Sen -viênngọcquýtrong Y họccổtruyền
Sen là một loài hoa đẹp cả hương lẫn sắc. Từ bao đời nay, những đầm Sen sắc
trắng , đỏ hồng chen lẫn những chiếc lá tròn to, xanh thẫm đã đi vào trong thơ ca,
hội họa và trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.
Hè đến Sen đua mình khoe sắc, toả hương. Thu sang Sen ẩn mình, để lại trên mặt
đầm những gương Sen xanh đậm chứa đầy hạt và dưới gốc cây trong lớp bùn dưới
đáy nước những ngó Sen trắng đục. Hạt Sen và ngó Sen không chỉ là nguồn thực
phẩm trong cuộc sống hàng ngày của con người mà chúng còn là những vị thuốc
quý trong Đông y.
HẠT SEN – THỨC ĂN NGON, VỊ THUỐC QUÝ
Trong 100g hạt Sen tươi có 9,5g protit, 30g glucit, cung cấp cho cơ thể được
162calo. Ngoài ra còn có các vitamin: Caroten, Vitamin B1 (0,17mg%), Vitamin
B2 (0,09mg%), Vitamin PP (1,7mg%), Vitamin C (17mg%)…
Trong 100g hạt Sen khô có 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, cung cấp cho cơ thể
342 calo, và một số muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt
6,4mg%…).
Hạt Sen là nguồn thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị dinh
dưỡng cao như: Chè Sen, Mứt Sen, Chè hạt Sen Long nhãn, thịt gà hầm hạt Sen,
Móng giò hầm hạt Sen…
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt Sen còn là một vị thuốc quý với tên “Liên tử”, được
Đông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần
kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 – 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Trong thực tế, hạt Sen còn được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc trong các đơn
thuốc bồi dưỡng cơ thể thường dùng. Ngoài ra trong nhiều sách thuốc cổ còn nói
đến tác dụng chữa lỵ của hạt Sen (hạt Sen để nguyên cả vỏ sắc uống ngày 10 –
12g). Hải Thượng Lãn Ông cũng nói đến tác dụng này trong sách “Lĩnh Nam bản
thảo”.
Giữa hạt Sencó một mầm xanh. Khi ăn hạt Sen ta phải lấy hết mầm xanh này ra vì
mầm có vị đắng, ăn phải sẽ mất ngon. Nhưng chính mầm xanh này lại là một vị
thuốc hay với tên gọi “Liên tâm”, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp.
Dân gian dùng Liên tâm để chữa mất ngủ, liều dùng mỗi ngày 5 – 10g dưới dạng
thuốc sắc hoặc pha lấy nước uống như pha trà.
Các món ăn chế biến từ hạt Sencó nhiều nhưng phổ biến nhất vẫn là chè Sen- một
món ăn ngon đồng thời là một bài thuốc bổ có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và an
thần, giúp giấc ngủ ngon hơn.
NGÓ SEN
Cũng là một thức ăn đồng thời là vị thuốc thông dụng mang tên “Liên ngẫu”.
Trong ngó Sencó đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosi…
Nhân dân ta vẫn lấy ngó Sen ăn sống hoặc luộc ăn để ngủ ngon giấc. Các nhà Y
học và Dinh dưỡng học thời xưa đều cho rằng ngó Sencó tác dụng bổ trung khai
vị, thích hợp với những người cơ thể suy nhược như vừa ốm khỏi hoặc mới sinh đẻ
và đã chế biến ra nhiều món ăn, chủ yếu là cháo ngó Sen để bồi dưỡng sức khoẻ.
Có nhiều cách nấu cháo ngó Sen, đơn giản nhất là lấy ngó Sen già còn tươi, rửa
sạch, thái nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, cho đường kính trắng vào ăn.
Tác dụng chữa bệnh của ngó Sen đã được nhiều sách thuốc cổ nói đến. Theo Hải
Thượng Lãn Ông: ngó Sen vị ngọt, mát, tính hàn, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm
huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giã rượu. Ngó sen để sống: tính hàn, vị ngọt, có tác
dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất
huyết do nhiệt. Ngó Sen chín: tính ôn, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái,
dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng… Những
người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó Sen chín rất tốt.
Ngó Sen còn được dùng để chữa một số bệnh sau:
- Chữa xuất huyết: Lấy 10 ngó Sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên
uống ngày hai lần sáng và tối. Bài thuốc này dùng chữa các chứng xuất huyết
thông thường như chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu… có tác dụng
tốt, thường chỉ dùng mươi hôm bệnh sẽ hết.
Trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá có thể lấy nước ngó Sen và nước ép Củ cải,
mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
Cũng có thể chế thành Cao lỏng ngó Sen với đường và Mật ong uống dần. Cách
làm như sau: Lấy 1500g ngó Sen tươi, thái thành sợi nhỏ, cho vào túi vải xô sạch
vắt kiệt lấy nước. Cho nước ngó Sen vào nồi, hoà thêm 200g đường đỏ, đun to lửa
cho sôi rồi chuyển sang đun nhỏ lửa thành Cao, cho thêm ít Mật ong, bắc ra để
nguội, đổ vào chai hoặc lọ dùng dần. Uống mỗi lần một thìa canh (15ml) với nước
đun sôi để ấm, ngày ba lần theo bữa ăn.
- Chữa nôn: Lấy 30g ngó Sen sống, 3g Gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước,
chia làm hai lần uống trong ngày.
. Sen - viên ngọc quý trong Y học cổ truyền Sen là một loài hoa đẹp cả hương lẫn sắc. Từ bao đời nay, những đầm Sen sắc trắng , đỏ hồng chen lẫn những. gốc c y trong lớp bùn dưới đ y nước những ngó Sen trắng đục. Hạt Sen và ngó Sen không chỉ là nguồn thực phẩm trong cuộc sống hàng ng y của con người mà chúng còn là những vị thuốc quý trong. Chè Sen, Mứt Sen, Chè hạt Sen Long nhãn, thịt gà hầm hạt Sen, Móng giò hầm hạt Sen Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt Sen còn là một vị thuốc quý với tên “Liên tử”, được Đông y dùng chủ y u