Bán hạnamgiảiđộc,chốngho!
Bán hạnam còn gọi là củ chóc [Tiphonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy
(Araceae), là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta. Vào
mùa đông, khi lá đã lụi, đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, rồi bổ đôi hoặc bổ
ba tùy theo kích thước của củ. Phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi sử dụng cần tiến
hành chế biến thật cẩn thận, để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ.
Theo y học cổ truyền, bánhạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống
nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho
do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể
dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc
thuốc tán, thuốc hoàn. Cần lưu ý, những người có chứng táo nhiệt không nên dùng,
người có thai dùng thận trọng.
Một số bài thuốc dùng bánhạ
Trong y học cổ truyền, một phương thuốc hay được dùng có vị bán hạ, đó là
phương “Nhị trần thang”: Bánhạ (chế) 12g; trần bì, bạch phục linh mỗi vị 10g;
cam thảo 8g, dưới dạng thuốc sắc để trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu
ngày hoặc khi vị khí xông lên vùng thượng tiêu, gây nôn lợm.
Trị chứng ho, nhiều đờm, thượng vị trướng tức, nôn mửa: Bánhạ (chế), trần
bì, bạch phục linh mỗi vị 250g; cam thảo 75g. Đem 4 vị thuốc trên tán mịn, trộn
với dịch sinh khương làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 9 -15g
Trị chứng ho đờm hoặc sốt kèm theo ho, miệng khát, khó thở: Bánhạ (chế) 6g,
ma hoàng, tô tử, đình lịch tử mỗi vị 8g; xạ can, hạnh nhân mỗi vị 10g; sinh khương
4g; thạch cao 20g; đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang, tới khi hết các triệu
chứng.
Trị chứng ho, khó thở, hen suyễn lâu ngày: Bánhạ (chế), tô tử, hạnh nhân, mỗi
vị 8g; trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc ngày một
thang, hoặc bánhạ 12g, ma hoàng (bỏ rễ) chích mật ong 8g, bồ kết (bỏ hạt) sao
vàng. Cả 3 vị đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2-3g với nước ấm, ngày 2-3
lần. Uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị viêm phế quản mạn tính, khí suyễn, đờm nhiều: Bánhạ (chế) 15g; ma
hoàng, bạch thược mỗi vị 10g; quế chi, tế tân, ngũ vị tử, can khương, sinh cam
thảo mỗi vị 5g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới
khi các triệu chứng thuyên giảm, hoặc bánhạ (chế), tô tử mỗi vị 15g; trần bì, cam
thảo mỗi vị 10g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới
khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị chứng hen suyễn lâu ngày, da xanh xao, thiếu máu: Bánhạ (chế) 8g; trần
bì, phục linh, cam thảo mỗi vị 10g; đương quy, thục địa mỗi vị 12g, dưới dạng
thuốc sắc, ngày một thang.
Trị chứng đờm hàn, ho, tâm hồi hộp, khó ngủ: Bánhạ (chế) 8g; chỉ thực, trần
bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g; trúc nhự 8g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một
thang.
Trị bụng đầy trướng, buồn nôn: Bán hạ, trần bì, bạch linh, cam thảo, cùng với
sinh khương mỗi vị 12g, sắc uống; hoặc bánhạ (chế) 40g, chỉ xác 28g, phèn phi
32g, sắc uống.
Trị ong đốt, rắn cắn:Đem củ bánhạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt.
Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc
độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bánhạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị rắn cắn. Tuy
nhiên đối với rắn cắn, cần theo dõi và có biện pháp kịp thời chuyển đến bệnh viện
cấp cứu khi cần thiết.
. Bán hạ nam giải độc, chống ho! Bán hạ nam còn gọi là củ chóc [Tiphonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy (Araceae),. dùng thận trọng. Một số bài thuốc dùng bán hạ Trong y học cổ truyền, một phương thuốc hay được dùng có vị bán hạ, đó là phương “Nhị trần thang”: Bán hạ (chế) 12g; trần bì, bạch phục linh mỗi. Bán hạ (chế), tô tử, hạnh nhân, mỗi vị 8g; trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc ngày một thang, hoặc bán hạ 12g, ma hoàng (bỏ rễ) chích mật ong 8g, bồ kết (bỏ hạt)