Cách chế biếnvàbảoquản
tắc kè
- Trong y học cổ truyền, tắckè là một trong những vị thuốc quý. Trước đây chỉ có
tắc kè hoang dã sống trong tự nhiên. Nhưng ngày nay do bị săn bắt quá nhiều nên
đã trở nên khan hiếm. Vì vậy để có nguồn dược liệu, nhiều nơi đã nuôi tắckè theo
phương pháp bán dã sinh. Tuy nhiên, muốn đảm bảo chất lượng dược liệu cần phải
biết cách chế biếnvàbảo quản.
Cách chếbiến
Tắc kè còn sống, dùng vồ hay búa sắt nhỏ đập nhẹ vào đầu, chỗ có óc ở sau mắt là
chết. Đóng một chiếc đinh nhỏ trên tấm gỗ. Tắckè lật ngửa, ấn đầu ngập vào đinh,
tay kéo hai chân ra sau. Dùng dao sắc và nhọn rạch thẳng một đường từ giữa bụng
đến chỗ đùi nối với thân. Bỏ ruột và bóp bỏ máu ứ ở đầu, dùng vải gạc hay giấy
bản thấm sạch hết máu.
Hai chân trước và hai chân sau vuốt duỗi thẳng ngang. Dùng nép tre đo ngang từ
đầu chân nọ đến đầu chân kia, chặt cho vừa rồi sâu nẹp. Kéo nhẹ hai chân trước,
hai chân sau cho căng và thẳng với nẹp. Cách căng bụng có hai kiểu:
Tắc kè.
- Nẹp kiểu bắt chéo dấu nhân: Một nẹp căng từ chân phải phía trước chéo sang
chân trái phái sau, một nẹp căng từ chân trái phía trước chéo sang chân phải phía
sau.
- Nẹp kiểu song song: Bụng chia làm hai phần. Phần trên ngực căng một nẹp rộng
bản, hình chữ nhật, đặt gần dưới hai chân trước. Phần dưới bụng căng một nẹp
rộng bản, hình hơi bán nguyệt vì bụng thót dần, nẹp đặt gần trên hai chân sau.
Dùng một nẹp dài, nhỏ và cứng hơn xuyên luồn dưới các nẹp dọc theo xương sống,
suốt từ đầu đến hết đuôi. Lấy giấy bản cuộn chặt, bó cho thẳng với nẹp dọc xương
sống để khi sấy khô đuôi khỏi bị cong. Các nẹp phải bằng tre cật già đã ngâm và
sấy để tránh mối mọt. Căng xong, hơ than củi hay sấy toàn thân từ từ đến khô. Khi
toàn thân đã khô thì chúc đầu xuống, đuôi chổng lên để chỉ sấy riêng đầu. Khi nào
mắt khô, tay bóp thấy cứng là được.
Cách bảoquản
Tắc kè dễ bị hư hỏng do sâu mọt đục khoét. Chuột cũng rất thích ăn tắc kè, nhất là
đuôi. Bởi vậy, tắckè sấy xong phải cho vào hòm kín. Trong hòm có thể để lẫn long
não và tế tân. Nếu có điều kiện thì cho thêm chất hút ẩm như Silicagel, gạo rang
vàng.
Về mùa xuân và mùa hạ, cứ 20 ngày sấy lại một lần. Sấy bằng than củi hoặc trong
tủ sấy ở nhiệt độ 60 – 70°C. Sấy toàn thân, đặc biệt phải sấy kỹ vùng đầu. Khi sấy
cần chú ý, đuôi phải chổng lên vì đuôi là bộ phận chủ yếu lại chứa nhiều chất béo.
Nhiệt độ quá cao có thể làm chất béo chảy ra. Về mùa thu và mùa đông, cứ sau 15
ngày lại sấy một lần. Mỗi lần sấy xong cần vuốt lại và sửa nẹp ngay ngắn.
Điều cần lưu ý là, không nên sấy tắckè bằng diêm sinh vì có thể làm biến chất,
màu sắc bóng bị bạc và thân bị mốc. Nếu có ít và cần chếbiến dùng ngay làm
thuốc bồi dưỡng thì có thể chế đơn giản như sau:
Một hay hai con tắckè to còn cả đuôi, chặt bỏ bốn bàn chân và bỏ đầu từ hai u mắt
trở lên, lột da, mổ bụng, bỏ ruột và rửa sạch. Sau khi làm xong, chặt từng miếng,
nấu với gạo thành cháo với một chút gừng tươi. Hoặc có thể chế rượu thuốc để
chữa đau nhức xương khớp bằng cách: dùng 3 – 4 con tắckè đã chếbiến khô, chặt
bỏ 4 bàn chân và bỏ từ hai u mắt đến miệng rồi cắt thành miếng nhỏ, tẩm nước
gừng và sao vàng. Sau đó, đem giã nhỏ hay để cả miếng, ngâm với 1.000ml rượu
trắng cùng một chút với vỏ quýt khô (trần bì) trong 10 ngày là dùng được, mỗi
ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 20ml.
. tắc kè theo phương pháp bán dã sinh. Tuy nhiên, muốn đảm bảo chất lượng dược liệu cần phải biết cách chế biến và bảo quản. Cách chế biến Tắc kè còn sống, dùng vồ hay búa sắt nhỏ đập nhẹ vào. Cách chế biến và bảo quản tắc kè - Trong y học cổ truyền, tắc kè là một trong những vị thuốc quý. Trước đây chỉ có tắc kè hoang dã sống trong tự nhiên. Nhưng. được. Cách bảo quản Tắc kè dễ bị hư hỏng do sâu mọt đục khoét. Chuột cũng rất thích ăn tắc kè, nhất là đuôi. Bởi vậy, tắc kè sấy xong phải cho vào hòm kín. Trong hòm có thể để lẫn long não và