Đồ án tốt nghiệp cntt, xây dựng hệ thống mạng , mạng lan cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT KHOA CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Giáo viên hướng dẫn : Huỳnh Ngọc Thọ SV thực hiện : Trần Quốc Nhật Trung - Đà Nẵng, 1/2012 - 1 Lời Cảm Ơn Trong quá trình hoàn thành đồ án này , nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường Cao Đẳng Công nghệ Thông Tin và các thầy cô đến từ trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Ngọc Thọ - Người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án kịp thời và đầy đủ . Mặc dù có nhiều cố gắng song còn hạn chế về trình độ, tài liệu và thời gian thực hiện nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý , chỉ bảo thêm của quý thầy cô và các bạn học viên. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Kính chúc toàn thể thầy cô sức khỏe ! Đà Nẵng, Tháng 1/2012 Sinh viên thực hiện: Trần Quốc Nhật Trung 2 Lời Cảm Ơn 2 ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG 6 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 6 1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH : 6 2. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH : 7 2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý: 7 2.2. Phân loại theo phương pháp chuyển mạch ( truyền dữ liệu ): 9 2.3 Phân loại mạng máy tính theo cấu trúc mạng : 12 Mạng hình sao (Star topology) : 12 3. MÔ HÌNH XỬ LÝ MẠNG 16 3.1. Mô hình xử lý mạng tập trung: 16 3.2. Mô hình xử lý mạng phân phối : 17 3.3. Mô hình xử lý mạng cộng tác : 18 4. MÔ HÌNH QUẢN LÝ MẠNG : 18 4.1. Mô hình WorkGroup: 18 4.2. Mô hình Domain : 18 5. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MẠNG : 19 5.1. Mạng theo mô hình Client- Server: 19 5.2. Mạng ngang hàng (Peer- to- Peer): 19 6. CÁC THIẾT BỊ MẠNG CƠ BẢN : 20 6.1. Card giao tiếp mạng (NIC - Network Interface Card): 20 6.2. Repeater : 22 6.3. Hub 23 6.4. Bridge : 24 6.5. Switch 26 6.6. Router : 28 7. HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG : 30 3 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẠNG LAN 32 1. Khảo sát tình hình thực tế của công ty: 32 1.1. Sơ đồ các phòng ban trong công ty: 32 1.2. Thống kê số lượng máy tính thiết bị : 33 1.3.Yêu cầu thực tế của công ty : 33 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP 35 1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU : 35 1.1. Sơ đồ mạng tổng quát : 35 1.2 Sơ đồ vật lý hệ thống mạng trong công ty: 36 1.3. Sơ đồ đi dây mạng trong tòa nhà công ty : 37 2. GIẢI PHÁP : 39 2.1. Lựa chọn phần cứng : 39 CHƯƠNG IV: KIỂM TRA VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG 40 1. SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI THỰC TẾ : 40 2. CHỨC NĂNG CỦA CÁC THIẾT BỊ : 40 4. Cài đặt các dịch vụ : 42 4.1 . Cài đặt DHCP Server : 42 4.2 . Cài đặt DNS Server : 50 4.3. Cài đặt IIS : 60 4.3.1. Giới thiệu 60 4.4. Cài đặt Domain controler : 65 4.5. Cấu hình VPN server : 72 4.6. Cài đặt File server : 80 CHƯƠNG V : QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG, GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ 82 1. ĐỀ PHÒNG XÂM NHẬP VÀ VỮNG CHẮC HÓA HỆ THỐNG MẠNG : 82 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÔNG DỤNG CẦN CÓ CHO HỆ THỐNG MẠNG: 83 CHƯƠNG VI : HƯỚNG PHÁT TRIỂN 85 1. CÔNG TY PHÁT TRIỂN THÊM HỘI SỞ CHI NHÁNH 85 2. CÔNG TY CÓ NHU CẦU CẢI TIẾN BĂNG THÔNG CHO MẠNG 85 3. CÔNG TY CẦN CÓ MỘT HỆ THỐNG MẠNG BẢO MẬT CAO HƠN 86 4 LỜI MỞ ĐẦU rong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, mạng máy tính trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Nó trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu, khi mà việc chia sẽ, dùng chung dữ liệu và triển khai các ứng dụng trở nên quan trọng. Sự phổ biến của các thiết bị điện tử và giá thành ngày càng hạ thì việc đầu tư xây dựng một hệ thống mạng không vượt ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để khai thác hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của công ty doanh nghiệp thì còn gặp phải nhiều vấn đề. Hầu hết người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng. Có thể tránh được điều này nếu ta có một kế hoạch xây dựng và khai thác mạng một cách rõ ràng. Chính vì vậy, qua những kiến thức được học ở trường và tìm hiểu thêm, nhóm em đi đến chọn đề tài : Thiết kế và quản trị mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. T 5 ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH : Mạng máy tính là một nhóm các máy tính hoặc thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại… Giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. Khác với các trạm truyền hình gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B ngoài nhận được thông tin còn có thể trả lời lại A. Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ vời nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép trên đĩa mền, CD Rom… điều này gây nhiều bất tiện cho người dùng. Từ các máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau: - Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích. - Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng. - Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. - Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi hiếm, đắt tiền (máy in, máy vẽ…). - Người sử dụng trao đổi với nhau thư tín dễ dàng (Email) và có thể sử dụng mạng như là một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về một chính sách mới, về nội dung buổi họp, về các thông tin kinh tế khác như giá cả thị trường, tin rao vặt 6 (muốn bán hoặc muốn mua một cái gì đó), hoặc sắp xếp thời khoá biểu của mình chen lẫn với thời khoá biểu của các người khác … - Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp mà các chức năng lại mạnh). - Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các chương trình tiện ích của các trung tâm máy tính khác còn rỗi, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống. - Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp (files) khi có những người không đủ quyền truy xuất các tệp tin và thư mục đó. Hình1.1: Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên 2. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH : 2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý: Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bổ trong phạm vi một hay giữa nhiều quốc gia và rộng hơn là toàn cầu. Dựa vào phạm vi phân bố của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau: • Mạng cục bộ LAN ( Local Area Network ) : là mạng được lắp đặt trong phạm vi hẹp, khoảng cách giữa các nút mạng nhỏ hơn 10 Km. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục hay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp… Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN. 7 Hình 1.2: Mô hình mạng LAN • Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) : Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng 100 Km trở lại. Các kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50- 100 Mbit/s). Hình 1.3 : Mô hình mạng MAN. • Mạng diện rộng WAN ( Wide Area Network ) : Phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả châu lục.Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đó là GAN. 8 Hình 1.4 : Mô hình mạng WAN • Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network ) : là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, mạng được thiết lập trên phạm vi trải rộng khắp các châu lục trên trái đất. Thông thường kết nối thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. Gọi chung là mạng Internet. Trong các khái niệm trên, LAN và WAN là hai khái niệm được sử dụng nhiều nhất. 2.2. Phân loại theo phương pháp chuyển mạch ( truyền dữ liệu ): • Mạng chuyển mạch kênh ( circuit - switched network ) : Trong trong trường hợp này khi có hai trạm cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh (circuit) cố định và duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định Hình 1.5: Mạng chuyển mạch kênh 9 Mạng chuyển mạch kênh có tốc độ truyền cao và an toàn nhưng hiệu suất sử dụng đường truyền thấp vì có lúc kênh bị bỏ không do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền trong khi các trạm khác không được phép sử dụng kênh truyền này và phải tiêu tốn thời gian thiết lập con đường (kênh) cố định giữa 2 trạm. Mạng điện thoại là ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh. • Mạng chuyển mạch bản tin ( Message switched network): Thông tin cần truyền được cấu trúc theo một phân dạng đặc biệt gọi là bản tin. Trên bản tin có ghi địa chỉ nơi nhận, các nút mạng căn cứ vào địa chỉ nơi nhận để chuyển bản tin tới đích . Tuỳ thuộc vào điều khiện về mạng, các thông tin khác nhau có thể được gửi đi theo các con đường khác nhau Hình 1.6: Mạng chuyển mạch thông báo - Ưu điểm : Hiệu xuất sử dụng đường truyền cao vì không bị chiếm dụng độc quyền mà được phân chia giữa các trạm. Mỗi nút mạng (hay nút chuyển mạch bản tin) có thể lưu dữ thông báo cho đến khi kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đi, do đó giảm được tình trạng tắc nghẽn mạng. Có điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo. Có thể tăng hiệu xuất sử dụng giải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá để gửi thông báo đồng thời đến nhiều đích. 10 [...]... nên rất khó đồng bộ và sao lưu dữ liệu, khả năng nhiễm virus rất cao 4 MÔ HÌNH QUẢN LÝ MẠNG : 4.1 Mô hình WorkGroup: Trong mô hình mạng này các máy tính có vai trò như nhau được nối kết với nhau Các dữ liệu và tài nguyên được lưu trữ phân tán tại các máy cục bộ, các máy tự quản lý tài nguyên cục bộ của mình Trong hệ thống mạng không có máy tính chuyên cung cấp dịch vụ và quản lý hệ thống mạng Mô hình... VLAN: Tạo những mạng ảo nhằm nâng cao tính bảo mật giữ những vùng trong toàn hệ thống mạng, cũng như với những hệ thống khác Điều này không còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu trúc vật lý của mạng Hình 1.22: Mô hình chia VLAN 6.6 Router : • Là Bộ định tuyến dùng để kết nối nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu mạng (thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng một mạng tương tác •... nhiều phòng ban, có nhiều chi nhánh hệ thống domain sẽ là một cấu trúc phân cấp giúp bạn quản lý từ cao tới thấp, quản lý và thiết lập quyền hạn cho từng phòng ban khác nhau dễ dàng bởi nhu cầu và quyền hạn của mỗi phòng ban là khác nhau - Trên domain còn đc tích hợp nhiều dịch vụ đi kèm giúp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì mạng của chúng ta 5 MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MẠNG : 5.1 Mạng theo mô hình Client- Server:... còn các máy tính truy cập và sử dụng dịch vụ thì được gọi là Client -Ưu điểm: do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý, có thể phục vụ cho nhiều người dùng -Nhược điểm: các server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho hệ thống 5.2 Mạng ngang hàng (Peer- to- Peer): Mạng ngang hàng cung cấp... hợp với các mạng nhỏ và yêu cầu bảo mật không cao 4.2 Mô hình Domain : Ngược lại với mô hình Workgroup, trong mô hình Domain, việc quản lý và chứng thực người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller Các tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng Lúc đó trong hệ thống có các máy tính chuyên dụng làm nhiêm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các... - Đối với hệ thống mạng bên ngoài : + Giám sát người ngoài đăng nhập vào hệ thống internet trái phép, nếu có sẽ xuất hiện thông báo ở server + Cho user trong công ty sử dụng chức năng remote access khi ở ngoài công ty đăng nhập thuận tiện cho công việc khi ở xa thông qua mạng internet 34 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP 1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU : 1.1 Sơ đồ mạng tổng quát : 35 Hình 3.1: Sơ đồ mạng tổng... sau: - Đối với hệ thống mạng bên trong : + Các máy server chạy hệ điều hành Windows Server 2008 R2 33 + Máy client chạy Windows 7 + Thiết lập domain cho hệ thống mạng : Tên domain : ……… + Tạo các Group theo phòng ban: ++ Nhóm user ở phòng kế toán cho sử dụng phần mềm kế toán, không được sử dụng chương trình của nhóm user khác ++ Nhóm user ở phòng kinh doanh cho sử dụng phần mềm kinh doanh, không được... là: Mạng dạng hình sao (Star topology ), mạng dạng vòng (Ring Topology ) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology ) Ngoài ba dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ ba dạng này như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao - vòng, mạng hình hỗn hợp,… Mạng hình sao (Star topology) : Mạng sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút Các nút này là các trạm đầu cuối, các máy tính và các... 3.1: Sơ đồ mạng tổng quát Yêu cầu đặt ra cho hệ thống mạng : - Mạng Lan yêu cầu là mạng băng thông rộng đủ để khai thác hiệu quả các ứng dụng, cơ sở dữ liệu đặc trưng của công ty, đáp ứng khả năng chạy các ứng dụng cần thiết - Mạng cần độ ổn định cao và khả năng dự phòng để đảm bảo chất lượng cho việc truy cập và ứng dụng dữ liệu quan trọng - Hệ thống cáp mạng cần được thiết kế cần được đảm bảo các... những tính năng nổi bật như cải tiến quản lý năng lượng, truy cập, quản lý máy chủ từ xa, ảo hóa … Hỗ trợ mạnh các hệ thống phần cứng mới : Cải tiến quản lý năng lượng : Ảo hóa máy chủ và máy trạm Remote Desktop Services (trước đây gọi là Terminal Services) Khả năng mở rộng và đáng tin cậy Kinh nghiệm làm việc tốt hơn cùng với Windows 7 - UNIX: Một hệ điều hành được dùng trong nhiều loại . : Thiết kế và quản trị mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. T 5 ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH : Mạng máy tính. 80 CHƯƠNG V : QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG, GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ 82 1. ĐỀ PHÒNG XÂM NHẬP VÀ VỮNG CHẮC HÓA HỆ THỐNG MẠNG : 82 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÔNG DỤNG CẦN CÓ CHO HỆ THỐNG MẠNG: 83 CHƯƠNG. các thiết bị điện tử và giá thành ngày càng hạ thì việc đầu tư xây dựng một hệ thống mạng không vượt ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để khai thác hệ thống mạng một cách hiệu quả