Lá phùdung-Vịthuốcgiảmsưngđau
Phù dunglà loài cây mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm cảnh. Cây còn có
tên gọi khác như: mộc phù dung, mộc liên…
Lá phùdung 5 cánh, phía cuống lá hình tim, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều
lông. Theo Y học cổ truyền, láphùdung được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi
hay phơi, sấy khô. Khi dùnglá làm thuốc nên thu hái vào mùa hè, cắt lấy phiến lá,
phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng
dần. Nên thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Láphùdung có vị cay, ấm có
tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, chỉ thống (giảm đau). Dùng chữa bỏng
nhẹ, giảmsưngđau do mụn nhọt, chín mé, chữa sưng vú do tắc tia sữa, giời leo
Giảm sưngđau khi bị nhọt, chín mé, mụn đầu đinh: Láphùdung tươi 20g, rửa
sạch, để ráo giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác.
Hoặc láphùdung khô 10g, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa 8g sao tồn tính (rang hoặc
đốt to lửa cho đến khi cháy đen như than), nghiền mịn. Hai vịthuốc trên hoà với
mật ong trộn đều đắp lên vị trí tổn thương do bị nhọt, chín mé hay mụn đầu đinh.
Ngày thực hiện 2 lần. Đơn thuốc này có tác dụng nếu mụn mới mưng mủ, có thể
đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi, nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Chữa bỏng (vết bỏng nông, nhẹ): Láphùdung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g,
cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu
vừng bôi nơi tổn thương do bỏng. Ngày bôi 2 - 3 lần. Dùng đến khi vết bỏng bớt
đỏ, đau, rát.
Chữa sưng vú do tắc tia sữa: Láphùdung tươi 40g, húng lủi 30g. Hai vịthuốc
trên rửa sạch, giã nát, đắp nơi vú sưng đau. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp
liên tục trong 3 - 5 ngày.
Giảm đau, sưng do viêm khớp: Láphùdung 30g, phơi khô, tán bột, trộn mật ong
đắp vào nơi khớp xương bị viêm. Ngày thực hiện 1 lần. Dùng liên tục khi khớp bị
viêm hết sưng, đau.
Chữa zona (giời leo): Láphùdung 100g, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn
với giấm gạo, bôi lên nơi tổn thương do giời leo, ngày bôi 3 - 4 lần.
Bầm tím, sưngđau do ngã, va đập (không bị trầy xước da): Láphùdung tươi
50g, giã nát đắp vào nơi tổn thương hoặc dùng bột láphùdung khô trộn với giấm,
rượu và nuớc trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng
và tối.
. Lá phù dung - Vị thuốc giảm sưng đau Phù dung là loài cây mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm cảnh. Cây còn có tên gọi khác như: mộc phù dung, mộc liên… Lá phù dung 5. độc, chỉ thống (giảm đau) . Dùng chữa bỏng nhẹ, giảm sưng đau do mụn nhọt, chín mé, chữa sưng vú do tắc tia sữa, giời leo Giảm sưng đau khi bị nhọt, chín mé, mụn đầu đinh: Lá phù dung tươi 20g,. Dùng đến khi vết bỏng bớt đỏ, đau, rát. Chữa sưng vú do tắc tia sữa: Lá phù dung tươi 40g, húng lủi 30g. Hai vị thuốc trên rửa sạch, giã nát, đắp nơi vú sưng đau. Ngày đắp một lần vào buổi