Để việc choconbú thú vịhơn
Tận dụng thời khắc chobúđể gần gũi con hơn, dành chocon sự tiếp xúc mắt và
giọng nói ngọt ngào sẽ giúp bé sớm nhận ra và thân thiết với mẹ. Sự phát triển
giao tiếp của trẻ sơ sinh
Theo Stanley Greenspan, giáo sư tâm lý lâm sàng và nhi khoa ở đại học Y Khoa
George Washington cho biết, nhiều loại cảm xúc như sợ hãi và vui vẻ của bé đã có
được từ khi lọt lòng mẹ. Tuy nhiên, từng thời kỳ chúng thay đổi khác nhau. Khi
được 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển những phản ứng dè dặt hay bắt đầu
tỏ ra thân thiện, cười vui vẻ với nhiều người xung quanh. Khi được 5-6 tháng tuổi,
lúc này trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài và bày tỏ những cảm xúc như ngạc
nhiên, vui sướng và thất vọng lẫn lộn…
Vì thế, mẹ không nên xem việc choconbú như là một trách nhiệm vì bé cũng có
những cảm xúc riêng của mình, cần sự giao tiếp nhiều hơnđể mối quan hệ mẹ con
ngày càng gắn bó thân thiết với nhau.
Trong sáu tháng đầu đời, việc mẹ choconbú không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng
chất thiết yếu cho bé mà còn là sợi dây giúp liên kết tình cảm giữa mẹ và con ngày
càng bền chặt hơn. Vì khi bé bú sữa, mắt bé sẽ hướng về nơi mẹ hoặc bất cứ nơi
nào có hành động thu hút. Đây là cơ hội để mẹ bày tỏ tình yêu của mình dành cho
con bằng một vài động tác đơn giản như xoa đầu, vuốt ve, ê a một vài câu cho bé
nghe, cầm tay bé đung đưa nhẹ, miệng luôn mỉm cười với bé… mẹ sẽ thấy bé phản
ứng vui mừng trở lại và ánh mắt không ngừng theo dõi các hành động như một sự
đồng tình cho cách bày tỏ tình cảm của mẹ. Đó thật sự là giây phút thiêng liêng của
tình mẫu tử trong những tháng năm đầu đời đối với bé.
Bé sẽ "dò xét" thái độ của mẹ để có cảm xúc phản ứng thích hợp. Vì thế hãy mỉm
cười với bé thật nhiều mẹ nhé! Ảnh: therealsupermumblog.com
Mẹ cần làm gì?
Bé sẽ đòi bú bất cứ thời điểm nào cảm thấy đói, khi ấy mẹ cũng đừng tỏ ra khó
chịu khi phải cho bé bú nếu đang bận làm công việc khác mà chưa hoàn tất, nếu
không bé sẽ khóc. Tâm lý đó không tốt, làm giảm bớt sự thoải mái trong quá trình
cho bé bú sữa và như vậy mẹ sẽ mất đi một lần để âu yếm đứa con thân yêu của
mình.
Nếu bé bắt đầu “hóng chuyện” trong lúc mẹ cho bú, mẹ cũng đừng quên sự có mặt
của bé mà hãy quan tâm đến bé nhiều hơn, thậm chí bi bô với bé vài câu sẽ làm
cho bé rất thích thú.
Nhiều bé thích nghịch nghịch tay chân lúc bú mẹ. Có thể bé muốn được chú ý,
được quan tâm nhiều hơn. Khi ấy mẹ có thể cầm bàn tay bàn chân bé xíu của bé
đung đưa nhẹ nhàng như một sự trả lời cho bé.
Bé có thể thích một vị trí nào khác trên khuôn mặt của mẹ trong lúc bú và đưa tay
lên với. Mẹ có thể cầm tay bé và đặt lên nơi mà bé quan tâm sẽ giúp bé thích thú
với phản ứng tích cực của mẹ.
Nếu mẹ có ít sữa và phải dùng thêm sữa bên ngoài để bổ sung cho bé, mẹ không
nên để mặc bé với chiếc bình sữa mà nên ôm ấp bé vào lòng để bé vẫn cảm nhận
được sự ấm áp từ tình mẫu tử của mẹ.
Bất cứ cơ hội nào có thể giúp mẹ thể hiện được thiên chức của mình thì mẹ hãy tận
dụng để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp về sau này với bé.
. Để việc cho con bú thú vị hơn Tận dụng thời khắc cho bú để gần gũi con hơn, dành cho con sự tiếp xúc mắt và giọng nói ngọt ngào sẽ giúp. tháng đầu đời, việc mẹ cho con bú không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé mà còn là sợi dây giúp liên kết tình cảm giữa mẹ và con ngày càng bền chặt hơn. Vì khi bé bú sữa, mắt bé. lộn… Vì thế, mẹ không nên xem việc cho con bú như là một trách nhiệm vì bé cũng có những cảm xúc riêng của mình, cần sự giao tiếp nhiều hơn để mối quan hệ mẹ con ngày càng gắn bó thân thiết