Bướmbạc, tiêu viêmgiảinhiệt
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm…
Cây bướm bạc còn được gọi là bươm bướm, hoa bướm… Bướm bạc là loại cây nhỏ mọc
trườn; nhánh non có lông mịn. Lá hình bầu dục thuôn, hình ngọn giáo, chóp có mũi hay
có đuôi, mặt trên màu đen có lông rải rác, mặt dưới có lông xám; phiến lá mỏng, dai, dài
4-9cm, rộng 1,5-4cm; lá kèm 5-7mm, chẻ đôi. Cụm hoa xim ở ngọn, dày, phân nhánh
nhiều hay ít. Hoa có 4 lá đài có lông cao 2,5mm, lá đài như cánh có lông mịn; tràng hoa
màu vàng nghệ. Quả dạng bầu dục, dài 6-9mm, rộng 6-7 mm, đen, có vân dọc, nhẵn.
Mùa hoa quả tháng 2-11. Cây bướm bạc mọc hoang ở đồi núi, ven rừng và được trồng để
làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Người ta thường dùng thân và rễ để làm thuốc, thu hái
quanh năm. Lá thường dùng tươi, thân rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để dùng.
Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, hòa
lí, khai uất, lương huyết, tiêu viêm. Thường được dùng để chữa cảm phong nhiệt, say
nắng, viêm khí quản, viêm hầu họng, sưng amidan, viêm ruột tiêu chảy, viêm mủ da, tử
cung xuất huyết…. Dùng ngoài không kể liều lượng. Rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau.
Một số bài thuốc có dùng bướm bạc
Bài 1: Phòng ngừa say nắng: Dùng bướm bạc 50-100g nấu với 1-1,5l nước để uống thay
trà trong những ngày nắng nóng.
Bài 2: Chữa cảm sốt do phong nhiệt, say nắng: Thân cây bướm bạc 12-16g, lá cây ngũ
trảo 10-12g, bạc hà 3-5g. Tất cả sấy khô hoặc sao nhẹ cho khô, tán dập ngâm nước sôi
500ml, sau 5-10 phút để nguội, chia uống 4-5 lần trong ngày. Uống 3 ngày.
Hoặc dùng rễ bướm bạc 30g, hoắc hương (hoặc hương nhu) 10g, kinh giới 10g. Nấu với
500ml nước, còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 3 ngày.
Bài 3: Chữa sốt, viêm họng do nhiệt: Rễ bướm bạc (hoặc thân cây) 30g, củ rẻ quạt 2g,
húng chanh 10g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Uống 3-5 ngày.
Hoặc dùng rễ (hoặc thân cây) bướm bạc 40g, trái khế khô 20g. Sắc uống như trên.
Bài 4: Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: Hoa bướm bạc 12-20g, mã đề 10g, rễ
cỏ tranh 10g, cành, lá kim ngân hoa 12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia
2 lần uống trước bữa ăn. Uống từ 5-7 ngày.
Bài 5: Chữa đau nhức các khớp tay chân do thấp nhiệt (ẩm và nóng), khí hư bạch đới: Rễ
bướm bạc 12-20g, lá lốt 10-12g, cỏ xước 10-12g, cành dâu 12-16g, mã đề 8g. Nấu với
650ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 7 ngày.
. Bướm bạc, tiêu viêm giải nhiệt Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm Cây bướm bạc còn được gọi là bươm bướm, hoa bướm Bướm bạc là loại cây. Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, hòa lí, khai uất, lương huyết, tiêu viêm. Thường được dùng để chữa cảm phong nhiệt, say nắng, viêm khí quản, viêm. hầu họng, sưng amidan, viêm ruột tiêu chảy, viêm mủ da, tử cung xuất huyết…. Dùng ngoài không kể liều lượng. Rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau. Một số bài thuốc có dùng bướm bạc Bài 1: Phòng