ruộng mạ
- Sau khi gieo phải giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh Khi mạ 1,8 - 2 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tưới tiêu xen kẽ Trước khi cấy 4 - 5
Trang 14- Lúc mạ 1,2 - 1,5 lá phun dung địch MET để kích thích mạ đẻ nhánh Mỗi sào mạ phun 15 - 18 g MET (15% nguyên chất) pha với 20 lít nước Sau phun giữ ruộng cạn trong 12 giờ
- Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, đặc biệt là bọ trĩ, đòi đục nõn, chim, chuột
5 Yêu cầu chất lượng mạ
Khi cấy mạ phải to, khoẻ, rễ đài và trắng, lá xanh, sạch sâu bệnh Mỗi cây mạ phải có ít nhất 3 dảnh cơ bản II KỸ THUẬT CANH TÁC Ở RUỘNG CẤY 1 Xác định phương thức cấy - Tỷ lệ hàng 2R : 15A (hoặc 2R : 16A) - Dòng A cấy: 12 cm x 13 cm - Dòng R cấy: 20 cm x l6 cm, cấy hai hàng R so le nhau (kiểu nanh sấn) - Hang R dot 1 cách hàng A 20 cm
- Hàng R đợt 2 cách hàng A 30 cm (lối công tác, kiểu gạt phấn sang một bên)
- Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trỗ
- Dòng R cấy 9 - 12 đảnh cơ bản/khóm, dòng A cấy 6 - 7 danh co bản/khóm
Ở những vùng mà lúc trỗ có gió yếu hoặc lặng gió, có thể bố trí lối công tác 30 em giữa
hai hàng bố, kiểu cấy gạt phấn sang hai bên
2 Kỹ thuật cấy
Tuổi mạ lúc cấy: dòng bố 6,8 - 7 lá, dòng mẹ 6,2 - 6,5 lá Nhổ mạ kèm bùn, không đập,
không giũ mạ Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm
Mỗi đợt dòng bố phải cấy xong trong một ngày, dòng mẹ cấy không quá 3 ngày Lúc cấy dòng mẹ cần cào lại ruộng và vơ sạch cỏ,
3 Phân bón cho ruộng cấy a Lượng phận Chung loai Tinh cho 1 ha (kg) Tinh cho 1 sao BB (kg) Phân chuồng mục 12.000 - 14.000 430 - 500 Lân supe 500 - 550 18 - 20 Urê 315 - 335 11-12 Kali clorua 220 8 b Cách bón (tính cho I ha)
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân cho ruộng trước khi cấy dòng bố dot 1
- Bón phân cho dòng R (chia đều cho R, và R;): Bón lót: 27,0 kg urê + 27 kg KƠI
Thúc 1: Sau cấy 5 ngày: 27 kg urê + 27,0 kg KCI Thúc 2: Sau cấy 10 ngày: 27,0 kg urê/ha
Trang 15
- Bón phân cho dong A:
Bón lót: 81,0 kg urê + 54 kg KCI trước cấy 1 ngày
Thúc 1: Sau cấy 5 ngày bón cho cả bố và mẹ: 54 kg urê + 54 kg KCI
Thúc 2: Sau cấy 10 ngày: 1 kg urê bón cho cả bố và mẹ, bón những chỗ xấu
- Bón nuôi dòng: Khi đòng phân hoá ở bước 5 bón ¡ kg urê + 2 kg KCI/sào Cần kết hợp làm cỏ sục bùn 2 lần cho dòng bố, I - 2 lần cho dòng mẹ 4 Tưới, tiêu nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (1 - 3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo tưới và rút nước xen kẽ Khi đòng mẹ có khoảng 9,5 lá (ở dảnh chính) rút nước phơi ruộng nẻ chân chim Sau đó giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc Trước khi thu hoạch 7 ngày rút kiệt nước phơi ruộng
5 Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính như bọ trĩ, đòi đục nốn, sâu
cuốn lá, sâu đục thân, khô vằn, bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột
Từ khi lúa bắt đầu trỗ đến khi kết thúc gạt phấn không được phun thuốc bảo vệ thực vật
1V DỰ ĐOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN TRỖ BÔNG
Khoảng 30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến cứ 2 - 3 ngày bóc dong I lần để kiểm tra
Để đòng mẹ trỗ trước dòng bố 2 ngày, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là: - Trong 3 bước đầu dòng bố đợt I nhanh hơn đòng mẹ gần 1 bước
- Dòng bố và dòng mẹ tương đương trong các bước 4, 5, 6
- Trong 2 bước cuối (7 và 8) dòng mẹ nhanh hơn dòng bố 2 - 3 ngày
Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dông mẹ không trùng khớp cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
1 Xử lý dòng phát triển chậm
- Bón kali clorua lượng 100 kg/ha (nếu dòng mẹ chậm), 30 kg/ha (nếu dòng bố chậm) - Phun KH,PO, lượng 1,5 - 2 kg + 400 lit nước/ha/lần phun (nếu dòng mẹ chậm), 0,5 - 0,7 kg + 100 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng bố chậm) Phun 2 - 3 lần trong 2 - 3 ngày liền
- Phun 7 - § g GA; + 1,5 kg KH;PO, + 400 lít nước/ha (nếu dong me cham); 2,5 g GA; + 0,5 kg KH;PO, + 100 lít nước/ha (nếu dòng bố chậm)
Biện pháp này chỉ tiến hành trước trỗ 4 - 5 ngày (cuối bước 7)
2 Xử lý dòng phát triển nhanh
- Bón urê lượng 140 kg/ha (nếu dòng mẹ nhanh), 40 kg/ha (nếu đòng bố nhanh)
- Phun MET lượng 1,0 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha (nếu dòng mẹ nhanh) và 0,25 - 0,30 kg + 150 lít nước/ha (nếu dòng bố nhanh)
Nếu dòng bố chậm thì giữ đủ nước trong ruộng, nếu dòng bố nhanh thì rút nước phơi ruộng nẻ chân chim
11
Trang 16Tùy mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp và phải tiến hành trước bước 4 của quá trình phân hoá đòng
V PHUN GA, THU PHAN BO SUNG
Lượng GA; 150 - 160 g/ha, phun 3 lần trong 3 ngày liền:
- Lan 1: Phun 50 - 60 g GA, + 550 lit nước/ha khi dòng mẹ trỗ 15%; - Lan 2: Phun 70 g GA, + 400 lít nước/ha;
- Lần 3: Phun 30 g GA, + 600 lít nước/ha
Hoà tan GA; (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quốc) trong cén (1 g GA,/10 ml
cồn) trước khi phun 18 - 20 giờ Lan 1 và lần 2 mỗi lần phun đều cho cả đồng mẹ và dòng bố,
sau đó phun thêm cho dòng bố một lượt nhẹ
Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn Nếu có trời mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun
Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, dòng mẹ nở hoa thì tiến hành gạt phấn Hàng ngày dùng
sào tre, nứa gạt trong khoảng 9 - 12 giờ (tuỳ theo thời tiết), gạt 3 - 4 lần/ngày, gạt liên tục
trong 10 - 12 ngày cho đến khi dòng bố hết phấn
VI KHỬLẪN, THU HOẠCH
Cần khử lẫn thường xuyên cả đòng bố và dòng mẹ, tập trung vào 3 đợt chính: giai đoạn
trước trỗ, trước khi phun GA; và trước khi thu hoạch
Gặt đòng bố trước bằng cách cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch
dong me (hat F,) Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao
3 - SAN XUAT HAT GIONG LUA LAI F, CHO TO HOP BAC UU 64 TRONG VU XUAN G VUNG DONG BANG SONG HONG
Vién KHKTNN Viét Nam
Bắc ưu 64 (Bo you 64, Tạp giao 4) là giống lúa lai 3 dòng rất thích hợp cho vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam, được tạo ra từ cặp lai có đồng mẹ (A) là B„A và dòng bố (R) là Trắc 64 Để có
giống gieo cấy trong vụ mùa, phương án tốt nhất là sản xuất hạt F¡ trong vụ xuân
I CHON RUONG SAN XUAT
Ruộng sản xuất hạt lai F, phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Được cách ly không gian với các ruộng lúa khác trong phạm vi tối thiểu 100 m Nếu không, phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất hạt F, hoặc phải quây bạt cách ly cao trên 3 m Có thể dùng dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly
- Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu
- Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh hại
Trang 17IL LAM MA
1 Xác định thời vụ gieo và lượng hạt giống bố mẹ
Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình ngày 25
- 28°C, khong cé gió Tây khô nóng, không bị mưa 3 ngày liền liên tục Ở vùng đồng bằng
sông Hồng thời gian lúa trỗ an toàn là tir 1 - 20/5, tốt nhất là từ 7 - 15/5
Để lúa trỗ vào thời gian trên, có thể bố trí gieo các đợt dòng bố và dòng mẹ như sau: Dòng Tế Lượng hạt giống Số lá R khigieo A | DW _— tro Bố đợt 1 (R1) 1-5/2 7,5 kg 3/2 2-6/5 Bố đợt 2 (R2) 7-11/2 7,5 kg 2/2-24 5- 10/5 Mẹ (A) 18 - 22/2 50 - 55 kg - 1-4/5 2 K¥ thuat lam ma a Ngâm hạt giống
Dùng nước sạch rửa kỹ hạt giống trước khi ngâm Với dòng A cần phân loại hạt chắc và hạt lửng, ngâm ủ riêng, dùng nước ấm để ngâm hạt giống
Ngâm giống phải đảm bảo hạt thóc no nước Dòng bố ngâm khoảng 42 - 48 giờ, 10 - 12 giờ thay nước một lần Dòng mẹ ngâm khoảng 20 - 24 giờ, 5 - 6 giờ thay nước một lần Sau
khi ngâm đãi sạch, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28 - 35°C Trong quá trình ủ phải tưới nước và đảo đều để mầm nảy đều và khoẻ
b Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ
Ruộng gieo mạ phải bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ Làm
luống mạ rộng 1,2 - 1,4 m, mặt luống phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới và tiêu nước Nếu gieo mạ mẹ ở ruộng sản xuất hạt F, thì luống phải rộng bằng chiều rộng của một băng khi cấy Dòng bố gieo 1 kg hạt giống trên 60 m” dược mạ, dòng mẹ gieo 1 kg hạt giống
trên 45 mˆ dược mạ Gieo thưa, đều và chìm mộng 3 Phân bón cho mạ a Lượng phản Chủng loại Tinh cho 1 ha (kg) Tính cho 1 sào BB (kg) Phân chuồng mục 10.000 - 11.000 360 - 400 Lân supe 400 - 420 14 - 15 Urê 140 - 160 5-5,5 Kali clorua 110 4
b Cách bon (tinh cho I sao được mạ)
- Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối
- Bón 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua, rải đều mặt luống trước khi gieo - Lúc mạ 2,5 lá bón lót 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua
- Lúc mạ 4,0 - 4,5 lá bón 1 kg uré
- Trước khi nhổ cấy 5 - 6 ngày tuỳ theo tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón tiễn chân
Trang 184 Chăm sóc ruộng mạ
- Sau khi gieo phải giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh Khi mạ 1,8 - 2,0 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tưới tiêu xen kẽ Trước khi cấy 4 - 5
ngày, cho nước vào ruộng để đất mềm, dễ nhổ mạ
- Cần chủ động chuẩn bị nilon và tre để chống rét cho mạ
- Lúc mạ 1,2 - 1,5 lá, phun dung dịch MET để kích thích mạ để nhánh Mỗi sào mạ phun 15 - 18 g MET (loại 15% nguyên chất) pha với 20 lít nước Sau phun giữ ruộng cạn trong 12 giờ - Cần kiểm tra thường xuyên phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, đặc biệt là bọ trĩ, đòi đục nõn, chim, chuột
5 Yêu cầu chất lượng mạ
Khi cấy mạ phải to, khoẻ, rễ dài và trắng, sạch sâu bệnh, Mỗi cây mạ phải có ít nhất 3 danh co ban Il KY THUAT CANH TAC 6 RUONG CAY 1 Xác định phương thức cấy - Tỷ lệ hàng 2R : 15A (hoặc 2R : 16A) - Dòng A cấy: 12 cm x 13 cm
- Dòng R cấy: 20 cm x 8 cm, cấy hai hàng R so le nhau (kiểu nanh sấu)
- Hàng R đợt 1 cách hàng A 20 cm, hàng R đợt 2 cách hàng A 30 em (lối công tác, kiểu gạt phấn sang một bên)
- Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trỗ
- Dòng R cấy 9 - 12 dảnh cơ bản/khóm, dòng A cay 6 - 7 đảnh cơ bản/khóm
Ở những vùng mà lúc trỗ có gió yếu hoặc lặng gió, có thể bố trí lối công tác 30 cm giữa hai hàng bố, kiểu cấy gạt phấn sang hai bên
2 Ky thuat cấy
Tuổi mạ lúc cấy: dòng bố 6,5 - 6,8 lá, dòng mẹ 6,2 - 6,5 lá Nhổ mạ kèm bùn, không đập
không giũ mạ Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm
Mỗi đợt dòng bố phải cấy xong trong một ngày, dòng mẹ cấy không quá 3 ngày Lúc cấy đòng mẹ cần cào lại ruộng và vơ sạch cỏ
3 Phân bón cho ruộng cấy a Luong phan Chủng loại Tính cho 1 ha (kg) Tính cho 1 sào BB(kg | Phân chuồng mục 42.000 - 14.000 430 - 500 Lan supe 500 - 550 18-20 Urê 315 - 335 11-12 Kali clorua 220 8 b Cách bón (tính cho 1 sào)
- Phân chuồng và phân lân bón lót 100% cho ruộng trước bừa lần cuối - Lúc cấy R1: Bón lót R1: 1 kg uré + 0,5 kg kali clorua
Trang 19- Lúc cấy A: Bón lót A thúc I cho R2 và thúc H cho R1: 4 kg urê + 2,5 kg kali clorua, urê bón đều cho cả ruộng, kali clorua chỉ bón cho A và R2
- Sau khi cấy A 5 ngày bón cho cả ruộng 3 kg urê, bón riêng cho dòng A 2 kg kali clorua - Sau khi lúa chuẩn bị phân hoá đồng, bón cho cả ruộng 1,0 - 1,5 kg uré, chú ý bón nhiều
cho những chỗ xấu
- Bón nuôi đòng (bước 5 phân hoá đòng): 1 kg urê + 2 kg kali clorua cho cả A và R Cần kết bợp làm cỏ sục bùn 2 lần cho dòng bố, 1 - 2 lần cho dòng me
4 Tưới, tiêu nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (1 - 3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo tưới và rút nước xen
kẽ Khi dòng mẹ có khoảng 9,5 lá (ở dảnh chính) rút nước phơi ruộng nẻ chân chim Sau đó, giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc Trước khi thu hoạch 7 ngày rút kiệt nước phơi ruộng
5 Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính như bọ trí, đòi đục nõn, sâu
cuốn lá, sâu đục thân, đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột
Từ khi lúa bắt đầu trỗ đến khi kết thúc gạt phấn không được phun thuốc bảo vệ thực vật
IV DỰĐOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN TRỖ BONG
Khoảng 30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 - 3 ngày bóc đòng 1 lần để kiểm tra Để dòng mẹ trễ trước dòng bố 2 ngày, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là:
- Trong 3 bước đầu dòng bố đợt 1 nhanh hơn dòng mẹ gần 1 bước;
- Dòng bố và dòng mẹ tương đương nhau trong các bước 4, 5, 6; - Trong 2 bước cuối (7 và 8) đòng mẹ nhanh hơn dòng bố 2 - 3 ngày
Kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của đồng bố và đòng mẹ không trùng khớp cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
1 Xử lý đòng phát triển chậm
- Bón kali clorua lượng 100 kg/ha (nếu dòng mẹ chậm); 30 kg/ha (nếu dòng bố chậm) - Phun KH,PO, lượng 1,5 - 2 kg + 400 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng mẹ chậm) và 0,5 -
0,7 kg + 100 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng bố chậm) Phun 2 - 3 lần trong 2 - 3 ngày liền
- Phun 7 - 8 g GA, + 1,5 kg KH,PO, + 400 lít nước/ha (nếu dòng mẹ chậm) va 2,5 g GA, + 0,5 kg KH,PO, + 100 lít nước/ha (nếu dòng bố chậm)
Biện pháp này chỉ tiến hành trước trỗ 4 - 5 ngày (cuối bước 7)
2 Xử lý dòng phát triển nhanh
- Bón urê lượng 140 kg/ha (nếu đòng mẹ nhanh), 40 kg/ha (nếu dòng bố nhanh)
- Phun MET lượng 1,0 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha (nếu dòng mẹ nhanh) và 0,25 - 0,30 kg + 150 lít nước/ha (nếu dòng bố nhanh)
Nếu đòng bố chậm thì giữ đủ nước trong ruộng, nếu dòng bố nhanh thì rút nước phơi
ruộng nẻ chân chim
Tùy mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp trên cho
Trang 20V PHUN GA, THU PHAN BO SUNG
Lượng GA; I50 - 160 g/ha phun 3 lần trong 3 ngày liền:
- Lần1: Phun 5O - 60 g GA; + 550 lít nước khi dòng mẹ trỗ 15%;
- Lan 2: Phun 70 g GA, + 400 lít nước/ha; - Lần 3: Phun 30 g GA; + 600 lít nước/ha
Hoà tan GA; (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quốc) trong cồn (1g GA/10ml cồn) trước khi phun 18 - 20 giờ Lần 1 và lần 2, mỗi lần phun đều cho cả dòng mẹ và dòng bố,
sau đó phun thêm cho dòng bố một lượt nhẹ Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn Nếu có nước mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun
Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, dòng mẹ nở hoa thì tiến hành gạt phấn Hàng ngày dùng
sào tre, nứa gạt trong khoảng 9 - 12 giờ (tùy theo thời tiết) gạt 3 - 4 lần/ngày, gạt liên tục trong 10 - 12 ngày cho đến khi dòng bố hết phấn
VI KHULAN, THU HOACH
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và dòng mẹ, tập trung vào 3 đợt chính: giai đoạn trước trỗ, trước khi phun GA; và trước khi thu hoạch
Gặt dòng bố trước bằng cách cắt sát gốc, khử lẫn đòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch
dòng mẹ (hạt F,) Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao
4 - SẲN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI.F, CHO TỔ HỢP HYT 57 TRONG VỤ XUÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Viện KHKTNN Việt Nam
HYT 57 là giống lúa lai 3 đòng chất lượng, có tiềm năng năng suất cao, đã được khu vực
hoá, rất thích hợp cho vụ mùa Tổ hợp này được tạo ra từ dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là BR 827 Hạt lai F, của tổ hợp này rất thích hợp sản xuất trong vụ mùa
L CHON RUONG SẢN XUẤT
Ruộng sản xuất hat lai F, phai dam bảo những yêu cầu sau:
- Được cách ly không gian với các ruộng lúa khác trong phạm vi tối thiểu 100 m Nếu không, phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất hạt F, hoặc phải quây bạt cách ly cao trên 3 m Có thể dùng dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly
- Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu
- Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh hại
IIL LÀM MẠ
1 Xác định thời vụ gieo và lượng hạt giống bố mẹ
Cần bố trí để lúa trõ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình ngày
25 - 28°C, tránh các đợt bão lớn, không bị mưa 3 ngày liên tục Ở vùng đồng bằng sông
Trang 21Để lúa trỗ vào thời gian trên, có thể bố trí gieo các đợt đòng bố và dòng mẹ như sau:
` Ngày gieo Lượng hạt giống cho | - „ 2 Ngay tro
Dong (dự kiến) 1 ha (kg) Diện tích mạ (m”) (dự kiến) Bố đợt 1 (R1) 18/6 3,5 200 14⁄9 Bố đợt 2 (R2) 23/6 3,5 200 14/9 Bố đợt 3 (R3) 28/9 7,0 400 17/9 | Me (A) 30/6 25,0 1.500 10/9 2 Kỹ thuật làm mạ a Ngâm ủ hạt giống
- Dùng nước sạch rửa kỹ hạt giống trước khi ngâm Ngâm giống phải đảm bảo hạt thóc no : nước Dòng bố ngâm khoảng 36 - 42 giờ; 10 - 12 giờ thay nước một lần Dòng mẹ ngâm khoảng 22 - 26 giờ; 6 - 8 giờ thay nước 1 lần Trong quá trình ngâm chủ yếu kiểm tra độ chua
của nước Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước trước khi ủ Trong quá trình ủ phải tưới nước và
đảo đều để mầm nay đều và khoẻ
b Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ
- Ruộng gieo mạ phải bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ - Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4 m Nếu gieo mạ mẹ ở ruộng sản xuất hạt F; thì luống phải rộng bằng chiều rộng của một băng khi cấy
~- Lượng hạt gieo Ikg/60 mỶ được mạ Gieo thưa, đều và chìm mộng 3 Phân bón cho mạ a, Luong phân Ching loại Tinh cho 1 ha (kg) Tinh cho 1 sao BB (kg) Phân chuồng mục 10.000 - 11.000 360 - 400 Lân supe 400 - 420 14-15 Uré 140 - 160 5-55 Kali clorua 110 4
b Cách bón (tính cho Ì sào dược mạ)
- Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối
- Bón 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua, rải đều mặt luống trước khi gieo
- Bón thúc lần 1 khi mạ đạt 2,5 lá: 2,0 kg uré + 2 kg kali clorua
- Bón thúc lần 2 khi mạ 4,5 lá: 1 kg uré
Tuỳ tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón tiễn chân trước khi cấy 5 - 7 ngày với lượng 0,5 kg urê
4 Chăm sóc ruộng mạ
- Sau khi gieo phải giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh Khi mạ l,8 - 2 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tưới tiêu xen kẽ Trước khi cấy 4 - 5
ngày, cho nước vào ruộng để đất mềm, dễ nhổ mạ
Trang 22- Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, đặc biệt là bọ trĩ, đòi đục nốn, chim, chuột
- Khi cấy mạ phải to, khoẻ, rễ dài và trắng, lá xanh, sạch sâu bệnh Mỗi cây mạ phải có ít nhất 2 - 3 đảnh cơ bản
II KỸ THUẬT CANH TÁC Ở RUỘNG CẤY
1 Xác định phương thức cấy
a Phương thức cấy
- Tý lệ hàng 2R : IOA (2 hàng bố : 10 hàng mẹ) hoặc 2R : 12A
- Cấy 3 đợt dòng R trong 1 ngày khi R2 đạt 20 ngày tuổi
- Cấy dòng A khi mạ đạt 18 - 20 ngày tuổi, cấy xong trong 2 - 3 ngày
b Mật độ cấy
- Dòng R cấy hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm trong hàng 18 cm, cấy 2 hàng so le nhau Hàng R1 và R3 cấy cách hàng A là 30 cm, hàng R2 cấy cách hàng A 20 cm (cấy 3 - 4 cây mạ/khóm) - Dòng A cấy hàng cách hàng 15 cm, khóm cách khóm trong hàng 15 - 17 cm, cấy 2 cây mạ/khóm - Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trỗ 2 Kỹ thuật cấy
Tuổi mạ lúc cấy: dòng bố 6,5 - 6,8 lá, đòng mẹ 6,2 - 6,5 lá Nhổ mạ kèm bùn, không đập, không giữ mạ Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm
Mỗi đợt đồng bố phải cấy xong trong một ngày, dòng mẹ cấy không quá 3 ngày Lúc cấy dong mẹ cần cào lại ruộng và vơ sạch cỏ
3 Phân bón cho ruộng cấy a Luong phan Ching loại Tính cho 1 ha (kg) Tính cho 360 m? (kg) Phân chuồng mục 12.000 - 14.000 430 - 500 Lân supe 500 118 Urê 310 - 335 11-12 Kali clorua 220 8
b Cách bón (tính cho 1 sao Bac b6 360 m’)
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân cho ruộng trước khi cấy dòng bố - Bón phân lót cho dòng bố: I kg urê+ 1 kg kali clorua
- Bón phân lót cho dòng mẹ và bón thúc lần I cho dòng bố (bón đều cho cả bố và me) 4,0 kg urê + 3 kg kali clorua
- Bón thúc lần I (sau khi cấy mẹ 5 ngày - bón cho cả bố và mẹ: 4,0 kg urê + 2,5 kg KCI - Bón thúc lần II và bón vá (sau khi cấy mẹ 10 ngày - bón cho cả bố và me): 1 kg uré - Bón nuôi đòng: Khi dòng phân hoá ở bước 5 bón l kg urê + 4 kg KCI
- Cần kết hợp làm cỏ sục bùn 1 - 2 lần cho dòng bố và l - 2 lần cho dòng mẹ
Trang 234 Tưới, tiêu nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (I - 3 cm) cho lúa hồi xanh, sau đó tưới và rút nước xen kẽ Trước khi phân hoá đòng rút nước phơi ruộng nẻ chân chim Sau đó giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đồng, trỗ bông và vào chắc Trước khi thu hoạch 7 ngày rút kiệt nước phơi ruộng 5 Phòng frừ sâu bệnh
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính như bọ trĩ, đòi đục nõn, sâu
cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột
IV DỰĐOÁN VÀ ĐIÊU CHỈNH THỜI GIAN TRỖ BÔNG
Khoảng 30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 - 3 ngày bóc đòng 1 lần để kiểm tra
Để dòng bố mà dòng mẹ trổ bông trùng khớp, tiến độ phân hoá đồng yêu cầu là:
- Dong RI phải nhanh hơn mẹ 1 bước ở 3 bước đầu Các bước sau thì R1 và mẹ đều phải
tương đương
- Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp cần điều
chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
1 Xử lý dòng phát triển chậm
- Bón KCI lượng 100 kg/ha (nếu dòng mẹ chậm), 30 kg/ha (nếu dòng bố chậm)
- Phun KH/PO, lượng 1,5 - 2 kg + 400 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng mẹ chậm); 0,5 - 0,7 kg
+ 100 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng bố chậm) Phun 2 - 3 lần trong 2 - 3 ngày liền
- Phun 7 - 8 g GA; + 1,5 kg KH;PO,+ 400lít nước/ha (nếu dòng mẹ chậm) và 2,5 g GA, +
0,5 kg KH,PO, + 100lít nước/ha (nếu đòng bố chậm)
Biện pháp này chỉ tiến hành trước trỗ 4 - 5 ngày (cuối bước 7)
2 Xử lý dòng phát triển nhanh
- Bón urê lượng 140 kg/ha (nếu dòng mẹ nhanh), 40 kg/ha (nếu đòng bố nhanh)
- Phun MET lượng 1,0 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha (nếu dòng mẹ nhanh)
và 0,25 - 0,30 kg + 150 lít nước/ha (nếu dòng bố nhanh)
Nếu dòng bố chậm thì giữ đủ nước trong ruộng, nếu dong bố nhanh thì rút nước phơi
ruộng nẻ chân chim Tuỳ mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các
biện pháp trên cho phù hợp và phải tiến hành trước bước 4 của quá trình phân hoá đòng
V PHUN GA, THỤ PHẤN BO SUNG
Lượng GA; 220 g/ha, phun 3 lần trong 3 ngày liền:
- Lần 1: Phun 70 g GA; + 550 lít nước/ha khi dòng mẹ trỗ 15%;
- Lan 2: Phun 90 g GA, + 400 lít nước/ha; - Lan 3: Phun 60 g GA, + 600 lít nước/ha
Hoà tan GA, (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quéc) trong cén (1g GA,/10ml cồn) trước khi phun 18 - 20 giờ Lần 1 và lần 2 môi lần phun đều cho cả dòng mẹ và dòng bố,
sau đó phun thêm cho dòng bố một lượt nhẹ Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn Nếu có nước mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun
Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, dòng mẹ nở hoa thì tiến hành gạt phấn Hàng ngày đùng
sào re, nứa gạt trong khoảng 9 - 12 giờ (tuỳ theo thời tiết), gạt 3 - 4 lần/ngày, gạt liên tục
Trang 24VI KHULAN, THU HOACH
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và mẹ, tập trung vào 3 đợt chính: giai đoạn trước trỗ, trước khi phun GA; và trước khi thu hoạch
Gặt dòng bố trước bằng cách cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch
đòng mẹ (hạt F,) Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao
5 - SẲN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI F, CHO TỔ HỢP HYT 82
Viện KHKTNN Việt Nam
Trong vụ xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng HYT 82 là giống lúa lai 3 dòng chất lượng,
có tiềm năng năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp cho vụ xuân muộn, ngoài ra
có thể trồng trong vụ mùa Tổ hợp này được tạo ra từ đòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố
(R) là RP 2 Hạt lai F, của tổ hợp này có thể được sản xuất ở cả 2 vụ xuân và mùa
I CHON RUONG SAN XUAT
Ruộng sản xuất hạt lai F, phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Được cách ly không gian với các ruộng khác trong phạm vỉ tối thiểu 100 m Nếu không, phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất hạt F, hoặc phải
quây bạt cách ly cao trên 3 m Có thể dùng dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly - Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu
- Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh hại
I LAM MA
1 Xác định thời vụ gieo
Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn tránh mưa bão Nói chung, ở đồng bằng sông Hồng thời gian trỗ bơng an tồn trong vụ mùa là từ 25/8 - 10/9 Thời vụ các dòng bố, mẹ có thể bố trí như sau day: Dong | Ưng n7 |DnthmamÐ| RENE Bố đợt 1 (R1) 23 - 28/6 3,5 kg 200 5 - 10/9 Bố đợt 2 (R2) 28/6 - 3/7 7,0 kg 400 8- 13/9 Bố đợt 3 (R3) 2-717 3,5 kg 200 11-14/9 Mẹ (A) 25 - 30/6 25,0 kg 1.500 5- 10/9 2 Kỹ thuật làm mạ a Ngâm ủ hạt giống
Dùng nước sạch rửa kỹ hạt giống trước khi ngâm Ngâm giống phải đảm bảo hạt thóc no nước Dòng bố ngâm khoảng 36 - 42 giờ, I0 - 12 giờ thay nước một lần Dòng mẹ ngâm
khoảng 22 - 26 giờ, 6 - 8 giờ thay nước I lần Trong quá trình ngâm chú ý kiểm tra độ chua
của nước Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước trước khi ủ Trong quá trình ủ phải tưới nước và
đảo đều để mầm nảy đều và khoẻ
Trang 25b Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ
Ruộng gieo mạ phải bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4 m, mặt phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới và tiêu nước, có thể gieo mạ mẹ ở ruộng sản xuất 3 Phân bón cho mạ a Luong phan Chủng loại Tính cho 1 ha (kg) Tính cho 1 sào BB (kg) Phân chuồng mục 10.000 - 11.000 360 - 400 Lân supe 400 - 420 14 - 15 Urê 140 - 160 5-55 Kali clorua 110 4
b Cách bón (tính cho 1 sao dược mạ)
- Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối
- Bón 2,0 kg uré + 2 kg kali clorua, rai đều mặt luống trước khi gieo
- Bón thúc lần ! khi mạ 2,5 lá: 2,0 kg urê + 2 kg kali clorua
- Bón thúc lần 2 khi mạ 4,5 lá: l kg urê
Tuỳ tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón tiễn chân trước khi cấy 5 - 7 ngày với lượng
0,5 kg urê
4 Chăm sóc ruộng mạ
- Sau khi gieo phải giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở
rãnh Khi mạ I,8 - 2 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tưới tiêu xen kẽ Trước khi cấy 4 - 5
ngày, cho nước vào ruộng để đất mềm, đễ nhổ mạ
- Lúc mạ 1,2 - 1,5 lá, phun dung dịch MET để kích thích mạ đẻ nhánh Mỗi sào mạ phun 15
- 18 g MET (loại 15% nguyên chất) pha với 20 lít nước Sau phun giữ ruộng cạn trong 12 giờ - Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh và chim, chuột, - Khi cấy mạ phải to, khoẻ, rễ dài và trắng, lá xanh, sạch sâu bệnh Mỗi cây mạ phải có ít nhất 2 - 3 đảnh cơ bản II KỸ THUẬT CANH TÁC Ở RUỘNG CẤY 1 Xác định phương thức cấy
- Tỷ lệ hàng 2R : 12A (2 hàng bố : 12 hang me)
- Dòng mẹ cay: 15 cm x 17 cm, cay 1 - 2 cay mạ/khóm
- Dong R cấy hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm trong hàng 16 cm; cấy 3 - 4 cây mạ/khóm, cấy hai hàng R so le nhau (kiểu nanh sấu)
- R1 và R3 cấy vào I hàng, cách hàng A 30 cm, cấy xen kẽ 3 khóm R! + 3 khóm R3 R2 cấy 1 hàng, cách hàng A 20 cm
Trang 262 Kỹ thuật cấy
- Tuổi mạ lúc cấy: 18 - 20 ngày (5,8 - 6,0 14) Nhé ma kèm bùn, không đập, không giũ mạ Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm
- Cấy 3 đợt dòng bố xong trong một ngày, dòng mẹ cấy không quá 2 - 3 ngày
3 Phân bón cho ruộng cấy a Lượng phân Chủng loại Tinh cho 1 ha (kg) Tinh cho 1 sao BB (kg) Phân chuồng mục 12.000 - 14.000 430 - 500 Lân supe 450 - 500 16 - 18 Urê 280 - 315 0 - 11 [Kali ciorua 220 8 b Cách bón (tính cho 1 sào BB)
- Bón lót: 100% phân chuồng trước khi bừa lần 1, 100% phân lân trước khi bừa lần cuối, 4,0 kg urê + 3 kg KCI (bón cho cả ruộng)
- Bón thúc lần 1 (sau cấy dòng bố 5 ngày): 4,5 kg urê + 3,0 kg KCI (bón cho cả bố và mẹ) - Bón thúc lần 2 và bón vá (sau cấy dòng bố 10 ngày): 1 - 1,5 kg urê
- Bón nuôi đòng: Khi đòng phân hoá ở bước 5 bón 1 kg urê + 2 kg KCI
- Cần kết hợp làm cỏ sục bùn 1 - 2 lần cho đòng bố, I - 2 lần cho dòng mẹ
4 Tưới, tiêu nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (1 - 3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo tưới và rút nước xen kẽ Trước khi phân hoá dong rút nước phơi ruộng nẻ chân chim Sau đó giữ đủ nước trong suốt
thời kỳ làm đồng, trỗ bông và vào chắc Trước khi thu hoạch 7 ngày rút kiệt nước phơi ruộng
5 Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo đối và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính như bọ trĩ, đòi đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, ray nâu, đạo ôn, khô vần, bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột
IV DỰ ĐOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN TRỖ BÔNG
Khoảng 30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 - 3 ngày bóc đòng 1 lần để kiểm tra
Để dòng bố mà ddng me trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là:
- Dòng RI phải tương đương hoặc chậm hơn dòng mẹ một chút ở 3 bước đầu Các bước
sau thì R1 và mẹ đều phải tương đương
- Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và đòng mẹ không trùng khớp cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
1 Xử lý đòng phát triển chậm
- B6n KC] luong 100 kg/ha (néu dong me cham), 30 kg/ha (néu dong bố chậm)
- Phun KH;PO, lượng 1,5 - 2 kg + 400 lit nudc/ha/lan phun (néu dong me cham); 0,5 - 0,7 kg + 100 lít nước/ha/lần phun (nếu dòng bố chậm) Phun 2 - 3 lần trong 2 - 3 ngày liền
- Phun 7 - 8 g GA; + 1,5 kg KH;PO, + 400 lít nước/ha (nếu dòng mẹ chậm) va 2,5 g GA, + 0,5 kg KH;PO/ + 100 lít nước/ha (nếu đòng bố chậm)
Trang 272 Xử lý dòng phát triển nhanh
- Bón urê lượng 140 kg/ha (nếu dong mẹ nhanh), 40 kg/ha (nếu đòng bố nhanh)
- Phun MET lượng 1,0 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha (nếu dòng mẹ nhanh)
và 0,25 - 0,30 kg + 150 lít nước/ha (nếu dòng bố nhanh)
Nếu đòng bố chậm thì giữ đủ nước trong ruộng, nếu dòng bố nhanh thì rút nước phơi
ruộng nẻ chân chim
Tuỳ mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp trên cho
phù hợp và phải tiến hành trước bước 4 của quá trình phân hoá đòng
V PHUN GA; THỤ PHẤN BỔ SUNG
Luong GA; 220 g/ha, phun 3 lần trong 3 ngày liền:
- Lần 1: Phun 70 g GA; + 550 lít nước/ha khi dong me tré 15%; - Lần 2: Phun 90 g GA; + 400 lít nước/ha;
- Lần 3: Phun 60 g GA; + 600 lít nước/ha
Hoà tan GA; (chế phẩm 920, đạng bột trắng của Trung Quốc) trong cén (1 g GA,/10 ml
cồn) trước khi phun 18 - 20 giờ Lần I và lần 2 mỗi lần phun đều cho cả dòng mẹ và dòng bố, sau đó phun thêm cho dòng bố một lượt nhẹ Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn Nếu có nước mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun
Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, hàng ngày dùng sào tre, nứa gạt trong khoảng 9 - 12 giờ
(tuỳ theo thời tiết), gạt 3 - 4 lần/ngày, gạt liên tục trong 10 - 12 ngày cho đến khi dòng bố
hết phấn
VI.KHỬLẪN, THU HOẠCH
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và mẹ, tập trung vào 3 đợt chính: giai đoạn trước trỗ, trước khi phun GA; và trước khi thu hoạch
Gặt dòng bố trước bằng cách cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch
đòng mẹ (hạt F,) Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao
6 - CÔNG NGHỆ CHỌN DÒNG THUẦN VÀ NHÂN DÒNG
BAT DỤC NHÂN MẪN CẢM NHIỆT ĐỘ (TGMS) BỒI Ải 64S
Viện Di truyền Nông nghiệp
* Nguồn gốc công nghệ
Đây là công nghệ của Trung Quốc do Viện sĩ Viên Long Bình cùng các nhà chọn giống Trung Quốc đã thành công trong việc tạo giống lúa lai 3 dòng, 2 đòng, đánh dấu một bước đột phá lớn trong sự nghiệp chọn giống của Trung Quốc, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc lợi dụng ưu thế lai ở lúa để nâng cao năng suất cũng như sản lượng lúa Việc phát hiện ra 2 đặc tính mãn cảm với nhiệt độ và ánh sáng được Đảng và Nhà nước Trung Quốc rất coi trọng
Năm 1986 Viện sĩ Viên Long Bình đã để xuất việc nghiên cứu lúa lai theo phương pháp 2
đòng bằng cách sử dụng đồng bất dục có tính mẫn cảm với nhiệt độ và ánh sáng Việc nghiên cứu lúa lai theo phương pháp 2 dòng đã có những bước tiến triển rất khả quan, xác định được
một loạt các dòng bất dục 2 chức năng và thẩm định được nhiều tổ hợp lúa lai 2 dòng, tăng
Trang 28* Quy trình chọn lọc và nhân dòng mẹ TGMS Bồi ải 64S
Dòng lúa Bồi ải 64S thuộc loại đòng bất dục đực nhân mãn cảm nhiệt độ (TGMS) có nguồn gen bất dục đực từ dịng Nơng khen 58§ thuộc loại hình lúa Tiên đo Trung tâm Nghiên
cứu Lúa lai Hồ Nam tuyển chọn
Nhân dòng bất dục đực 2 dòng là nhân hạt tự thụ trong thời kỳ hữu dục và duy trì bất dục của nó, nhưng lại khác với lúa thường vì dòng bất dục 2 dòng phải nhân ở điều kiện đặc biệt có thể xuất hiện hữu dục và tự thụ kết hạt Điều kiện đặc biệt là khác nhau khi đòng bất dục 2 đòng có tính năng khác nhau Hiện nay ở nước ta chủ yếu sử dụng lúa lai 2 dòng hệ Bồi tạp
nên khi nhân dòng bất dục này cũng như trong sản xuất hạt lai F, chúng ta cần phải nắm vững được thời gian sinh trưởng và điều kiện nhiệt độ của nó
I CHON DIA DIEM NHAN DONG
Căn cứ vào nhiệt độ giới hạn cao và thời tiết khác nhau của dòng bất dục Bồi ải 64S
chuyển đổi thành đòng hữu dục để chọn nơi nhân dòng Dòng Bồi ải 64S là dong bat duc đực
nhân mãn cảm nhiệt độ (TGMS)
- Nhiệt độ khởi điểm gây ra bất dục tính đực
- Nhiệt độ mức giới hạn cao chuyển thành hữu dục tính đực
Về mặt sinh học thì nhiệt độ mức giới hạn cao và mức giới hạn thấp cũng tương tự như các
giống lúa khác Nhiệt độ khởi điểm bất dục của Bồi ải 64S là 22,3°C, nhiệt độ mức giới hạn
cao la 25,5°C, thời gian mẫn cảm là bước 5 - 6 của đòng non cây lúa, cũng là giai đoạn từ hình
thành nhị đực và nhụy cái đến giai đoạn phân bào giảm nhiễm để tạo nên phân hoá của tế bào
noãn Để có điều kiện đó, chúng ta có thể tiến hành nhân đồng này vào vụ xuân ở vùng miền
núi có độ cao lớn so với mực nước biển Nếu nhân vào mùa thu thì phải tiến hành ở nơi có
nguồn nước lạnh, tưới tiêu thuận lợi vì thông qua việc điều tiết bằng nước mới đạt được mục
đích nhân dòng
I NHAN DONG BAT DUC
1 Chọn lọc đòng gốc
Nhiệt độ khởi điểm của dòng bất dục đực TGMS không phải cố định và bất biến, giữa các
cá thể cũng có sự sai khác Cá thể có nhiệt độ khởi điểm bất dục thấp do phạm vì nhiệt độ hữu dục hẹp nên tỷ lệ kết hạt tương đối thấp Cá thể có nhiệt độ khởi điểm bất đục cao do phạm ví
nhiệt độ hữu dục tương đối rộng nên tỷ lệ tự thụ kết hạt tương đối cao TỶ lệ của cá thể có
nhiệt độ khởi điểm của dòng bất dục dần dần cao lên, đó là sự dịch chuyển di truyền Do đó,
để ngăn chặn sự địch chuyển này khi nhân đòng Bồi ải 64S phải tiến hành theo sơ đồ sau: Chọn cá thể — Xử lý bằng nhiệt độ thấp -› Để giống trên lúa chét (sản xuất hạt giống gốc)
— Sản xuất hạt siêu nguyên chủng -> Sản xuất hạt nguyên chủng -> Sản xuất giống
Chọn khoảng vài trăm cá thể điển hình có tính đại diện, khi đồng non phát triển, đến bước 5 - 6 thì cho vào phòng để ở nhiệt độ 23°C, cường độ chiếu sáng 5.000 - 10.000 lux, xử lý trong 10 ngày Đến lúc lúa trỗ tiến hành kiểm tra phấn hoa dưới kính hiển vi, phải chọn cá
thể 100% bất dục đực Lấy gốc rạ có lúa chét xử lý ở nhiệt độ 20 - 22°C trong phòng khí hậu
nhân tạo, cường độ chiếu sáng 5.000 - 10000 lux trong 10 ngày, để nhiệt độ bình thường (25
- 28°C) cho chúng trỗ thì tự thụ kết hạt Hạt này được gọi là hạt giống gốc Từ 0,5 kg hạt
giống siêu nguyên chủng sau Ilần nhân có thể thu được 150 kg hạt giống nguyên chủng để dùng cho 4,5 ha ruộng sản xuất giống
Trang 292 Nhân giống siêu nguyên chủng
Hạt giống gốc thu được đem phơi khô, ngâm vào dung dịch axit nitric loãng 1% trong
12 giờ để phá vỡ thời kỳ ngủ, sau đó cho vào hộp petri để thúc mầm, khi mầm đạt yêu cầu
thì đưa ra ruộng mạ, gieo mật độ 3,3 x 3,3 cm 1 hạt Khi cây đã có 3 lá bắt đầu theo dõi đòng Khi đòng non phát triển đến bước 5 thì xử lý ở nhiệt độ thấp 20 - 22C trong 10 ngày, sau đó để trong điều kiện bình thường cho lúa trỗ Hạt tự thụ này được gọi là hạt siêu nguyên chủng dùng để nhân hạt nguyên chủng
3 Nhân giống nguyên chủng cho sản xuất
Thời gian gieo mạ thích hợp trong sản xuất nhân dòng Bồi ải 64S:
+ Vụ xuân
Dòng Bồi ải 64S có thời gian sinh trưởng từ gieo đến trỗ 128 - 130 ngày, do đó nên gieo mạ 10 - 12/12 dương lịch, lúa trễ 20 - 25/4 dương lịch
+ Vụ thu đông
Dòng Bồi ải 645 có thời gian sinh trưởng từ gieo đến trỗ 85 - 90 ngày, do đó nên gieo mạ từ 5 - 10/9 dương lịch, lúa trỗ 5 - 10/12 dương lịch Tuy nhiên, trong sản xuất nhân dòng Bồi ải 64S ở vụ xuân là thuận lợi, không phức tạp như vụ hè thu, nhưng do điều kiện thời tiết có
thể thay đổi đột ngột nên phải tiến hành xử lý điều tiết bằng nước lạnh như sau: - Thời gian tưới nước lạnh
Dòng bất dục đực (TGMS) Bồi ải 645 có thời kỳ mãn cảm chuyển đổi tính hữu dục từ giai đoạn thành nhị đực, nhụy cái đến giai đoạn phân bào giảm nhiễm, trước trỗ khoảng 12 - 17
ngày Khi đòng non phát triển đến cuối bước 6 (khoảng cách gối của lá dong 1 0) thi khong cho nước lạnh vào Lúc này là giai đoạn nhiều phấn hoa, nếu tiếp cho nước lạnh vào thì sẽ
giảm tỷ lệ kết hạt, ảnh hưởng đến sản lượng - Số ngày tưới nước lạnh
Đồng non của dòng Bồi ải 64S phát triển từ cuối bước 4 đến bước 6 khoảng 7 ngày, tuy nhiên sau khi tưới bằng nước lạnh, sự phát triển của đòng non chậm lại, thêm vào đó sự phát dục của bông cái và bông con không như nhau, đo vậy thời gian tưới nước lạnh là 10 - 12 ngày
- Độ sâu của mức nước tưới
Bộ phận mẫn cảm của dòng bất dục đực Bồi ải 64S là ở gốc, bộ phận mẫn cảm nhất là
đòng non Do đó nước lạnh phải có độ sâu nhất định, khoảng từ 10 - 12 cm là được Mặt khác nước sâu còn có lợi cho việc duy trì nhiệt độ thấp, nhất là vào các ngày nắng nóng nước sâu
còn làm cho nhiệt độ nước ruộng tăng chậm lại
* Hiệu quả kinh tế
Chi phi nhập dòng Bồi ải 64S từ Trung Quốc: 1 kg 100.000 đ
Chỉ phí sản xuất nhân cho dòng Bồi ải 64S trong nước:
- Chi phí cho 1 ha 30.000.000 đ Với điều kiện thuận lợi, tỷ lệ hạt đạt 40% có thể thu
Trang 307 - CÔNG NGHỆ NHÂN DÒNG TGMS VÀ SẲN XUẤT HẠT LAI F, HỆ HAI DÒNG TẠI VIỆT NAM
Trường ĐHNN I Hà Nội
1 ĐIỀU KIỆN-XÁC LẬP QUY TRÌNH
Để có thể xác lập quy trình công nghệ nhân dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ cần tìm hiểu kỹ điều kiện khí hậu thời tiết của vùng trong vòng 30 năm trở lại đây Số liệu cơ bản như: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, tối thấp trong ngày; độ dài chiếu sáng trong ngày; độ ẩm; số ngày có mưa, lượng mưa; hướng gió chính từng thời kỳ; tần suất xuất hiện mưa rào, gió, bão và các hiện tượng thời tiết bất thường khác Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tính toán để tâm ra thời kỳ an toàn cho thời kỳ cảm ứng và thời kỳ trỗ bông để nhân dòng và sản xuất hạt lai, định thời vụ nhân và vị trí sản xuất
e Tìm khu cách ly để nhân và sản xuất Yêu cầu khu cách ly phải tránh được sự xâm nhập của phấn lạ từ các ruộng lúa xung quanh trong vòng 100 m Có ba phương pháp cách ly:
- Cách ly không gian: Các ruộng lúa khác giống phải cách mép ngoài của ruộng nhân ít
nhất 100 m ở cả bốn phía
- Cách ly thời gian: Ruộng nhân đòng phải trỗ trước lúa bình thường ít nhất 20 ngày - Cách lý bằng địa hình, vật cản: Bố trí khu cách ly ở trong một địa hình đặt biệt như một thung lũng, xung quanh là núi rừng, ao hồ, sông lớn, đường giao thông, làng mạc, trường học,
khu công nghiệp
e Đất trong khu cách ly phải có độ phì cao, có điều kiện tưới tiêu thuận tiện, có thể bảo vệ
khỏi sự gây hại của côn trùng, chim
II XÁC ĐỊNH DÒNG CẨN NHÂN VÀ THỜI VỤ NHÂN
Hiện nay trong quỹ gen bố mẹ “hai đòng” có các dòng TGMS có thời gian sinh trưởng khác nhau do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn tạo hoặc nhập nội Khi chọn được tổ hợp lai, cần tìm hiểu thời gian sinh trưởng của các đòng bố mẹ, trên cơ sở đó xác định thời vụ gieo sao cho thời kỳ cảm ứng xuất hiện đúng vào lúc có nhiệt độ thuận lợi nhất đối với dòng định nhân Ở các vùng chưa nhân, cần làm thí nghiệm thời vụ, có thể tiến hành gieo cấy quanh năm, ghi chép số liệu để xác định thời vụ nhân và thời vụ sản xuất hạt lai
II THIẾT LẬP QUY TRÌNH NHÂN DONG
Dòng TGMS tự hữu dục ở nhiệt độ < 24°C, vi vay chỉ có thể nhân dòng ở vụ xuân sớm
hoặc thu đông ở các tỉnh phía Bắc, điều khiển cho lúa trỗ bông vào khoảng từ 10 - 25/4 (vụ
xuân) hoặc từ 5 - 20/11 (vụ thu đông) Có thể nhân dòng ở vùng núi có độ cao > 800 m so với mực nước biển trong mùa hè Vì vậy điểm then chốt trong quy trình công nghệ nhân dòng là: 1 Xác định thời gian phân hoá đòng an toàn
Theo kết quá nghiên cứu thời kỳ lứa bắt đầu phân hoá đòng bước 3 đến bước 6 (kéo dài
khoảng 12 ngày) là thời kỳ cảm ứng Thời kỳ này nếu nhiệt độ trung bình ngày biến động từ
20 - 24°C thì sẽ hình thành hạt phấn hữu dục và nếu lúc trổ gặp điều kiện thuận lợi sẽ cho hạt
tự thụ Căn cứ vào tổng số lá trên thân chính của đòng, tông tích ôn hữu hiệu và thời gian từ gieo đến trỗ để tính toán thời vụ gieo sao cho giai đoạn phân hoá bước 3 - bước 6 rơi đúng vào
Trang 31lúc có nhiệt độ thuận lợi cho việc phân hoá hạt phấn hữu dục Tại vùng Hà Nội vụ xuân trong thời gian này từ 20/3 - 10/4, vụ thu đông từ 15 - 30/11
2 Các biện pháp nhân dòng TGMS 2.1 Nhân dòng TGMS ở vụ xuân
e Kỹ thuật ngâm ủ, gieo và chăm sóc mạ: Hạt TGMS giống như hạt lúa thường, không hở vỏ trấu như hạt lai F;, vì vậy ngâm ủ như lúa thường Khi hạt nảy mầm đem gieo trên dược mạ Các dòng TGMS hiện nay có tại Việt Nam có từ 11 - 14 lá, vì vậy ở vụ xuân thường gieo vào 10 - 30/12, cần làm mạ có che nilon để chống rét Gieo mạ thưa khoảng 20 - 30 g mầm/m?
Chăm sóc cần thận để mạ đẻ nhánh ngay trên dược Có thể phun MET (Multi - Effect Triazol)
với liều lượng 13 g/200 m” mạ vào thời kỳ 1,5 - 2,5 lá giúp cho mạ đẻ nhánh nhiều
e Kỹ thuật cấy và chăm sóc: Khi nhiệt độ tăng dần lên trên 15°C (khoảng đầu tháng 2) bắt đầu cấy Ruộng cấy cần chuẩn bị tốt: Cày ải, bừa nhuyễn, bón lót đầy đủ gồm phân chuồng,
vôi (nếu đất chua), lân Sau đó san phẳng và cấy Khi nhổ mạ phải giữ nước ở ruộng mạ để không gây đứt rễ Nhổ xong cấy ngay không để mạ ôi Mật độ cấy 60 - 70 khóm/m), cấy
dảnh Luống rộng 1,5 m có đường rãnh rộng 30 cm để đi lại chọn giống, kiểm tra, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Cấy xong giữ nước 3 - 5 cm trên mặt ruộng © Kỹ thuật bón phân - Lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng/ha, tỷ lệ N: P: K =1: 1,5: 0,5 - I; liều lượng 100 - 120 kg N/ha - Cách bón: Phân chuồng, lân vôi dùng để bón lót toàn bộ; phân đạm bón lót 50%, thúc đẻ nhánh 30%; thúc đòng 20%; phan kali bón lót 50%, thúc đòng 50%
® Kỹ thuật chăm sóc ruộng nhân đòng: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và nhổ bỏ
những cá thể khác dạng trong quá trình sinh trưởng Giữ nước đều đặn ở mức từ 5 - 7 cm trên mặt ruộng Khi phát hiện thấy lúa đứng cái và chuyển màu, xuất hiện lá thắt eo, tiến hành bóc đòng trên nhánh chính để theo đõi quá trình phân hoá và dự đoán thời kỳ cảm ứng xem có rơi vào khoảng thời gian có nhiệt độ 20 - 24°C hay không Nếu quá trình phân hoá sớm hơn hoặc muộn so với dự định cần tiến hành điều chỉnh: kìm hãm hoặc thúc đẩy cho sự phân hoá đòng
xảy ra đúng vào thời điểm dự định Khi lúa bắt đầu trỗ tiến hành kiểm tra hạt phấn trên kính hiển vi để đánh giá tỷ lệ hạt phấn bữu dục Khi lúa chín vàng thì kiểm nghiệm đồng ruộng,
nếu đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thu hoạch 2.2 Nhân dòng TGMS ở vụ thu đông
Trong vụ thu đông có thể nhân dòng siêu nguyên chủng từ gốc rạ hoặc nhân giống từ hạt
e Nhân siêu nguyên chúng từ gốc rạ: Các đồng TGMS thuần được chọn ở vụ xuân đem
gieo trong vụ mùa để đánh giá độ thuân về kiểu hình và độ thuần về tính bất dục, sau đó cá thể
hoặc đồng tốt nhất được nhân gốc rạ theo hệ vô tính Các hệ vô tính có thể nhân 2 - 3 lần chờ đến khi phục hồi hữu dục Loại này thường có năng suất thấp nhưng độ thuần cao Trong quá trình nhân vô tính thường xuất hiện một số loại sâu bệnh như bọ phấn, sâu nan, bo xit do dé phải theo đõi thường xuyên và phòng trừ kịp thời
e Nhân TGMS từ hại: Ö vụ thu đông có thể nhân dòng TGMS từ hạt tương tự như vụ
xuân Thời vụ gieo của mỗi dòng được xác định trên cơ sở tính toán sao cho thời kỳ cảm ứng
Trang 32dưỡng, nhiệt độ tương đối cao, ánh sáng đầy đủ lúa sinh trưởng tương đối tốt Bắt đầu từ thời
kỳ phân hóa nhiệt độ hạ thấp liên tục nên thời gian trỗ và chín kéo dài và hạt lúa không mẩy như sản xuất trong vụ xuân Các biện pháp làm mạ, cấy, chăm sóc thực hiện tương tự như ở vụ xuân Riêng thời kỳ mạ nhiệt độ cao nên không cần chống rét mà cần tránh mưa rào làm ngập ruộng mạ và lẫn giống
3 Sản xuất hạt lai F, hệ hai đòng
3.1 Xác định lịch gieo dòng bố mẹ để đại thời kỳ cẩm ứng an toàn và trỗ bông nở hoa
trùng khớp
Sản xuất hạt lai F, hệ hai dòng phải tiến hành ở thời kỳ có nhiệt độ cao trên 27°C dé dim
bảo cho hạt phấn bất dục hoàn toàn Ở miễn Bắc Việt Nam có thể điều khiển lúa trổ từ 15/8 -
15/9, ở phía Nam có thể sản xuất cả ở vụ xuân, vụ hè thu và vụ thu đông Vì sản xuất hạt lai vào vụ mùa nên nhiệt độ khá ổn định, việc tính toán thời gian gieo dòng bố mẹ chỉ cần dựa vào chênh lệch thời gian mà không cần phải căn cứ vào yếu tố khác như chênh lệch số lá, tích ôn hữu hiệu Nếu đồng bố có thời gian sinh trưởng đài hơn dòng mẹ một số ngày nhất định (đã xác định ở vụ trước) thì vụ sau vẫn có thể lặp lại như vậy
43.2 Kỹ thuật làm mạ
- Ngâm ủ giống: Dòng TGMS và R đều phải ngâm no nước (thời gian ngâm 24 - 36
giờ) thay nước 2 - 3 lần, đãi sạch để ráo rồi đậy kín cho hạt nẩy mầm Khi mầm nẩy đều
thì đem gieo
- Lượng giống gieo cho 1 ha: Dòng R: 12 - 15 kg, chia lam 2 đợt bằng nhau, mỗi đợt gieo
cách nhau 5 - 7 ngày (chênh lệch 1,5 - 2 lá); Dòng TGMS: 25 - 30 kg gieo 1 lần Mật độ gieo
20 - 30 g/m”
- Lượng phân bón cho mạ: Bón lót 10 tấn phân chuồng + 300 - 400 kg lân supe + 80 - 100
kg urê + 50 - 70 kg clorua kali/ha
- Chăm sóc mạ: Khi mạ có 2 lá thật, tưới nước từ 1 - 2 cm trên mặt luống giữ cho bùn mềm và bón thúc 30 kg urê/ha Nếu có MET phun 13 g/10lít nước/200 m’
3.3 Kỹ thuật cấy
e Tuổi mạ: Mạ bố 1 có 6 - 6,5 lá bắt đâu cấy Có thể cấy bố 1 và bố 2 cùng ngày, cũng có
thể cấy bố 1 trước bố 2 ba ngày Mỗi bố cấy riêng 1 hàng, 2 hàng bố cách nhau 20 cm, các khóm bố cách nhau 15 - 18 cm, cấy 3 - 4 đảnh/khóm Cấy mẹ khi mạ có 5,5 - 6 14, hang cách hang 13 cm, cây cách cây 13 em, mỗi khóm cấy 3 - 4 dảnh
© Tỷ lệ hàng bố mẹ: Tuỳ từng tổ hợp mà tỷ lệ hàng bố mẹ bố trí khác nhau, biến động từ 2 hàng bố: 12 - 16 hàng mẹ
e Hướng luống: Chọn hướng vuông góc với hướng gió vào thời kỳ nở hoa tung phấn
e Phân bón cho Ì ha ruộng cấy:
- Bón lót: Phân chuồng 7 - 10 tấn + 400 - 500 kg lân supe + 130 - 150 kg urê + 50 - 70 kg clorua kali Sau khi bón bừa san phẳng và cấy
- Bón thúc:
Lần 1: Sau khi cấy 5 - 6 ngày, bón 40 - 60 kg urê, không cần làm cỏ sục bởi vì mật độ cấy dây
Lần 2: Khi lúa ở giai đoạn phân hóa đòng bước 5, bón 20 - 30 kg urê +70 - 80 kg clorua kali Chú ý trong quá trình sinh trưởng nếu thấy lúa không đồng đều có thể
dùng phân qua lá để điều chỉnh
Trang 333.4 Kỹ thuật điều chỉnh lúa trỗ trùng khớp
Khi cây lúa bố mẹ bắt đầu phân hóa đòng cần theo dõi chặt chẽ để dự đoán thời kỳ trỗ
bông Cứ 3 ngày lấy mẫu một lần, bóc nhánh chính quan sát và ghi bước phân hoá của cả đồng bố và mẹ
Nếu dòng bố có thời gian sinh trưởng dài hơn dòng mẹ trên 10 ngày thì ở ba bước phân
hoá đầu dòng bố phải nhanh hơn mẹ 1 bước Nếu dòng bố và mẹ có thời gian sinh trưởng tương đương nhau thì các bước phân hoá đòng cũng phải tương đương nhau
Khi phát hiện thấy hiện tượng không trùng khớp ở các bước phân hoá cần tiến hành điều chỉnh sớm theo một số phương pháp sau:
- Ding nước: Nếu dòng bố phát triển nhanh hơn thì rút cạn nước để kìm hãm, nếu bố phát triển chậm hơn thì tưới nước sâu 15 - 20 cm để thúc đẩy
- Dùng hoá chất: KH;PO, có tác dụng thúc đẩy lúa phân hoá đòng nhanh Khi phát hiện đòng nào phân hoá chậm thì phun KH;PO, qua lá 2 - 3 lần với nồng độ và liều lượng tuỳ thuộc vào mức độ của dòng (có thể pha 100 g/10lít nước, 50 g/10 lít nước, 25 g/10 lít nước phun vào buổi chiều)
MET là hoá chất kìm hãm Pha 20 - 50 g/10 lít nước phun đêu cho dòng phát triển nhanh
có thể chậm lại 2 - 3 ngày
Điều Hoa Bảo có tác dụng thúc đẩy nhanh có thể sử dụng tương tự như KH;PO, vào thời kỳ phân hoá đòng bước 7 - 8
- Dùng phân bón: Bón thêm phân kali 5O - 70 kg/ha cho dòng phát triển chậm, bón thêm
70 - 80 kg urê/ha cho dòng phát triển nhanh Chú ý trước khi bón cần tháo cạn nước để phân
không tràn từ dòng này qua dòng khác 3.5 Kỹ thuật phun GA,
Khi dòng mẹ trỗ 15 - 20%, đòng bố trễ 10 - 15% thì phun GA; giúp cho lóng vươn đài và
trỗ thoát Liều lượng phun phụ thuộc vào độ nhạy cảm GA; của từng dòng TGMS Ví dụ dòng Pej ai 64S kém nhạy cảm nên phải phun từ 400 - 600 g/ha; dòng TIŠ, T293, T103 nhạy cảm
nên chỉ cần phun 6O - 150 g Cần phun 2 - 3 ngày liên tiếp nhau, nếu phun 2 ngày thì chia theo tỷ lệ l : 1,5, nếu phun 3 ngày thì chia theo tỷ lệ 8:12:15 Thời gian phun vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ, bình phun phải tung bụi mù đều Người phun phải có kỹ thuật điểu chỉnh hợp lý, đồng đều Lần đầu phun cho cả bố lẫn mẹ, sau khi phun xong quay lại phun riêng cho dòng bố Khi phun GA; ruộng cần có nước 10 - 15 cm, nếu phun xong trong vòng 4 giờ trời không mưa là tốt, nếu gặp mưa cần phun lại
3.6 Thụ phấn bổ sung
Sau khi phun GA; 3 ngày liên tục hoa bắt đầu nở rộ, cần tiến hành thụ phấn bổ sung để
đảm bảo đòng bất dục nhận được phấn bố Có thể thụ phấn bằng sào hoặc dây Thời điểm bắt đầu thụ phấn bổ sung vào lúc đòng bố nở hoa rộ (10 - 11 giờ sáng) Trong I ngày có thể thụ 3
lần, tiến hành liên tục 7 - 8 ngày 3.7 Khử lần
Là khâu rất quan trọng để đảm bảo độ thuần Cần nhổ bỏ cây lẫn về kiểu hình trong quá
trình sinh trưởng của cả dòng bố và mẹ Khi lúa trỗ kiểm tra màu sắc bao phấn để loại bỏ cây
hữu dục Khi thụ phấn bổ sung xong cắt bỏ toàn bộ cây bố và khử các cây lẫn 3.8 Thu hoạch
Khi lúa chín đi kiểm tra lần cuối lấy mẫu kiểm định đồng ruộng Chọn ngày nắng để thu
Trang 34* Hiéu qua kinh té
Thực hiện nhân dòng TGMS theo quy trình trên có thể đạt năng suất từ 1,5 - 2 tấn/ha Như vậy giá thành của hạt dòng mẹ khoảng 50.000 đ/kg trong khi mua của nước ngoài hiện nay từ 100.000 - 200.000 đ/kg, mặt khác có thể chủ động về hạt giống và tạo thêm công việc cho nơng dan
CÂY NGƠ
8 - QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẲẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ LAI F,
Viện Nghiên cứu Ngô
Công trình tổng hợp kết quả nghiên cứu và thực tế ở Việt Nam trong nhiều năm, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế Dưới đây là những đặc điểm chính của quy trình công nghệ:
1 CÁC KIỂU GIỐNG NGÔ LAI DANG SAN XUAT 6 VIET NAM
© Ngé lai quy uéc (Conventional Hybrid) - giống lai giữa các dòng thuần:
- Lai đơn: A x B như các giống lai LVN 10, LVN 20, LVN 23, LVN 25
- Lai don cdi tién: (A x A’) x B hoac (A x A’) x (B x B’) A va A’, B va B’ 1a cdc cap đồng chị em, nhu LVN 4
- Lai ba: (A x B) x C nhu LVN 17, Pacific 60
- Lai ba cải tiến: (A x B) x (C x C’), nhu LVN 33, LVN 34 C va C’ 1a cap dong chi em - Lai kép: (A x B) x (C x D), nhu LVN 5, LVN 12, LVN 31, Pacific 11, Bioseed 9670, Bioseed 9681
ø Giống ngô lai không quy ước (Nonconventional Hybrid) - là giống lai khi có ít nhất một thành phần không phải dòng thuần Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các kiểu sau:
- Lai đỉnh kép: (A x B) x P (trong đó (A x B) là một lai đơn, còn P là giống thụ phấn tự do), như giống lai L§ 3, LS 5, LS 7, L5 8
- Lai dinh kép cdi tién: {(A x B) x (C x D)} x P (trong d6 {(A x B) x (C x D)} là một lai kép, P 1a gidng thu phan tu do), nhu LS 6
- Lai nhiều dòng: Khi bố mẹ là một lai kép và một lai đơn hoặc đều là lai kép, như giống
lai T 1, T 6
II THÀNH PHAN BỐ MẸ VÀ ĐIỀU KIỆN NƠI SAN XUẤT
Tuỳ theo đặc điểm của các thành phần bố mẹ và kiểu lai (lai đơn, lai ba, lai kép, lai không
quy ước) mà đề ra quy trình cụ thể để tăng năng suất và hiệu quả cho người sản xuất và đảm
bảo hạt giống đạt tiêu chuẩn Muốn sản xuất hạt lai thành công phải hiểu rõ đặc tính của thành
phần bố mẹ, đồng thời nắm vững những đặc điểm khí hậu, thời tiết, đất đai, khả năng thâm canh, trình độ tổ chức quản lý của nơi sẽ tiến hành sản xuất Nếu là lai đơn tức bố mẹ đều là đòng thuần thì cây thường yếu, năng suất không cao, nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh do vậy yêu cầu đất đai, thời vụ, chăm sóc khắt khe Cán bộ kỹ thuật phải có tỉnh thần trách nhiệm
Trang 35lai ba, thông thường mẹ là lai đơn còn bố là dòng thuần cần chú ý đầu tư chăm sóc bố thời kỳ đầu, nếu không sẽ bị mẹ lấn át dẫn đến không đủ phấn hoặc chênh lệch tung phấn phun râu
làm giảm năng suất và hiệu quả Nếu là lai kép hoặc lai không quy ước thì việc mẹ cho năng không khó khăn lắm, chỉ bố trí*lầm sao cho phù hợp thời gian tung phấn phun râu và mẹ cho
năng suất tối đa
II NHŨNG ĐIỂM CHÍNH TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1 Đất đai
- Chọn đất tốt màu mỡ, đất thịt nhẹ hoặc cát pha là tốt nhất, tưới tiêu chủ động, có điều kiện thâm canh cao, cán bộ và nông dân có tỉnh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật
~ Phải đảm bảo cách ly về không gian và thời gian theo tiêu chuẩn 1ØTCN 312 - 98
- Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam khi mà diện tích sản xuất hạt giống không đủ lớn, vùng sản xuất ngô thương phẩm đan xen nhau, vào thời điểm ngô trỗ thường có gió thì khoảng cách ly 200 - 300 m là không an toàn Vì vậy trong thực tế nên tăng khoảng cách ly
lên 400 - 500 m 2 Thời vụ
Chọn thời vụ thích hợp nhất cho từng vùng, phụ thuộc vào khả năng cho phấn của thành phần bố và kết hạt của thành phần mẹ, tránh thời tiết khô nóng, rét, hạn vào các thời kỳ ra bầu,
trước và sau trỗ 20 ngày Với các dòng thuần (bố mẹ lai đơn, bố lai ba) giai đoạn trước khi trỗ
khoảng 20 ngày và thời điểm trỗ nếu gặp nhiệt độ trên 30°C (hoặc dưới !5°C), ẩm độ không
khí đưới 55% thì sẽ cho phấn kém, râu khô dãn đến tình trạng bắp kết hạt kém hoặc không cho hạt Nếu trong thời gian ngô trỗ gặp mưa kéo dài, hạt phấn không tung được cũng dẫn đến tình trạng bắp không hạt Khung thời vụ chung nhất cho các vùng chính như sau:
- Ở Trung du, đồng bằng Bắc bộ và bắc Khu IV cũ chủ yếu gieo vào các thời vụ sau:
Vụ xuân gieo từ 21/1 - 10/2 Vụ thu đông gieo từ 15/8 - 15/9
- Vùng Tay Bắc và Tây Nguyên: Vụ xuân hè gieo từ 25/3 - 25/4
- Các vùng còn lại từ nam Khu IV trở vào chủ yếu gieo vào vụ đông xuân tháng 11 - 12 3 Tỷ lệ bố mẹ
Tỷ lệ bố mẹ trước hết phụ thuộc vào đặc điểm hình thái của chúng (chủ yếu là độ cao của
bố so với bấp của mẹ), thời gian cờ bố tung phấn dài hay ngắn, lượng phấn nhiều hay ít, khả
năng kết hạt của mẹ cao hay thấp, đồng thời phụ thuộc vào thời vụ, khả năng thâm canh
Trong điều kiện thụ phấn bằng tay như hiện nay với lai đơn và lai ba nên gieo với tỷ lệ bố : mẹ
là 1: 3 hoặc 1: 4 (1 hàng bố, 3 - 4 hàng mẹ) còn với lai kép là I : 4 hoặc I : 5 Trong điều kiện thụ phấn tự nhiên tỷ lệ thông thường là 1 : 3, các hàng ngoài phải là bố, chú ý theo dõi để
can thiệp kịp thời khi có sự cố xây ra
4 Thời điểm gieo bố mẹ
Thời điểm gieo bố mẹ được xác định bởi thời điểm tung phấn của bố và phun râu của mẹ
Khi mẹ vừa ra râu thì bố có phấn là hợp lý Nếu thời tiết khô nóng mà râu ra quá sớm thì sẽ bị
Trang 36đến tình trạng bắp ít hạt Nếu bố yếu và thời gian tung phấn ngắn có thể gieo bố làm hai đợt,
cách nhau 2 - 3 ngày * Gieo hat:
Tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện đất đai, thời tiết và nguồn lao động cũng như trình độ thâm canh mà áp dụng các biện pháp gieo trồng phù hợp như gieo thẳng hạt khô, ngâm ủ nứt nanh rồi gieo hoặc làm bầu
Trong tình hình sản xuất hiện nay, khi mà diện tích của các gia đình không lớn lắm thì biện pháp làm bầu tổ ra có nhiều ưu điểm Làm bầu sẽ tranh thủ được thời vụ, đảm bảo mật độ
và độ đồng đều của cây con, tiết kiệm hạt giống, đồng thời bảo vệ được cây con khỏi sự phá
hoại của chuột, sâu, kiến, đế * Cách làm bầu:
Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 6 - 8 giờ, rửa sạch rồi đem ủ trong tải đay hoặc cát ẩm đến nứt nanh Chú ý không để khô, quá ẩm, quá lạnh hoặc quá nóng
Lầm bầu ngay trên ruộng hoặc bờ to, dùng bùn ao, trộn đều phân chuồng hoai mục và một
ít NPK, trải đày 3 - 4 cm trên nền phẳng, kích thước bầu phụ thuộc vào thời gian ngô nằm trên
bầu, thông thường là 4 x 4 cm hoặc 5 x 5 cm, đặt hạt ngô đã nứt nanh vào giữa bầu, phủ kín bằng đất bột, giữ đủ ẩm, sau 5 - 7 ngày đưa ra ruộng
Một số sai lầm thường gặp khi làm bầu: Ngâm hạt quá lâu, hạt chưa mọc đã cho vào bầu quá ướt, ủ hạt quá nóng, để mầm và rễ mọc quá dài mới cho vào bầu, cho quá nhiều phân hoá
học vào bầu, để bầu khô, thời gian để bầu dài nhưng kích thước bầu quá nhỏ và không chăm
sóc đúng mức, đặt bầu trực tiếp lên phân chuồng tươi mà không tưới đẫm, không đảm bảo đủ
ẩm sau khi cho bầu ra ruộng
* Khoảng cách - Mật độ:
Mật độ và khoảng cách phụ thuộc vào mức độ sinh trưởng phát triển của các thành phần
bố mẹ Trong điều kiện thâm canh cao nên gieo ở mật độ cao
- Với lai đơn thông thường bố nên gieo khoảng cách 70 x 22 - 25 cm/cây; mẹ 70 x 20 cm/cây ~ Với lai ba thông thường bố nên gieo dày, khoảng cách 70 x 22 - 25 cm/cây, còn mẹ thì gieo thưa hơn, khoảng 70 x 28 - 30 cm/cây
Š Phân bón và chăm sóc
Nói chung, để sản xuất ngô giống cho năng suất và hiệu quả cao cần đầu tư cao, đồng thời
cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng phát triển của bố mẹ để có chế độ chăm sóc hợp lý nhằm hạn
chế rủi ro có thể xây ra Cần hết sức tránh tình trạng người sản xuất giống không chú ý đúng mức đến thành phần bố, vì cho rằng năng suất giống và hiệu quả của việc sản xuất phụ thuộc
vào thành phần mẹ
Về phân bón, hiện nay thị trường có nhiều loại như: DAP, NPK hỗn hợp, phân hữu cơ vi
sinh có trộn phân khoáng, các loại phân khoáng riêng lẻ Tuỳ tình hình thực tế mà sử dụng loại nào cho phù hợp cả về lượng và cách bón Ở đây chỉ đưa ra một công thức chung nhất:
* Lượng phân cho | ha:
Trang 37* Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phần lớn lượng lân, một phần lân đem ngâm nước giải tưới lúc cây con mới ra bầu
- Bón thúc 3 lần:
„ Lần 1: Sau khi ra bầu khoảng 10 ngày, bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali, kết hợp với xới xáo nhẹ
„ Lần 2: Lúc cây có 9 - 10 lá, bón 1/3 đạm + 1/2 kali còn lại „ _ Lần 3: Trước trỗ ít ngày bón số đạm còn lại
- Sau khi trỗ xong, tuỳ tình trạng cây mẹ có thể bón 2 - 3 kg đạm/sào Bón vôi cho đất nếu độ pH < 6
- Tránh tình trạng bón đạm và kali quá nhiều vào thời kỳ ngô trỗ Vì vào thời điểm này
bón kali là quá muộn, nếu kết hợp với đạm ở liều cao có khi còn gây ngộ độc cũng làm cho
bắp kết hạt kém
6 Tưới tiêu nước và bảo vệ
- Bảo đảm đủ ẩm cho ngô, nhất là giai đoạn cây con, ra bầu, trước và sau trỗ 20 ngày Tránh ngập kéo dài thời kỳ ngô trước 6 lá
- Bảo vệ thực vật: Phải hiểu rõ mức độ nhiễm sâu bệnh của bố mẹ để có biện pháp phòng trừ thích hợp
« _ Bệnh khơ vần: Dọn sạch lá bệnh và phun các thuốc đặc hiệu đối với bệnh này
« _ Phòng trừ sâu đục thân, ăn lá và rệp cờ bằng cách rắc Furadan hoặc Basudin vào nõn chừng 5 - 7 hạt, khoảng 3 lần từ lúc cây có 7 - 9 lá đến trước trỗ
Chú ý: Phòng chống chuột bảo vệ ngô lúc cây con và khi có bắp
7 Khử lẫn
Khử bỏ cây khác giống, cây yếu, cây bệnh ở hàng mẹ và hàng bố từ thời điểm phân biệt rõ đến trước trỗ
Trong thời gian trỗ nếu phát hiện cây bị bệnh, cây có cờ khác dạng, đặc biệt là ở hàng bố phải khử bỏ kịp thời trước khi tung phấn
* Khử cờ mẹ và thụ phấn bổ khuyết:
- Khử cờ mẹ triệt để trước khi tung phấn Chú ý không làm mất lá để tránh làm giảm năng
suất Không để sót đảnh cờ nhỏ và bỏ sót không khử những cây mẹ yếu trỗ muộn - Khi bắp của hàng mẹ có râu, nên thụ phấn bổ khuyết Chỉ cần thụ phấn 2 lần là đủ * Điều chỉnh thời điểm tung phấn, phun râu của bố, mẹ:
- Cần theo dõi chặt chế tình trạng sinh trưởng, phát triển của ngô để xử lý kịp thời những tình huống có thể dẫn đến chênh lệch giữa tung phấn của bố và phun râu của mẹ
- Nếu thấy thành phần nào có khả năng chậm thì cần tăng cường chăm sóc bằng cách bón
thêm phân dễ hấp thu như lân ngâm nước giải, phân bón lá Thiên Nông, KOMIĂX
- Tăng tỷ lệ lân trong phân sẽ làm cho ngô trỗ sớm hơn; còn tỷ lệ kali cao sẽ làm ngô trỗ
chậm lại
Trang 388 Thu hoach, ché bién
Sau khi thụ phấn xong, chặt bỏ hàng bố Khi bắp hàng mẹ vàng lá bi, chân hạt đen là ngõ chín Tuỳ tình hình thời tiết mà tiến hành thu hoạch vừa hoặc để khó, tuy nhiên độ ẩm hạt lúc thu hoạch không nên cao quá 34% Trong điều kiện nắng khô và hạt không nảy mầm trên bắp nên thư hoạch lúc thật khô Tổ chức thu hoạch và sấy nhịp nhàng tránh tình trạng chất đống kéo
đài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nảy mầm của hạt Trước khi sấy cần loại bỏ những bắp không
đủ điều kiện làm giống như bắp lẫn, non hoặc bị bệnh Lấy mẫu để thử khả năng nấy mầm
trong điều kiện phơi nắng Sấy bấp đến thời điểm an toàn cho hạt thì nên tế ngay, như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng và thời gian Giống dễ tách hạt chỉ cần sấy bắp đến 18 - 20% thủy
phần thì tế hạt Còn giống khó tách hạt, dễ sứt vỡ, nứt hạt thì sấy khô hơn mới tế (15 - 16%) Sấy hạt, sàng, xử lý thuốc chống mốc mọt, nhuộm màu và đóng gói ở độ ẩm 10% Nếu không
có kho lạnh thì bảo quản giống trong điều kiện thoáng mát
9, Công tác hậu kiểm
Hạt giống trước khi cung cấp cho người sản xuất phải được gieo trồng để kiểm tra xem có
đảm bảo tiêu chuẩn hay không * Hiệu quả của công nghệ
Trong thời gian vừa qua, nói chung các điểm sản xuất giống đều cho hiệu quả cao hơn hẳn
so với sản xuất các cây khác, trung bình gấp 2 - 3 lần, nhiều điểm thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/ha/vụ
Giá ngô giống của ta sản xuất hiện nay chỉ bằng 50 - 70% so với giống nước ngoài cùng loại
* Điều kiện chuyển giao công nghệ
Hiện nay có ba hình thức chuyển giao chính:
- Các công ty giống mua bố mẹ tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Hợp tác sản xuất giữa cơ quan tác giả với các công ty giống hoặc cơ quan khuyến nông, sản phẩm cùng tiêu thụ và phân phối lợi nhuận theo thoả thuận
- Cơ quan tác giả trực tiếp hợp đồng với các hợp tác xã tổ chức sản xuất và thu mua bắp tươi về chế biến và tự tiêu thụ sản phẩm
KHOAI TAY
9 - QUY TRINH CONG NGHE SAN XUẤT GIỐNG KHOAI TÂY SẠCH BỆNH TỪ NGUỒN NUÔI CẤY MÔ
Trường ĐHNN I Hà Nội"
* Xuất xứ công nghệ
Khoai tây là cây trồng quan trọng trong vụ đông ở đồng bằng Bắc bộ nhưng còn gặp một
số khó khăn khi phát triển
+ Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, Mai Kim Tân, Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Xuân Trường
Trang 39- Do nhân giống vô tính bằng củ và được duy trì qua nhiều thế hệ nên giống khoai tây
thoái hoá rất nhanh vì sự lan truyền bệnh, đặc biệt là bệnh do virus xâm hại
- Thời gian bảo quản giống khá dài trong điều kiện nóng ẩm của mùa hè cho nên củ giống bị già sinh lý rất nhanh và tý lệ hao hụt lớn, dẫn đến năng suất khoai tây thấp chi dat từ 10 - 12
tấn/ha Do đó, việc tổ chức hệ thống sản xuất khoai tây giống bất nguồn từ nuôi cấy invitro là
giải pháp bất buộc để tăng diện tích và sản lượng khoai tây ở nước ta Cây sạch bệnh (qua test ELISA) nhân nhanh invitro Nhân nhanh invitro trong nhà màn cách ly Tạo củ invitro
Tạo củ giống gốc trong nhà màn
Sản xuất củ nguyên chủng tại vùng cách ly
Sơ đồ quá trình sẵn xuất giống khoai tây sạch bệnh
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình công nghệ sinh
học phục vụ sản xuất và đời sống mã số 52D - 01 - 12 năm 1986 - 1990 và liên tục được nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện từ năm 1995 đến nay; chương trình khoai tây của Bộ Nông
nghiệp và PTNT từ năm 1986 - 1990; các kết quả nghiên cứu khoa học của Trường ĐHNN I Hà Nội, quy trình sản xuất giống gốc khoai tây sạch bệnh tiến hành theo sơ đồ trên
I CHỌN NGUỒN MẪU BAN ĐẦU
Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có đặc tính mong muốn Giống trước khi đưa vào nuôi
cấy phải được kiểm tra bệnh virus bằng test ELISA, nếu có bệnh thì làm sạch bằng tách đỉnh sinh trưởng Sau đó chọn lấy mầm khoẻ có độ dài 1 - I,5 cm và khử trùng bề mặt bằng các tác nhân: xà phòng, HgCl; 0,1% rửa bằng nước vô trùng 5 lần Vệ sinh cắt bỏ bớt phần bị đập
hỏng (mẫu cấy có kích cỡ từ 0,5 - 0,7 cm)
Cấy vào môi trường MS có agar, nên dùng ống nghiệm Sau 15 - 20 ngày cấy chuyển sang
môi trường nhân nhanh Điều kiện nuôi cấy: quang chu kỳ l6 giờ sáng/8 giờ tối, nhiệt độ
phòng 229C
II NHÂN NHANH INVITRO
Cắt cây thành những đoạn có từ 1 - 2 lá vào môi trường lỏng hoặc đặc MS + 10% nước
dừa Sau 12 - 20 ngày cấy chuyển I lần
Điều kiện của phòng nuôi cấy: Nhiệt độ phòng nuôi 22 - 25C, quang chu kỳ 16 giờ chiếu sáng/8 giờ tối, ánh sáng 3000 lux
Trang 40II CÔNG NGHỆ SẢN XUAT CU NHO INVITRO
Cây invitro —> Tạo củ invitro -> Bảo quản củ trong nhiệt độ thấp Chọn những bình cây đủ tiêu chuẩn (cây cao từ 7 - 10 cm, có khoảng 8 - 10 lá), cây khoẻ, mập Gạn bổ phần môi trường còn lại, rót môi trường tạo củ (MS + 12% đường saccaro) Những bình-môi trường đặc thì rót trực tiếp dung dịch tạo củ vào
Chuyển những bình đã rót dung dịch tạo củ vào điều kiện tối hoàn toàn, ở nhiệt độ phòng <
20 Sau 1,5 - 2 tháng có thể tiến hành thu hoạch củ invitro, rửa sạch củ bằng nước sạch sau đó
đem làm khô vỏ củ bằng quạt gió hoặc để khô tự nhiên Bảo quản lạnh củ invitro ở nhiệt độ 4”C trong thời gian 3 - 4 tháng, trước khi trồng 15 ngày phải chuyển ra để ở nhiệt độ phòng
VI CÔNG NGHỆ TẠO BON MA
Tạo bồn mạ chính là phương pháp giâm cành giống như một số cây trồng khác nhằm mục đích nhân nhanh giống trong thời gian ngắn để tạo ra quần thể cây đồng nhất về mặt di truyền
Sử dụng kỹ thuật thủy canh để đưa cây invitro ra ngoài và nhân nhanh tạo bồn mạ là biện pháp tiên quyết é à mà Cắt ngọn liên tục bằng kỹ thuật ¬ Cây invwo —_ |—-#| Trồng tong nha man | —y thủy canh | Tạo cây bẩu
- Tiêu chuẩn cây: cây invitro cao từ 5 - 7 cm, có 3 - 4 lá và có rễ đầy đủ
- Trước khi lấy cây ra khỏi bình cần để cây ở điều kiện tự nhiên (ở hành lang) 3 - 5 ngày
- Khi lấy cây ra khỏi bình cần nhẹ nhàng tránh dập nát, rửa cây bằng nước sạch 2 - 3 lần - Phân loại cây trước khi trồng (cây nhỏ trồng riêng, cây to trồng riêng)
- Độ sâu trồng vào trấu hun là 3 cm - Thời vụ tạo bồn mạ: từ tháng 9 trở đi
Kỹ thuật thủy canh cải tiến
Là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch chuẩn của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Rau hoa quả châu Á (AVRDC) nhưng đã được cải tiến để giảm bớt chỉ phí đầu tư ban đầu cho nhà sản xuất, đồng thời đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật
Giá thể trồng cây trong dung dịch: Trấu hun
Dung dịch dinh dưỡng: Knop
Giá thể để trồng có độ đày 5 - 7 cm Chiều rộng của bồn mạ không quá 1,5 m (nhằm thao
tac dé dang)
- Niion đen để rải xuống nền đất hoặc cát, sau đó đổ trấu hun lên (mục đích tránh bị mất nước do thẩm thấu và sâu bệnh từ đất)
- Tiêu chuẩn cây để tạo bổn mạ: Khi cây mẹ có 5 - 7 lá thật thì có thể cắt ngọn để giâm
Khi cắt phần ngọn phải có 2 - 3 lá thật Chú ý chỉ được cắt khi lá trên cây mẹ là lá đơn Cứ sau 15 ngày có thể nhân được I đợt
- Mật độ trồng trong bồn mạ: Tuỳ theo yêu cầu, nếu dùng để nhân tiếp thì trồng dày (3 x 5 cm), nếu trồng ra ruộng thì thưa hơn (5 x 5 cm)