1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

HỘI HỌA MỸ THUẬT ĐÔNG ĐỨC CŨ pot

8 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 227,41 KB

Nội dung

HỘI HỌA MỸ THUẬT ĐÔNG ĐỨC LOTHAR ZITZMANN - Nhà du hành vũ trụ Cho đến nay, ở CHLB Đức vẫn đang tồn tại những tranh cãi về nền mỹ thuật của CHDC Đức. Phần lớn công chúng Đức vẫn chưa được tiếp cận với nền mỹ thuật này. Năm 2012, một triển lãm ở Weimar đã cố gắng phục dựng bức “chân dung” của nền mỹ thuật này cho công chúng đương đại thưởng lãm. Tại cuộc triển lãm tại Tân bảo tàng, Weimar (từ 19/10/2012 đến 3/2/2013) mang tên “Abschied vom Ikarus - Vĩnh biệt Ica” với 280 tác phẩm, chủ yếu là tranh, người xem bắt gặp một bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Benhard Kretzschmar vẽ năm 1955 mô tả một thành phố còn khá nhiều cây xanh, nhưng ở phía đằng xa là những ống khói nhà máy đang nhả khói đen lên nền trời, cho dù họa sĩ có thể cũng muốn tả cảnh với chút nên thơ nào đó của nền sản xuất. Một bức tranh khác mô tả một thế giới trống rỗng đến mức siêu thực tại một khu mỏ than nâu. Một vài người công nhân tản mát trên nền đất lẫn than, giữa họ là những hình bóng đầu vuông bay lơ lửng. Bức tranh kỳ quái này do họa sĩ Wolfgang Mattheuer vẽ năm 1974. Giờ đây, xuất hiện ở Weimar sau 38 năm ra đời và 22 năm sau khi CHDC Đức đã đi vào dĩ vãng, tác phẩm này rõ ràng bộc lộ một tâm trạng đầy mâu thuẫn của người nghệ sĩ, họ buộc phải thú nhận tình trạng hủy hoại môi trường trong một xã hội thời đó được xem là tốt đẹp. Đây có lẽ là một trong những cuộc triển lãm quan trọng nhất năm 2012 tại Weimar cũng như tại CHLB Đức, bởi lẽ các nhà tổ chức đã bỏ rất nhiều công sức nhằm đánh giá lại những di sản nền mỹ thuật CHDC Đức vốn vẫn còn tranh cãi. Thời đó, ở CHDC Đức, sau vài thập niên khởi đầu, không khí hưng phấn dần biến thành ưu tư bởi vì thứ chủ nghĩa không tưởng vốn được cho là gắn kết mọi người nay đã dần biền mất, xã hội đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn bất đồng. Và chính giới mỹ thuật đã nhạy bén đề cập tới sự thất bại này mà mọi người có thể nhận ra (hay không?). Phải chăng chính những nghệ sĩ đã góp phần phê phán và tỏ rõ thái độ thông qua các tác phẩm nghệ thuật (nguyên văn trong bài: đào mồ chôn chế độ). Đây là một luận đề khác thường, bởi lẽ cho đến nay người ta vẫn gán cho các họa sĩ ăn lương nhà nước điều ngược lại. Nhiều sử gia mỹ thuật phương Tây vẫn cho rằng các nghệ sĩ cúc cung phục vụ chứ không hề có thái độ đi ngược lại thể chế. Sau năm 1945, họa sĩ Tây Đức theo phái trừu tượng, ca ngợi cái radical-triệt để, cả về nội dung lẫn hình thức, cái đối lập dựa trên lý tưởng ở Đông Đức bị coi là lạc hậu về hình thức do thứ mỹ học thích nghi (mỹ học tuân thủ , aesthetics of conformism), ngay đóng góp của nền tiểu văn hóa ly khai cũng không bao giờ được xem xét một cách nghiêm túc. Sau khi thống nhất nước Đức, xã hội Tây Đức lại càng có thái độ chối bỏ nền nghệ thuật này, thậm chí còn chẳng coi nó là nghệ thuật. Năm 1999, cũng ở Weimar đã có một triển lãm về mỹ thuật CHDC Đức, lần đó người ta, đặc biệt là sử gia mỹ thuật Siegfried Gohr đã muốn chứng minh cho công chúng thấy được bằng chứng về sự phục vụ nhà nước độc tài của các nghệ sĩ. Và cuộc triển lãm đó thật là một vụ bê bối rất đáng hổ thẹn. Một tác phẩm của WOLFGANG MATTHEUER Nhưng lần này, tại Weimar, sự việc đã khác. Những nhà tổ chức triển lãm đầy thiện chí, cả từ phía Đông lẫn Tây nước Đức, muốn chứng minh rằng, có nhiều điều cần phải được minh định lại. Triển lãm cũng là kết quả của một dự án nghiên cứu nghệ thuật lớn mang tên "Picture Atlas: Art in the GDR" (tạm dịch: "Dư địa chí tranh ảnh: Nghệ thuật dưới thời CHDC Đức"). Đã có tới 20.000 tác phẩm được các chuyên gia của Đại học Kỹ thuật Dresden lấy ra từ kho lưu trữ của hơn 165 bộ sưu tập và nhiều bảo tàng riêng tại các nhà máy hay hầm mỏ và được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, bởi sau ngày thống nhất nước Đức, các tác phẩm nghệ thuật thời CHDC Đức đó bị khóa kín trong các nhà kho, không ai dám lấy ra. Hiện nay, nền nghệ thuật CHDC Đức đã trở thành đề tài nghiên cứu rất thú vị của nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật hay khoa học xã hội. Nhà xã hội học văn hóa K.S. Rehberg, một trong những người phụ trách dự án này gọi các tác phẩm mỹ thuật CHDC Đức là một “di sản văn hóa bị đánh mất, một vốn quý đang bị thất lạc”. Thời gian không chờ đợi, phải mở ra, “nền mỹ thuật này vẫn còn gắn bó với cuộc đời nhiều người”, ông nói. Nói chung, triển lãm này có lẽ dành cho những người am hiểu và giới nghiên cứu nhiều hơn là cho đông đảo công chúng. Hoạt động của nhóm dự án nhằm cứu thế giới tranh CHDC Đức khỏi sự quên lãng nhưng còn hơn thế, họ muốn xem xét lại toàn bộ nền mỹ thuật này ở đúng vị thế và tư cách của chính nó. Kịch bản của triển lãm này tại Weimar rất triệt để. Người xem sẽ được chứng kiến những bức tranh sinh ra trong lòng chủ nghĩa xã hội được vẽ trong tính đối lập cứng nhắc của nó, tiếp sau là chủ nghĩa hiện thực càng ngày càng thể hiện tính yếu đuối của nó: những công nhân gồng mình, những tâm hồn kiệt sức, và cả những tác phẩm nghệ thuật của những thứ không thể thích nghi: tranh trừu tượng, xu hướng puristism/ thuần phác, nhiếp ảnh thể nghiệm. Chẳng hạn như bức tranh sơn dầu Nhà du hành vũ trụ của Lothar Zitzmann vẽ năm 1958. Những người đàn ông mặc đồng phục trắng lơ lửng bay trong vũ trụ đen tối, thể hiện một môtíp mâu thuẫn như chính sự mâu thuẫn đang tồn tại trong nhà nước ấy: vài năm sau bức tường Berlin sẽ được dựng lên, nhưng trên vũ trụ họ lại vẫy gọi nền tự do của cái vô tận sâu thẳm. Cũng trong phòng triển lãm, có trưng bày một bức sơn dầu thời kỳ đầu của A.R. Penck, một họa sĩ CHDC Đức sớm bị đẩy sang thế giới phương Tây, và rồi trở thành một trong những họa sĩ lớn của Tây Đức những năm 1980. Với những họa sĩ bất tuân ở lại Đông Đức, nghệ thuật của họ còn bị coi thường hơn cả những họa sĩ ăn lương nhà nước. Thậm chí tại CHDC Đức thời đó cũng có các nghệ sĩ được xem là underground-beuys (nghệ sĩ bí mật), ví dụ như K. Hahner-Springmuhl. Để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, ông từng phải lên sàn đấu bốc. Tranh của ông dữ tợn không khác gì tranh của các đồng nghiệp ở Cologne hay Dusseldorf. Qua đời năm 2006, ông chính là một nghệ sĩ tiêu biểu cho những người bị quên lãng ngay cả khi còn sống. Trong cataloge của triển lãm, Wolfgang Mattheuer, họa sĩ siêu thực của vùng mỏ than lại được xếp vào hạng “các nhà sáng tạo” với loại “tranh đối nghịch láu lỉnh”. Trong vựng tập ghi rằng: “liệu họa sĩ này có thuộc về CHDC Đức chăng (?)”, mặc dù tiểu sử của ông nói chặng đường nghề nghiệp ban đầu của ông xuất thân từ CHDC Đức. Ảo tưởng và hết ảo tưởng - cũng là một chủ đề chính của triển lãm này - những điều không tưởng về một nhà nước mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận, một nền mỹ học tuân thủ (aesthetics of coformism). Bằng tài hùng biện của mình, Rehberg đã khôi phục lại danh dự cho các hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ thời CHDC Đức - không như hình ảnh được chế tác và chịu nhiều thành kiến của phương Tây. Nhà phê bình mỹ thuật lâu năm của tờ Frankfurter Allgemeime, E. Beaucamp, người sớm công khai ca ngợi nền nghệ thuật của các họa sĩ nhà nước Đông Đức, rất thích triển lãm này. Không chỉ nhiều lần đánh giá cao nó, thậm chí ông còn là nhà sưu tập đã sưu tầm nhiều tác phẩm của nền nghệ thuật bị ghẻ lạnh này. Chả thế mà nhà nghiên cứu Rehberg vừa mỉm cười vừa nói: “ông ấy [Beaucamp] lúc nào mà chẳng bênh vực mỹ thuật Đông Đức”. Bằng việc lựa chọn mỹ thuật CHDC Đức cho hoạt động triển lãm này của mình, Tân Bảo tàng / Neue Museum dường như đã thể hiện được những cảm xúc chân thành của nước Đức nói chúng và quan điểm của bảo tàng nói riêng trước “bức chân dung một gia đình bị chia rẽ”, mà lẽ ra “mọi người trong nhà” đã phải thuộc về nhau từ rất lâu rồi mới phải. . HỘI HỌA MỸ THUẬT ĐÔNG ĐỨC CŨ LOTHAR ZITZMANN - Nhà du hành vũ trụ Cho đến nay, ở CHLB Đức vẫn đang tồn tại những tranh cãi về nền mỹ thuật của CHDC Đức. Phần lớn công chúng Đức. chối bỏ nền nghệ thuật này, thậm chí còn chẳng coi nó là nghệ thuật. Năm 1999, cũng ở Weimar đã có một triển lãm về mỹ thuật CHDC Đức, lần đó người ta, đặc biệt là sử gia mỹ thuật Siegfried. lớn của Tây Đức những năm 1980. Với những họa sĩ bất tuân ở lại Đông Đức, nghệ thuật của họ còn bị coi thường hơn cả những họa sĩ ăn lương nhà nước. Thậm chí tại CHDC Đức thời đó cũng có các

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:21