BT Hệ điều hành
Bài tập tổng hợp OS! Bài 1: Process là gì? Process khác chương trình ở điểm gì? Cho biết các công việc chính của bộ phận Process Management. – Process là một chương trình đang thực thi. Một process thường chứa text section (program code), data section (chứa các biến toàn cục), bộ đếm chương trình, nội dung các thanh ghi của bộ xử lý. – Chương trình không phải là một process, một chương trình là một thực thể thụ động, như nội dung của các tập tin được lưu trên đĩa, trái lại một quá trình là một thực thể chủ động, với một bộ đếm chương trình xác định chỉ thị lệnh tiếp theo sẽ thực thi và tập hợp tài nguyên có liên quan. – Process Management: + Tạo và xóa các quá trình người dùng và hệ thống. + Tạm dừng và thực thi tiếp quá trình. (suspend/resume) + Cung cấp các cơ chế đồng bộ hóa quá trình. (synchronization) + Cung cấp các cơ chế giao tiếp quá trình. (interprocess communication) + Cung cấp các cơ chế quản lý Deadlock. Bài 2: Cho biết các công việc chính của bộ phận Memory Management, file management, secondary storage management? – Memory Management: bộ nhớ chính là trung tâm của các thao tác và xử lý. Để nâng cao hiệu suất sử dụng CPU, hệ điều hành cần quản lý bộ nhớ thích hợp. Các nhiệm vụ của bộ phận Memorry Management: + Theo dõi, quản lý các vùng nhớ trống và các vùng nhớ đã cấp phát. + Quyết định sẽ nạp chương trình nào khi có vùng nhớ trống. + Cấp phát và thu hồi các vùng nhớ khi cần thiết. – File Management: bộ phận quản lý tập tin có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động trong việc quản lý tập tin + Tạo và xóa tập tin/ thư mục. + Hỗ trợ các hàm để thao tác trên tập tin và thư mục. + Ánh xạ các tập tin/ thư mục trên các thiết bị lưu trữ phụ. + Sao lưu và phục hồi dữ liệu. – Secondary storage management (quản lý hệ thống lưu trữ thứ cấp): + Free space management. + Storage allocation. + Disk scheduling. Bài 3: Cho biết các công việc chính của bộ phận I/O system management, và của Hệ thống bảo vệ? – I/O system management: xây dựng trình quản lý thiết bị nhập xuất nhằm che giấu sự khác biệt của các thiết bị phần cứng từ người dùng. Bao gồm: + Thành phần quản lý bộ nhớ chứa vùng đệm (buffering), lưu trữ (caching) và spooling (vùng chứa). + Cung cấp giao diện chung đến các trình điều khiển thiết bị (device-driver interface). + Bộ điều khiển các thiết bị phần cứng (device driver). – Hệ thống bảo vệ: + Cung cấp cơ chế kiểm soát đăng nhập/đăng xuất. + Phân định được sự truy cập tài nguyên hợp pháp và bất hợp pháp (authorized/unauthorized). + Phương tiện thi hành các chính sách (cần bảo vệ dữ liệu của ai đối với ai). Bài 4: System call là gì? Hãy nêu ví dụ về system call. System program là gì và nó khác aplication program như thế nào? Liệt kê các system program cơ bản. – System call: cung cấp giao diện giữa một quá trình và hệ điều hành, ví dụ như các lệnh open, read, write file. Thông thường, lời gọi hệ thống ở dạng nhị phân hay hợp ngữ. Trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao, các lời gọi thường được định nghĩa trước, được xây dựng thành các thư viện hệ thống. Ba phương pháp thông dụng truyền tham số khi sử dụng system call: + Qua thanh ghi. + Qua một vùng nhớ, địa chỉ của vùng nhớ được gửi đến hệ điều hành qua thanh ghi. + Qua stack. – System program: các chương trình hệ thống cung cấp môi trường thuận lợi cho việc phát triển và thực thi chương trình. Bao gồm: + Quản lý hệ thống file: như các tác vụ create, delete, rename, copy… + Thông tin trạng thái: date, time, dung lượng bộ nhớ trống, số lượng người dùng… + Soạn thảo file + Hỗ trợ cho các ngôn ngữ lập trình: compiler, assembler, interpreter… + Nạp và thực thi, giúp tìm lỗi chương trình: loader, debugger + Giao tiếp: như email, talk, web browser – Aplication program (chương trình ứng dụng): là bất kỳ chương trình được thiết kế để thực hiện một chức năng cụ thể trực tiếp cho người sử dụng, hoặc trong một số trường hợp, cho một chương trình ứng dụng khác. Nó khác với system program ở chỗ system program cung cấp nền, môi trường cho việc phát triển và thực thi aplication program. Bài 5: Kernel mode là gì? User mode là gì? Cho biết sự khác nhau giữa chúng? Các trạng thái của một quá trình? Vẽ sơ đồ và giải thích sự chuyển đổi giữa các trạng thái. – Kernel mode: tác vụ được thực thi thay mặt cho hệ điều hành. – User mode: là tác vụ được thực thi thay mặt cho người dùng. – Khác biệt: Khi CPU ở trong Kernel mode, nó có thể thực thi bất cứ chỉ thị nào và tham chiếu đến bất kỳ địa chỉ nhớ nào. Khi CPU ở trong User mode, nó không thể truy nhập đến phần cứng hoặc tham chiếu đến bộ nhớ một cách trực tiếp. Các đoạn mã trong User mode phải được chuyển đổi thành các hàm API của hệ thống để có thể truy nhập tới bộ nhớ và phần cứng. – Trạng thái của quá trình: + new: quá trình vừa được tạo ra. + ready: quá trình đã có đủ tài nguyên, chỉ còn cần CPU. + running: các lệnh của quá trình đang được thực thi + waiting (blocked): quá trình đợi I/O hoàn tất + terminated: quá trình đã kết thúc. Bài 6: Tại sao các hệ điều hành hiện đại hỗ trợ mơi trường đa nhiệm? Phân biệt multitask, multiprogram và multiprocessing. - Các hệ điều hành hiện đại hỗ trợ mơi trường đa nhiệm vì: tăng hiệu suất sử dụng CPU và tăng tốc độ xử lý - Multitasking (đa nhiệm): thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, CPU sẽ ln phiên xử lý các tiến trình trong một khoảng thời gian rồi chuyển sang cho tiến trình khác. VD: nghe nhạc và duyệt web đồng thời - Multiprogramming (đa chương): có nhiều hơn một chương trình đang nằm trong bộ nhớ để được lựa chọn chuyển giao cho CPU thực thi. Ví dụ: mở Word, Excel, Powerpoint cùng lúc, trong khi chúng ta sử dụng Word thì Excel và Powerpoint vẫn thường trực trong bộ nhớ mặc dù chúng khơng thực hiện việc gì cả - Multiprocessing (đa tiến trình): sử dụng nhiều hơn 1 CPU để có thể xử lý song song cùng lúc nhiều tiến trình. 7. Khái niệm tiến trình được xây dựng nhằm mục đích gì ? Sự khác biệt, mối quan hệ giữa tiến trình và tiểu trình ? • Để hỗ trợ sự đa chương, máy tính phải có khả năng thực hiện nhiều tác vụ đồng thời. Nhưng việc điều khiển nhiều hoạt động song song ở cấp độ phần cứng là rất khó khăn. Vì thế các nhà thiết kế hệ điều hành đề xuất một mơ hình song song gỉa lặp bằng cách chuyển đổi bộ xử lý qua lại giữa các chương trình để duy trì hoạt động của nhiều chương trình cùng lúc, điều này tạo cảm giác có nhiều hoạt động được thực hiện đồng thời. Trong mơ hình này, tất cả các phần mềm trong hệ thống được tổ chức thành một số những tiến trình (process). • Tiến trình có khơng gian địa chỉ và chỉ có một dòng xử lý. Các tiểu trình thì chia sẻ một khơng gian địa chỉ, và các dòng xử lý này hoạt động song song tương tự như các tiến trình phân biệt. • Một tiến trình có thể có nhiều tiểu trình chạy đồng thời 10. Phân biệt nhóm giải pháp busy waiting và Sleep&Wakeup. Phân biệt cách sử dụng semaphore, monitor. Nhóm giải pháp Busy Waiting – Sử dụng các biến cờ hiệu – Sử dụng việc kiểm tra ln phiên – Giải pháp của Peterson – Cấm ngắt – Chỉ thị TSL Nhóm giải pháp Sleep & Wakeup – Semaphore – Monitor – Message Phân loại giải pháp Các giải pháp “Busy waiting” While (chưa có quyền) do nothing() ; CS; Từ bỏ quyền sử dụng CS Tiếp tục tiêu thụ CPUtrong khi chờ đợi vàomiền găng Khơng đòi hỏi sự trợ giúp củaHệ điều hành Các giải pháp “Sleep & Wake up” if (chưa có quyền) Sleep() ; CS; Wakeup( somebody); Từ bỏ CPU khi chưa được vàomiền găng Cần đượcHệ điều hành hỗ trợ Semaphore • Là công cụ đồng bộ cung cấp bởi OS mà không đòi hỏi busy waiting Semaphore S là một biến số nguyên. Monitor (1) Cũng là một cấu trúc ngôn ngữ cấp cao tương tự CR, có chức năng như semaphore nhưng dễ điều khiển hơn Xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ lập trình đồng thời như – Concurrent Pascal, Modula-3, Java,… Có thể hiện thực bằng semaphore 11. Giải thích sự khác biệt giữa địa chỉ logic và địa chỉ physic?Giải thích sự khác biệt giữa hiện tượng phân mảnh nội vi và ngoại vi? Đòa chỉ vật lý (physical address) (đòa chỉ thực) là một vò trí thực trong bộ nhớ chính. Đòa chỉ luận lý (logical address) là một vò trí nhớ được diễn tả trong một chương trình ( còn gọi là đòa chỉ ảo virtual address) Phân mảnh ngoại (external fragmentation) – Kích thước không gian nhớ còn trống đủ để thỏa mãn một yêu cầu cấp phát, tuy nhiên không gian nhớ này không liên tục ⇒ có thể dùng cơ chế kết khối (compaction) để gom lại thành vùng nhớ liên tục. Phân mảnh nội (internal fragmentation) – Kích thước vùng nhớ được cấp phát có thể hơi lớn hơn vùng nhớ yêu cầu. Ví dụ: cấp một khoảng trống 18,464 bytes cho một process yêu cầu 18,462 bytes. – Hiện tượng phân mảnh nội thường xảy ra khi bộ nhớ thực được chia thành các khối kích thước cố đònh (fixed-sized block) và các process được cấp phát theo đơn vò khối. Ví dụ: cơ chế phân trang (paging). 12. Khi nào thì xảy ra lỗi trang ? Mơ tả xử lý của hệ điều hành khi có lỗi trang. Giả sử có một chuỗi truy xuất bộ nhớ có chiều dài p với n số hiệu trang khác nhau xuất hiện trong chuỗi. Giả sử hệ thống sử dụng m khung trang ( khởi động trống). Với một thuật tốn thay thế trang bất kỳ : – Cho biết số lượng tối thiểu các lỗi trang xảy ra ? – Cho biết số lượng tối đa các lỗi trang xảy ra ? Lỗi trang xảy ra khi người dùng truy cập tới một trang khơng hợp lệ (nghĩa là trang khơng ở trong khơng gian địa chỉ của q trình - khơng đang ở trong bộ nhớ chính) hoặc ta đang truy cập tới một trang hợp lệ nhưng đang ở bộ nhớ phụ (swap space). Xử lý của hệ điều hành: việc truy xuất một trang "khơng hợp lệ" gây ra một trap lỗi trang (page-fault trap). Phần cứng phân trang, dịch địa chỉ thơng qua bảng trang, sẽ thơng báo rằng bit khơng hợp lệ đã được đặt vào, gây ra một trap tới hệ điều hành. Trap này kích khởi dịch vụ page-fault service routine (PFSR) của hệ điều hành. Các bước xử lý của PFSR: ->1- Chuyển process phát ra tham chiếu về trạng thái blocked. ->2- Phát ra một u cầu đọc đĩa để nạp trang được tham chiếu vào một frame trống; trong khi đợi I/O, một process khác được cấp CPU để thực thi. ->3- Sau khi I/O hoàn tất, đĩa gây ra một ngắt đến hệ điều hành; PFSR cập nhật page table và chuyển process về trạng thái ready. Tại bước 2 của PFSR, giả sử phải thay trang vì không tìm được frame trống, PFSR được bổ sung như sau: – Xác định vị trí trên đĩa của trang đang cần. – Tìm một frame trống: Nếu có frame trống thì dùng nó. Nếu không có frame trống thì dùng một giải thuật thay trang để chọn một trang hi sinh (victim page). Ghi victim page lên đĩa, cập nhật page table và frame table tương ứng. – Đọc trang đang cần vào frame trống, cập nhật page table và frame table tương ứng *Nếu n>m ít nhất : m + (n-m) = n nhiều nhất : p *Nếu n<=m thì cả 2 câu đều bằng n . Bài tập tổng hợp OS! Bài 1: Process là gì? Process khác chương trình ở điểm gì? Cho biết các công việc chính. phận quản lý tập tin có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động trong việc quản lý tập tin + Tạo và xóa tập tin/ thư mục. + Hỗ trợ các hàm để thao tác trên tập tin và thư mục. + Ánh xạ các tập tin/. nội dung của các tập tin được lưu trên đĩa, trái lại một quá trình là một thực thể chủ động, với một bộ đếm chương trình xác định chỉ thị lệnh tiếp theo sẽ thực thi và tập hợp tài nguyên có