1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tác dụng chữa bệnh từ cây gai docx

7 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Tác dụng chữa bệnh từ cây gai Cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận; thường dùng để trị các bệnh đường tiểu như: bí tiểu, tiểu đục, tiểu ra máu, còn dùng để cầm máu và trị động thai. Cây gai còn gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), họ Gai. Đây là cây mà dân gian vẫn dùng lá làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá. Cây này thường mọc hoang. Có thể trồng bằng gốc hay giâm cành vào mùa xuân. Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 - 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Lá và rễ cây này đều dùng làm thuốc. Lá bánh gai thu hái vào mùa hè, phơi khô, tán bột để làm bánh. Thân cây có sợi dừng để dệt bao bố. Rễ được gọi là trữ ma căn, hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất là vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Rễ có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái rắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 - 20g. Trong 100g cây gai có chứa: nước, protein 85,3g, chất béo 0,5g, carbohydrates 5,4g, chất xơ 3,1g, tro 2g, vitamin A (beta caroten) 1,15mg, B1 (thiamine) 0,2mg, 0,39mg vitamin B5, 0,3mg pyridoxine, 0,1mg folic acid, 30mcg vitamin C, 333mg vitamin E, 0,8mg vitamin K, 498,6mcg biotin, 0,5mcg choline, 17,4mg kali, 334mg canxi, 481mg magiê, 57mg sodium, 80mg photpho, 71mg chlorine, 150mg sắt, 1,64mg mangan, 779mg đồng, 76mcg selenium, 0,3mg kẽm… Cầm máu: trong dân gian, khi muốn cầm máu vết thương, người ta rửa sạch lá, giã nát, đắp vào, thấy có tác dụng cầm máu tốt. Trong y lý của Đông y, máu màu đỏ thuộc hỏa, lá gai khi giã nát có màu đen - tương ứng với hành thủy. Trong ngũ hành, thủy khắc hỏa cho nên lá gai có thể cầm được máu. Theo dược lý hiện đại, lá gai có chlorogenic acid, flavonoid rhoifolin, apogenin. Chlorogenic acid thủy phân cho acid cefeitannic và quinic; do đó lá bánh gai có tính cầm máu. Chống oxy hóa: chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó phong tỏa nhóm “tự do”, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL, là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Cũng như vitamin E, nên dùng chlorogenic acid (lá gai) trước khi LDL bị oxy hóa. Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu. An thai: rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô làm 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1 - 2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài. Lợi tiểu: rễ và lá trung bình 10 - 30g sắc với nước uống. Theo sách Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh): kết hợp rễ gai, hoa mã đề và hành; sắc nước uống trị tiểu buốt, tiểu rắt, sạn thận. Tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai: trữ ma căn 30g (nếu tươi dùng 60 - 90g), sinh địa 30g, gạo nếp 100 - 150g; sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dưỡng huyết an thai: trữ ma căn tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g; sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Trị động thai: rễ gai mới lấy hoặc đã phơi khô 30g, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 1 - 2 ngày sẽ đỡ. Trị phụ nữ có thai ra huyết dọa sảy, có thai bị đau bụng: rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (mỗi phần 12g), sắc với nước uống trong ngày. Trị có thai bị đau bụng, động thai: rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần (mỗi phần 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cỡ còn 100ml uống hết 1 lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ. Trị sa tử cung: rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 - 4 ngày. Trị đại, tiểu tiện ra máu: lấy 15 - 20g lá gai sắc nước uống trong ngày. Trị tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: rễ gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử (mỗi thứ 16g). Nấu với 1.000ml nước, cô lại còn 1/4 (250ml), chia 2 lần uống trong ngày. Trị phong thấp đau nhức các khớp: rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Trị tay chân tê mỏi: rễ cây gai 15 - 20g, sắc uống. Làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 - 2 ngày. Cầm máu vết thương: lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại. Ngăn ngừa rụng tóc: chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc. Chú ý: Cây gai có thể được coi là một loại rau, vì nó có nhiều vitamin (A, C, B2, B5, B9 và K, kẽm và đồng) cùng nhiều khoáng chất… Khi được luộc chín, cây gai không còn gây ngứa nữa (gai đã mềm, không còn acid) và nước rau khá ngon (mùi hơi giống canh rau dền). Bánh gai để lâu được là nhờ chlorogenic có tính chống nấm và vi khuẩn. Thị trường có bánh gai giả (nhuộm nâu) chỉ để vài ngày là mốc do không có lá gai (thiếu chlorogenic). Không phải bệnh thực nhiệt không dùng. . Tác dụng chữa bệnh từ cây gai Cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận; thường dùng để trị các bệnh đường tiểu như: bí tiểu, tiểu. động thai. Cây gai còn gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), họ Gai. Đây là cây mà dân gian vẫn dùng lá làm bánh gai ăn và sợi. trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Lá và rễ cây này đều dùng làm thuốc. Lá bánh gai thu hái vào mùa hè, phơi khô, tán bột để làm bánh. Thân cây có sợi dừng để dệt bao bố. Rễ

Ngày đăng: 25/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN