di tích chùa đậu.DOC

19 985 3
di tích chùa đậu.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

di tích chùa đậu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đồng bằng bát ngát nẩy toà sen Phật ngự trang nghiêm tự động tiên Đất Phúc xây nên cung Nguyệt Điện Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên Lò hương khơi toả tan niềm tục Hồ Ngọc trăng soi rõ cửa thiền Công đức từ bi bao xiết kể Công lao vô lượng lại vô biên.

(trích sách đồng)

Đây là những vần thơ ca ngợi cảnh đẹp với công đức vô lượng, vô biên của chùa Đậu được Sĩ Nhiếp- một bậc hiền tài được nhân dân kính trọng tôn như Vua- viết vào đầu thế kỉ thứ 3 (200-210) Chùa Đậu là một ngôi chùa nổi tiếng, là một trong mười hai di tích của tình Hà Tây được bộ Văn hóa Thông tin xếp loại đặc biệt quan trọng Ngoài những giá trị kiến trúc, chùa Đậu còn bảo lưu được nhiều di vật quý như: hai con chồn đá ở thềm Tam Quan có niên hiệu thời Trần, đôi rồng đá ở thềm Bậc Tiền Đường, đến nay đã có hơn 500 tuổi; các phù điêu trạm hình tiên nữ đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng, đánh hổ, các loại gạch đất nung có văn hoa thời Mạc , thời Lê, hai bộ sách đồn….Đáng trân trọng hơn cả, chùa còn lưu giữ hai pho tượng ướp xác, còn gọi là xá lỵ, hay tượng táng hai vị tổ thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường quý hiếm làm nên một chùa Đậu bí ẩn và độc đáo.

Sau chuyến đi thực tê ngày mồng 6 tháng 3 vừa qua, được sự hướng dẫn chu đáo và cặn kẽ của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo chúng tôi đã hoàn thành bài thu hoạch với kết quả tốt nhất Mong được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Lê Thị Thu Huyền

Trang 2

I.Thông tin di tích

1 Tên di tích:

Chùa Đậu là một ngôi chùa nổi tiếng về lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo, nghệ thuật dân gian, kiến trúc dân gian đều rất biến hóa, là một trong 12 di tích của tỉnh Hà Tây được Bộ Văn Hóa Thông tin xếp lọai đặc biệt quan trọng

Để đến được ngôi chùa thiêng liêng và huyền bí này, du khách cứ đi thẳng quốc lộ 1a từ Hà Nội về phía Nam là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây chừng 24km , qua ga Thường Tín khoảng hơn 500m có một con đường rẽ phải đi vào chùa Đậu, tiếp tục đi khoảng hơn 2km nữa là đến nơi.

Chùa Đậu tọa lạc ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây Chùa có tên chữ là Thành Đạo Tự thờ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp ( Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự Do nhà vua chọn đất làm chùa và chỉ dành cho bậc vua chúa đến lễ Do nhà Vua chọn đất làm chùa và chỉ dành cho bậc Vua Chúa đến lễ Người dân chỉ được lễ trong ba ngày hội nên còn có tên gọi là Chùa Vua.Bồ Tát hiện thân nữ nên gọi là Chùa Bà Bậc chí sĩ cần nghiệp lớn được đậu, người dân trồng cây được đơm hoa kết trái, từ đó trong dân gian gọi là Chùa Đậu.

2.Quá trình xây dựng và các đợt trùng tu di tích

Ngày từ xa xưa , mảnh đất này đã từng có các triều đại Vua, Chúa lui tới để lễ bái cầu đảo, cầu cho quốc thái dân an đều rất linh ứng, nên gọi là '' Quốc Đảo' các hàng chiến sĩ đến đây đều cầu nguyện cho Đăng Khoa, công danh rạng rỡ, sự nghiệp viên thành, người nông dân thì cầu nghiệp cho sức khỏe, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu nên các Vua Chúa cho xây dựng, sửa sang và phong tặng '' Đệ nhất đại danh lam''.

Theo văn bia tu tạo dựng 3 năm Dương Hòa đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời Lý( thế kỷ XII).

Trang 3

Năm 1635, đời vua Lê Trần Tông, cung tần Ngô thị Ngọc Duyên đã làm hội chủ hưng công trình kiến trúc quy mô ngôi chùa, Chùa Đậu nổi tiếng từ bấy giờ, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật Đây là đợt trùng tu lớn nhất của chùa.

Chùa Đậu được xây cất lớn vào thời Lý Tới đời Lê có văn bia, sổ sách ghi truyền về việc tu sửa chùa Chùa kiến trúc theo thức "chữ khẩu và chữ quốc " theo hệ thống cấu pháp thời nhà Phật.

Năm 1947, những công trình quý báu này bị thực dân Pháp phá hoại, dốt cháy Tuy nhiên vẫn còn một số điêu khắc giá trị ở gác chuông Tam quan và Hộ tiền đường chạm trổ tiên nữ cưỡi rồng, chàng trai cưỡi hổ đánh rồng rất sống động Hai cái am thờ hai di hài nhà sư ở bên cạnh chùa được xây dựng bằng gạch cổ thời Mạc, có hình các con thú, lá cây, hoa cúc rất độc đáo.

Khi chưa bị cháy, tại chùa còn nhiều vật quý hiếm như quạt ngà, quạt tê giác của vua Lê và chúa Trịnh ban Hiện nay , chùa vẫn còn giữ cuốn sách đồng khắc chữ hán nói về lịch sử chùa cùng một khánh đồng to đời thiết sơn son thếp vàng có chạm hai bài thơ của vua Lê Hy Thông( 1680 -1705) và vua Lê Dụ Tông(1705 - 1719)khi về thăm chùa và một số bia đá cổ thời Mạc Sùng Khang ( 1566- 1577), Thịnh Đức( 1653- 1657), Cảnh Hưng.(1740-1786)

Năm 1964, chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật lọai A, được tu sửa vào năm 1967.

II.Quy họach và kiến trúc

1 Thế đất và cảnh quan môi trường:

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, chủ yếu các nhà sư người Việt đi các nơi truyền giáo thì họ phải lập chùa Phật dưới các mái đá để thờ Phật , khi Phật giáo phát triển thì mới có điều kiện xây chùa.

Trang 4

Chùa Đậu nằm ở rìa làng do những người theo Phật đóng góp xây dựng, là nơi những cụ bà cao tuổi hay lui tới chùa Chùa nhìn ra cánh đồng

Có thể thấy, vào thời Lý do đất nước được thống nhất và kinh tế phát triển nên chùa tháp thờ Phật là những công trình kiến trúc nghệ thuật hoành tráng Do Phật giáo nhập nhập thế nên đất nước phục hưng, xuất hiện nhiều làng nghề: gốm, đục đá, gạch ngói, trạm khắc có khả năng chi viện cho nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình kiến trúc nghệ thuật như chùa Đậu và một sô chùa khác.

Hầu hết, các khu đất được chọn xây dựng chùa đều rất rộng rãi, thoáng đãng, không xa khu dân cư, gần nguồn nước, gần đường giao thông thuận tiện thời đó Chùa Đậu là một trong những chùa có khuôn viên như thế Nơi đây thường rất tĩnh lặng, không khí trong lành, cây cối quanh năm xanh tốt, mang đầy vẻ huyền bí, thiêng liêng Sân vườn thường rất rộng

Trang 5

2 Trang trí kiến trúc nội ngọai thất:

Chùa Đậu được xây dựng theo thức '' chữ khẩu và chữ quốc" Kiểu kiến trúc sử dụng không gian nửa kín nửa hở để tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng vẫn gần gũi với nhân dân Kiểu mặt bằng này tạo cho ngôi chùa một sự bề thế, khang trang làm thay đổi diện mạo kiến trúc Phật giáo cách mạnh mẽ mà vẫn giữ được khuôn viên vuông vắn, tạo không gian cân đối, có chiều sâu, phù hợp với chức năng thờ cúng Đủ để thỏa mãn yêu cầu tu hành được Thiền sư Pháp loa đã viết trong sách Tam Tổ Thực lực " cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ào mà xa thì không ai giúp đỡ cho Cảnh có thể là chỗ yên nghiệp để dưỡng thân, tâm linh sáng suốt "

Chùa Đậu có mặt bằng kiến trúc là hình chữ công, có bố cục đăng đối theo một đường trục tưởng tượng từ ngòai vào trong Kiến trúc xây dựng phong cảnh kết hợp hài hòa giữa những thứ con người tạo ra với thiên nhiên Các nghệ nhân thời bấy giờ chủ động, tiếp thu và biến đổi tinh hoa văn hóa thế giới cho phù hợp với văn hóa người Việt mà còn kế thừa văn hóa truyền thống làm cho nền văn hóa nghệ thuật thời Lý càng có sự phát triển cao hơn Nghệ thuật dân gian , kiến trúc dân gian đều rất biến hóa Ngôi chính điện từ thời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột , xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều trạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng Trước cổng chùa là cổng Tam quan đồng thời là gác chuông hai tầng, tám mái với đầu đao cong vút, kiến trúc tách rời độc lập với khối nhà chính Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá, tầng trên treo một quả chuông đúc năm 1801 thời Tây Sơn Hình tượng con rồng có ý nghiã rất đặc trưng và thay đổi theo từng thời kỳ Trên thế giới , trong cộng đồng dân tộc đã có hình tượng con rồng nhưng không đâu giống nhau thể hiện sự sáng tạo giữa các vùng Con người từ xưa chưa có ý thức về nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh thường sợ hãi trước các hình tượng đó nên đã thờ Phật tổ để cầu mong phù hộ cho mình nhưng không mấy tác dụng bèn thờ một con

Trang 6

vật cao hơn là con rồng, mỗi cư dân tưởng tượng một cách Hình tượng con rồng thời Lý ở Việt Nam xuất phát từ điều kiện địa lý kinh tế, người Việt Nam sớm định cư vì làm ruộng nên gắn với loài rắn, hình tượng con rồng thời Lý là rồng rắn Con rồng được chuẩn hóa, nhất quán chứng tỏ tư tưởng và nghệ thuật đều thống nhất

Khuôn viên chính là 1 hình chữ nhật 43m x 32m gồm phía trước là một tòa tiền đường 7 gian 2 chái Hai đầu phía sau nối vào 2 dẫy hành lang 11 gian thì gian đầu một bên thờ Ðức Ông, một bên thờ Ông Giám Trai, 6 gian sau đắp tượng La Hán và Kim Cương, 2 gian cuối dùng làm phòng ngủ chư tăng Lưng khuôn viên là hậu đường cũng 7 gian 2 chái như tiền đường - đây có bàn thờ các vị sư tổ, tượng và bàn thờ hậu và chính phi ,có cả tượng và bàn thờ ông đốc công điều khiển việc trùng tu chùa

Hai đầu hậu đường là 2 phòng của hành lang 2 bên kéo dài Trong lòng khuôn viên là 2 tòa trung điện và thượng điện dựng trên nền cao, có nhà thiên tượng hay ống muống rộng nối vào nhau từ tiền đường, qua trung điện đến thượng điện thành thế chữ vương là kiểu đặc biệt của chùa này mà không nơi nào có

Trước mặt tiền đường là 1 sân gạch rộng, hai bên có xây nhà giải vũ 5 gian làm nơi sửa soạn nghi lễ rước sách, hội hè và là nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương Trước sân dựng 1 gác chuông và 2 cửa phụ ra vào Gác chuông kiểu đẹp, dưới xây tường, trên lầu gỗ với 8 mái đao góc uốn cong Hình như tòa gác chuông này đã được tôn nền cao lên để khoảng giữa đủ chiều cao cho kiệu rước đi lọt qua

tòa thượng điện và trung điện là phần xưa nhất của chùa Hai tòa này và cả ống muống, vách bọc chung quanh được làm hoàn toàn bằng gỗ theo kỹ thuật ván đổ nong như ở các kiến trúc xưa, nhưng ở đây trên mỗi thanh đổ đầy đặn đều được trang trí bằng những hình chạm nổi hạt ngọc bốc lửa (hỏa châu) Còn trong mỗi ô cửa sổ thông gió trổ ở 2 bên hông sườn kiến trúc thì

Trang 7

chạm thủng tứ linh: long, ly, quy, phượng vùng vẫy, múa chầu giữa những cụm mây lửa hoặc chạm từng chữ thánh thọ vô cương nổi giữa những rồng, phượng, rùa, lân và mây lửa, bố cục sôi nổi Trên mỗi cây cột lim, chạm 1 ổ rồng hình bầu dục nhọn đầu trong chiều dài của cột Trong những tai trượng nghiêng, ôm bọc đầu những khuôn cửa, thì chạm tiên nữ đội mũ cánh sen, xòe đôi cánh, dang cánh tay trần, cầm quạt và uốn ngón múa may Những cánh cửa cũng chạm rồng uốn khúc giữa những cụm mây hoặc trên nền triện gấm, qui tiền 1 trổ thủng Chùa đậu vì vậy nổi tiếng là được trạm trổ công phu và rực rỡ trong Kiến trúc Việt Nam

Mái hai tòa thượng điện, trung điện này cùng ống muống được lợp bằng loại ngói mũi hài cổ đặc biệt là to dầy khoảng cỡ 20 cm x 30 cm x 3 cm

Nếp tiền đường bên ngoài cũng được đục chạm, trang trí rực rỡ, sống động với những rồng mây, nhưng chỉ ở bộ phận rường kèo bên trên và được tô mầu thuốc phần nhiều là xanh lam và trắng, mang phong dạng của nghệ thuật thế kỷ 17 không mạnh và độc đáo bằng hai tòa điện bên trong Cột kèo của tòa nhà này cũng không to mập, vững vàng như hai tòa kia Ðáng tiếc là hai tòa điện cổ kính và nổi tiếng về phong cách chạm trổ công phu rực rỡ này đã bị quân đội viễn chinh Pháp đốt cháy năm 19472 Khoảng năm 1952 nhà sư trụ trì chỉ xây cất lại một am gạch kiểu long đình trên nền điện cũ để thờ bà ậu; mà không hiểu do may mắn nào mà tượng còn tồn tại được vì thượng điện hay cung cấm chính là nơi thờ Bà Pho tượng bà đậu ở đây có mặt trái soan, tay phải giơ lên đưa hai ngón tay giữa hướng lên trời, là kiểu khác với các tượng Tứ Pháp thờ tại nhiều nơi trong vùng đồng bằng Bắc bộ và có thể coi là đẹp hơn cả

Ở gian giữa , trên giá chiêng có ván bịt, gọi là bụng lợn ( hay còn gọi là rốn lợn) nhằm đỡ xà dọc tức là thượng lương hình khối chữ nhật có ý nghĩa giá trị nhất.

Trang 8

Sau đây là một số chi tiết trang trí đặc sắc của Chùa Đậu Ở Trung Quốc thường hay lợp ngói ống từ trên thẳng xuống nhưng ở chùa này ngói trọ thành một đường thẳng, hai đầu mái khớp với nhau, có tính chất đan vào nhau về mặt cấu trúc gỗ Đây là một kiểu kiến trúc tương đối phức tạp vì phải tính toán cho hai đường chạy của mặt trước và mặt cạnh phải thật khớp với nhau Và nếu quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy rõ những hình rồng ở trên nóc mũi theo kiểu rồng thời Lý ở chùa Đậu Trên mái chùa, trên cùng là bờ nóc được tạo bởi những gạch hộp hoa chanh, bên trong rỗng làm cho trọng lượng nhẹ bớt đi, mặt nguyệt ở hai bên là đầu rồng Hai đầu đao của bờ nóc đăng đối nhau gọi là con chông Hai con vật ở giữa gọi là hai con xô Thường thì trên mái bờ nóc bao gồm : con xô, con chông, đầu đao tạo nên bố cục đăng đối nhau Mồm rồng há ra có hòn ngọc ở bên trong, có bốn chân, có tai, râu và sừng Như vậy , ta có thể thấy rồng được trạm khắc vào khoảng thế kỉ 13, 14 sau kháng chiến chống Nguyên- Mông.Kiến trúc vốn không mềm mại như rồng thời Lý nhưng có tính chất con vật hơn không mang tính chất trang trí như thời Lý Các hình ảnh trang trí mang đậm tính dân gian thể hiện ở hình một người nắm đuôi con lân Kiến trúc là bốn hàng chân, có xà nách, có nghe bảy ngoài cùng để đỡ mái hiên ngòai ra phía trên còn có á rường, mỗi con rường đỡ một hoành, trồng rường thường là rường cụt ở cạnh vì kèo Các hoa văn trang trí có mây lửa khá cứng cỏi, đầu lân có chân ở dưới đuôi chống lên trên, tay bên dưới cầm râu rồng Đây là hình thức trạm nổi Tuy nhiên vào đầu thế kỉ 17 ở đây có một nửa trạm nổi, nửa trạm lông nhưng trạm lông không rõ Những đường nét của hình rồng có hình ảnh con cò trên cưỡi rồng, hai tay hai bên đầu rồng, trên là cột trốn, chân rồng có 3 móng Như vậy , lối mô típ này chỉ có ở thế kỉ 17 trở đi Các vết trạm trổ khá nông nhưng thân rồng thì trạm sâu hơn Cầu mái có một thanh giằng được tạc vào một cái xà dọc, cũng có khi có cả xà thượng xà hạ dùng cho gian trong) góp phần làm mái vững trãi hơn,kiên cố hơn, tàu mái khỏi trôi.Những mảnh gỗ dài ra để đỡ hòanh được gọi là ghép hòanh, đỡ cột rốn có đấu cửa: cửa bức bàn để mở từ bên

Trang 9

trong vì thế bậu cửa bên ngòai cao hơn phía trong Phía dưới có bậu cửa, phía trên có xà hạ, dưới xà hạ có khung cửa khá cao Ngoài có tú hàng chân về nguyên tắc trên xà nách bao giờ cũng có gian chính Ngôi nhà này có năm gian cân đối nhưng chỉ có gian giữa mới có rường cột ở trên Ở giữa có một lối kiến trúc có đáu mà không phải cột trốn là một hình thức giá chiêng, thay cột trốn kia là bằng trục, xà nối hai đầu cột với nhau gọi là câu đầu Những đầu rồng ở gian chính gọi là đầu kìm, nhưng không phải đầu kìm nào cũng giống nhau và có cả thảy mười hai đầu kìm do nhiều người thợ khác nhau tạo nên Ở gian giữa, trên giá chiêng ta thấy có ván bịt giữa hai trụ và xà thượng, đó chính là bụng lợn Nó dùng để đỡ thượng lươn, ở chính giữa giống xà dọc xó hình khối chữ nhật được xem ngày xem giờ để đặt xuống.

Nếu mỗi bên có tám cái gọi là bát bửu hay bộ nghi trượng( vật tượng trưng cho các nghi thức rước của chùa) làm cho việc thờ cúng thêm oai phong lẫm liệt Ở gian bái đường có ông Thiện (bên phải) và ông Ác ( bên trái) và không phải ở chùa nào cũng giống nhau Sự thể hiện nét mặt, cử chỉ , dáng điệu đều đặc trưng cho tính cách của hai pho tượng Có thể thấy các nghệ nhân xưa đã làm rất tỉ mỉ và công phu

Ở gian thờ Mẫu( hay còn gọi là Ban Sơn Trang) Thượng Ngàn, hai bên có hai Kim Đồng- Ngọc Nữ hoặc thị giả Nó khác với ban thờ Phật ở chỗ người ta thờ ở trên chứ không thờ ở dưới gầm Trên bàn thờ, ba pho tượng ở trong đều giống nhau nhưng khác ở các yếm ở bên trong có màu sắc khác nhau( trắng, xanh , đỏ ) Ban thờ Tam Phủ, ở giữa là Mẫu Thiên , hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu thoải Các hang chầu là đàn ông, có năm vị hang nữ, có bốn vị xếp từ trên xuống dưới Ở giữa có một vị mẫu nhưng xếp thấp hơn một bậc là Bà Mẫu Liễu Hạnh Bên trên treo rất nhiều nón, thuyền , mũi có nơi treo cả mũ cối của bộ đội Điều đó cho thấy những người đi theo Mẫu rất nhiều người, nhiều thành phần, nhiều địa phương, nhiều dân tộc, ở chỗ mũ không giống nhau Nhưng ở đây thiếu mất đôi rắn thần là Thanh Xà và Bạch Xà Ở dưới gầm là Ngũ Hổ và có thể chỉ có một con Một bức tranh hay một

Trang 10

bức tượng ở đây thường có ông lốt (con rắn) vì con rắn ở dưới nước phù hợp với tính âm của Mẫu và cứ đến mùa xuân nó lại lột xác và lớn lên Qua mỗi mùa đông sang xuân luôn mới Con hổ là loài mãnh thú, là chúa Sơn Lâm nhưng vẫn được thuần phục thể hiện cho sức mạnh của Mẫu Bởi vậy, luôn luôn có hình tượng con hổ đi theo Mẫu Nơi nào đẹp nhất thì nơi đó trở nên linh thiêng.

Điện thờ là nơi mai táng ông Vũ Khắc Minh có một bộ xương nguyên dáng ngồi thiền , bàn chân ngửa lên trời tập trung suy nghĩ và được bó xương từ thế kỉ 17.

Hai bên là hoa quả, bên dưới có hình tượng con rùa đứng lên trên lưng thể hiện sự long trọng , đề cao người được thờ Vì con rùa là con vật sống lâu có thật , biểu hiện cho sự trường tồn còn hạc biểu hiện cho sự cao quý Hai hình tượng này biểu hiện cho sự trường tồn của Mẫu Vì thế vào đầu năm những người buôn bán thường hay đến đền thờ Mẫu để cầu mong cho việc buôn bán của mình

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan