1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nhà quê trong hẻm phố pdf

10 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhà quê trong hẻm phố Vì muốn gần nơi làm việc, vợ chồng chị xây nhà trong một hẻm cụt ở quận 3 (TP.HCM). Và cũng vì vốn quen sống trong không gian có nhiều nắng gió, anh chị phải hy sinh một phần chiều dài để nhà có giếng trời và có lối thông hành địa dịch phía sau. Chị rất thích từ “giếng trời”. Nó gợi một lối đi lên trời ở chốn trần gian đất hẹp người đông này. Tuy tuổi đã ngoài năm mươi, chị vẫn hay “bắt gặp” mình ngước lên, đón gió và nắng từ trên lùa xuống giếng trời, như thể cố mong chờ một điều kỳ diệu nào đó xảy ra. Chiều dài hẻm là mười một căn kiểu nhà phố ngang 4m, dài 23m. Ai đó có thể chỉ trích anh chị khá xa xỉ khi đã xây nhà và cổng lùi vào trong làm mất diện tích ở nơi mà mỗi mét đất được tính bằng vàng này, nhưng anh chị thật sự cần một không gian riêng cho ngôi nhà mình. Cũng như anh chị đã thường lùi mình trước những xô bồ va chạm để có một chút yên tĩnh cho lối sống riêng. Những song sắt đơn giản gợi nhớ các cổng rào bằng tre ở thôn quê. Dây cát đằng trồng âm vào tường, vươn những chiếc lá xanh non và những bông hoa tim tím che mát sân một khoảng. Chị nuôi sen và súng, thả cả lục bình trong chậu. Để rồi chỉ cần bước chân tới cổng nhà, nhìn mấy chú cá bảy màu tung tăng trong đó, chị như được trở lại một vùng trời nước mênh mông bên con rạch Cái Khế từng gắn bó với tuổi thơ của mình… Nối với không gian “sân vườn” bên ngoài ấy, là một nửa diện tích tầng trệt trong nhà được bày một bộ bàn ghế đá và vài chậu hoa kiểng. Trên tường có chỗ treo áo mưa, nón lá… Có cả những góc để lưu lại những vật dụng cũ cùng với sách, tạp chí, truyện tranh và những món đồ chơi của các con mà chị lưu giữ, vừa làm kỷ niệm vừa để giải khuây cho những vị khách tí hon vì bất đắc dĩ phải theo người lớn đến thăm nhà anh chị. Tuy bị gò bó bởi hai mặt hông, nhà chị vẫn cố mở những khung cửa sổ để có nắng và gió. Nhiều lối đi nội bộ lưu thông qua các phòng để tạo không gian mở cho các cánh cửa, kể cả cửa sổ, vì chị tránh dùng máy điều hòa nhiệt độ. Chị nhớ ngôi nhà đầu tiên của ba má, tuy đơn sơ, mái và vách lá bằng là dừa nước nhưng thoáng đãng và đủ rộng cho một gia đình đông người, lại có chỗ cho cả bà con dưới quê lên ở đi học hoặc đi làm. Những không gian hiếu khách đó, theo chị, như là một đạo lý ngàn đời cho một gia đình. Vì vậy, trong ngôi nhà phố này, chị cũng cố noi theo. Không đủ để trải dài các phòng trên một bề mặt rộng, chị chọn kiểu cắt lệch tầng để ít nhất là phòng ăn – nơi gia đình tụ tập mỗi ngày – có thể thông với phòng khách và phòng ngủ chỉ bằng 9 bậc thang. Chị đặc biệt yêu thích gian phòng khách biệt lập trên tầng lửng có góc bàn làm việc nhỏ và bộ bàn ghế gỗ, lại có hẳn cả tủ ly và nơi rửa ly tách. Tại phòng khách, chủ nhà có thể vừa trò chuyện với khách vừa nấu nước pha trà hay làm bất cứ thức uống nhẹ nào trên chiếc bàn con gần đó. Phòng ăn có hai chiếc ghế dài thay bộ ván gỗ để có thể bày trái cây từ vườn mang về, cho ai đó ngồi lặt rau, chẻ củ và nếu khi nhà đông người ăn cơm, chiếc bàn tám chỗ không đủ thì khách trẻ có thể ngồi dài theo các băng ghế để cùng tham gia không khí họp mặt. Nhà có tám phòng tiêng, tất cả được đặt tên bằng những dấu hiệu trang trí dán bên ngoài cánh cửa, cũng là cách lưu trữ những kỷ niệm. Một chiếc lồng đèn nhỏ của con gái út, sau mùa Trung thu, được treo trước cửa phòng con và phòng ấy có tên “phòng lồng đèn”. Chiếc nơ đỏ rực rỡ gỡ ra từ một giỏ quà (của trường tặng chồng chị nhân Ngày Nhà giáo) gắn trên phòng ngủ của anh chị và người trong nhà gọi nó là “phòng nơ đỏ”. Cứ thế, có phòng hoa hồng, phòng hoa tulip, phòng ông già noel, phòng chú hề… Có một thứ hiện diện rất nhiều: đó là sách, người bạn đường thân thiết của từng thành viên trong gia đình. Trong nhà không trang bị nhiều phương tiện hiện đại như dàn máy karaoke, máy điều hòa không khí, ti vi màn ảnh rộng và phẳng…, anh chị sở hữu một kho tư liệu tham khảo rất lớn từ các quyển sách về văn học của chị, về tin học của anh, về kiến trúc của con gái lớn cùng bao nhiêu là luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học của cả một đời nhà giáo. Sân thượng có thể trồng cây, rau bổ sung nguồn thực phẩm cho gia đình Nhà có sân thượng để có thể trồng rau, mướp, bầu, đậu bắp và cả một hồ cá nhỏ để bổ sung nguồn thực phẩm cho gia đình. Cái sân thượng ấy không những đủ năng để vận hành máy cung cấp nước nóng cho cả nhà, mà cũng là nơi phơi phóng chăn màn, thực phẩm. Chị cất công phơi nào vỏ bắp, vỏ bưởi, vỏ cam, thậm chị vỏ chôm chôm, măng cụt, vỏ chuối… để làm chất đốt những khi cần hầm xương, hoặc nấu chè nấu cháo. Làn khói đưa mùi vỏ trái cây tỏa một mùi thơm cay nhè nhẹ khắp nhà, vừa xua đi muỗi mòng vừa làm gian nhà phố của chị mang hơi hướm một ngôi nhà dưới quê, nơi mà hồi đó má chị phơi tất cả những thứ có thể phơi được như lá tre, xác mía, vỏ trái mù u để nấu nướng. Chỉ khác là ở nhà phố, tro thanh từ bếp lò được trữ trong một hũ nhỏ long lánh nước trong để rửa chén, rửa cá cho khỏi tanh và để cung cấp nguồn phân bón cho mấy luống rau trên sân thượng. Khắp các ban công là những chậu trồng rau thơm, rau quế, ớt, hành, quất dành để thêm thắt cho những tô mì sáng. Thậm chí anh còn dâm mấy nhánh sả, rau tần dày lá, nha đam, gừng, để phòng khi trái gió trở trời trong nhà có ai cần giải bệnh thì dùng theo cách trị liệu dân gian. Không biết có quá cường điệu hay không, mà chị yêu thích ngôi nhà mang nhiều dáng dấp miền quê nằm trong con hẻm nhỏ của quận trung tâm thành phố, yêu nhất trần đời! . Nhà quê trong hẻm phố Vì muốn gần nơi làm việc, vợ chồng chị xây nhà trong một hẻm cụt ở quận 3 (TP.HCM). Và cũng vì vốn quen sống trong không gian có nhiều nắng. trời trong nhà có ai cần giải bệnh thì dùng theo cách trị liệu dân gian. Không biết có quá cường điệu hay không, mà chị yêu thích ngôi nhà mang nhiều dáng dấp miền quê nằm trong con hẻm nhỏ. mùi vỏ trái cây tỏa một mùi thơm cay nhè nhẹ khắp nhà, vừa xua đi muỗi mòng vừa làm gian nhà phố của chị mang hơi hướm một ngôi nhà dưới quê, nơi mà hồi đó má chị phơi tất cả những thứ có

Ngày đăng: 25/03/2014, 09:21

Xem thêm: Nhà quê trong hẻm phố pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w