1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giữ trẻ an toàn trong dịp hè docx

3 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 461,76 KB

Nội dung

Giữ trẻ an toàn trong dịp Kỳ II: Phòng bệnh mùa cho trẻ Thời tiết mùa rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho mọi đối tượng, đặC biệt là trẻ em có sức đề kháng chưa đầy đủ. Một số bệnh hay gặp nhất Vào mùa hè, bệnh tiêu chảy là một trong các bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và cũng là một trong các bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chế độ ăn, uống của mùa không theo đúng chế độ ăn như các mùa khác trong năm hoặc chế độ ăn thay đổi khác với chế độ ăn ở nhà trường (nhà trẻ, mẫu giáo, bán trú). Bệnh cũng có thể do khâu vệ sinh thực phẩm chưa tốt nhất là một số trẻ được bố mẹ cho đi nghỉ mát, ăn uống ở một số nhà hàng không đảm bảo vệ sinh hoặc ở tại gia đình nhưng bố mẹ, ông bà không quản lý được chế độ ăn hoặc ăn uống một số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như: kem, nước giải khát bán dạo, nước mía bán ở vỉa hè… Thức ăn vỉa là môi trường sống của nhiều vi khuẩn Trong các bệnh tiêu chảy mùa hè, đáng lưu ý nhất là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đặc biệt tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn tả (V. cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), kiết lỵ (lỵ Amíp). Song song với bệnh tiêu chảy, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề cần được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, trong đó bệnh viêm phổi cấp tính là một bệnh rất nan giải nhất là các vùng, miền ở xa cơ sở y tế. Viêm phổi cấp tính mùa có thể do vi khuẩn hoặc do virút, nhưng tỉ lệ viêm phổi do virút thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Trẻ bị viêm phổi do virút sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong chẩn đoán cũng như trong việc điều trị, bởi vì tất cả các loại kháng sinh không có tác dụng ức chế sự phát triển của virút hoặc tiêu diệt chúng. Việc chẩn đoán nguyên nhân trong viêm phổi mùa trẻ cũng sẽ gặp không ít khó khăn nhất là các tuyến y tế chưa đủ điều kiện trang thiết bị máy móc, sinh phẩm của phòng xét nghiệm. Viêm họng, viêm VA, viêm amiđan cũng thường gặp trong mùa đối với trẻ do ăn thức ăn lạnh, uống nước lạnh, nằm trong phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp quá so với nhiệt độ ngoài trời. Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (N.meningitidis) hoặc H. influenzae hoặc phế cầu cũng hay xảy ra vào mùa và nếu xảy ra thì sẽ gặp ở hầu hết những trẻ chưa được tạo miễn dịch chủ động (tiêm phòng vắc-xin). Bệnh viêm màng não do não mô cầu còn có một số đặc điểm gây nguy hiểm cho trẻ là bệnh diễn biến thường nặng và dễ gây thành dịch. Bện cạnh bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu cũng cần lưu ý bệnh viêm não do virút viêm não Nhật Bản B. Virút viêm não Nhật Bản B thuộc nhóm B của Arbovirus, virút này muốn gây bệnh cho người phải nhờ đến muỗi Culex hoặc muỗi Aedes. Mùa hè, các loại muỗi đều có điều kiện để phát triển nếu trẻ không được nằm màn ở những địa phương có mật độ muỗi cao và có mầm bệnh virút viêm não Nhật Bản B thì rất đễ mắc bệnh này. Bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng rất dễ xảy ra vào mùa và cũng do muỗi truyền bệnh từ người bệnh sang người lành (muỗi Aedes aegypti tức là muỗi vằn). Trẻ vui chơi ở những nơi có muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết hoặc ngủ không nằm màn thì rất dễ mắc bệnh, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối là lúc muỗi vằn hoạt động hút máu mạnh nhất. Cả 2 bệnh viêm não Nhật Bản B và sốt xuất huyết Dengue rất dễ gây thành dịch, bệnh nặng, dễ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và sử trí sớm. Ngoài các bệnh có tính lây truyền và thành dịch thì một số bệnh như: say nóng, say nắng cũng có thể xảy ra vào mùa đối với trẻ do trẻ ham chơi ngoài trời nắng thiếu sự kiểm soát của người lớn, đặc biệt là những trẻ được đi du lịch, tắm biển giữa lúc trời nắng gắt. Mùa cũng cần quan tâm đến hiện tượng trẻ tắm sông, ao, hồ không có sự kiểm soát của người lớn rất dễ xảy ra chết đuối nhất là trẻ ở vùng nông thôn, ngoại thành. Phòng bệnh cho trẻ Mùa cần cho trẻ ăn uống hợp lý, không xáo trộn quá so với chế độ ăn ở trường học với chế độ ăn ở nhà. Cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ uống nước lã, nước chưa được đun sôi, không ăn quả xanh chưa được khử khuẩn, không ăn các loại kem, nước giải khát không hợp vệ sinh. Không nên cho trẻ chơi, nghịch ngoài nắng gắt, nhất là vào buổi trưa, xế chiều. Đi ngủ phải nằm màn kể cả ngủ ban ngày tránh muỗi đốt. Không nên cho quạt mát xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ ngủ; không nên để nhiệt độ máy điều hòa thấp quá (người ta khuyên nên để 27 - 28oC là vừa) và cũng không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc chơi dưới làn gió của điều hòa. Khi trẻ chơi mà ra mồ hôi nhiều làm ướt áo, quần thì cần thay cho trẻ không để trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp, đặc biệt lưu ý đến trẻ đã có tiền sử mắc bệnh đường hô hấp (viêm họng, VA, amiđan, viêm phế quản co thắt…). Người lớn cần tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy (loăng quăng) bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế muỗi phát triển. Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè. Không cho trẻ đi tắm sông, ao, hồ mà không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn nhất là sông, ao, hồ có độ sâu thì cần khuyên ngăn trẻ và tuyệt đối không cho trẻ tắm ở những nơi nguy hiểm. PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU . Giữ trẻ an toàn trong dịp hè Kỳ II: Phòng bệnh mùa hè cho trẻ Thời tiết mùa hè rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho mọi đối tượng, đặC biệt là trẻ em có. bệnh cho trẻ Mùa hè cần cho trẻ ăn uống hợp lý, không xáo trộn quá so với chế độ ăn ở trường học với chế độ ăn ở nhà. Cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ uống. những trẻ được đi du lịch, tắm biển giữa lúc trời nắng gắt. Mùa hè cũng cần quan tâm đến hiện tượng trẻ tắm sông, ao, hồ không có sự kiểm soát của người lớn rất dễ xảy ra chết đuối nhất là trẻ

Ngày đăng: 25/03/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN