Các dạngsitemaptrong
SEO
Đây là bài thứ tám trong loạt bài SEO – Search engine
optimization cơ bản mà Giaiphaplienket.com muốn giới thiệu
đến với tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn mới lần đầu tìm
hiểu về SEO. Ở bài bảy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về
cấu trúc website và lỗi 404. Đến với bài thứ tám chúng ta hãy
cùng làm quen với một khái niệm rất quen thuộc trong SEO.
Đó chính là sitemap hay còn được gọi là sơ đồ website.
Chúng ta có thể chia sitemap ra làm 2 loại :
A- sitemap dành cho người xem (s thường)
B- Sitemap dành cho search engine (S hoa)
Với loại sitemap dành cho người xem, bạn có thể dễ dàng
thấy như hình dưới đây :
Mục đích của loại sitemap này là giúp người xem biết được
cấu trúc website, từ đó dễ dàng truy cập đến những phần
khác nhau trên website một cách nhanh chóng.
Với loại Sitemap dành cho search engine cũng được chia làm
các loại nhỏ hơn, ở đây giaiphaplienket.com xin giới thiệu
một số loại phổ biến.
a- Sitemap đơn giản
Đối với loại Sitemap này bạn chỉ cần đơn giản liệt kê các
URL của website. Mỗi URL là một dòng.
Ví dụ :
http://giaiphaplienket.com/
http://giaiphaplienket.com/gioi-thieu
http://giaiphaplienket.com/dich-vu
http://giaiphaplienket.com/kien-thuc
http://giaiphaplienket.com/component cts/cat/1?dt=1
http://giaiphaplienket.com/lien-he
Sau khi liệt kê bạn có thể lưu lại thành một file tên
là urllist.txt.
b- Sitemap XML
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về loại Sitemap này, bạn nên xem
qua trước cấu trúc của nó :
Như trên hình, khi bắt đầu tạo Sitemap XML chúng ta giữ lại
dòng 1,2.
Dòng 3 : khai báo Sitemap có chứa link hình ảnh
Dòng 4 : khai báo Sitemap có chứa link video
Dòng 5 : thẻ mở cho URL đầu tiên trongSitemap
Dòng 6 : dùng <loc> để khai báo URL đầu tiên
Dòng 7 – 9 : thẻ đóng mở và mô tả hình ảnh của URL đầu
tiên
Dòng 10-12 : thẻ đóng mở và mô tả video của URL đầu tiên
Dòng 13 : thẻ đóng cho URL đầu tiên.
Dòng 14 : Thẻ đóng Sitemap.
Nếu bạn có nhiều URL, các bạn có thể khai báo thêm từ dòng
13 trở đi. Như các bạn cũng thấy, Sitemap XML liệt kê khá
đầy đủ các thông số trên một URL do đó nó sẽ giúp spider
của các search engine thu thập thông tin (crawl) website
nhanh hơn Sitemap đơn giản. Sau khi bạn tạo xong Sitemap
XML hãy lưu nó lại thành một file tên là Sitemap.xml. Đa số
các file Sitemap đều được upload lên trên thư mục root
dạngwww.domain.com/Sitemap.xml.
Công dụng của Sitemap dành cho search engine là giúp SE
tìm kiếm đánh giá thông tin theo các URL có trongSitemap
một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Hiện nay có rất
nhiều chương trình giúp các bạn tạo Sitemap tự động, sau đó
upload lên website(chỉ cập nhật Sitemap lần đầu, các lần sau
phải cập nhật bằng tay), hoặc với một số CMS như Joomla,
Wordpress, …có thể cập nhật URL tự động mỗi khi bạn có
thêm một bài viết hoặc một liên kết mới. Tuy nhiên khi tạo
Sitemap các bạn chú ý là với những URL không còn tồn tại,
không nên để trongSitemap hoặc với những đường URL có
chứa tham số Cookie cũng không nên đặt vào.
. Các dạng sitemap trong SEO Đây là bài thứ tám trong loạt bài SEO – Search engine optimization cơ bản mà Giaiphaplienket.com muốn giới thiệu đến với tất cả các bạn, đặc biệt. trên thư mục root dạngwww.domain.com /Sitemap. xml. Công dụng của Sitemap dành cho search engine là giúp SE tìm kiếm đánh giá thông tin theo các URL có trong Sitemap một cách nhanh chóng và. của các search engine thu thập thông tin (crawl) website nhanh hơn Sitemap đơn giản. Sau khi bạn tạo xong Sitemap XML hãy lưu nó lại thành một file tên là Sitemap. xml. Đa số các file Sitemap