1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Một “de-xi-met” sáng tạo và nửa “xen-ti-mét” chuyên nghiệp pptx

4 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 94,3 KB

Nội dung

Một “de-xi-met” sáng tạo nửa “xen-ti-mét” chuyên nghiệp Những chuyện góp nhặt ngoài phố của những doanh nghiệp nước ngoài không cần bỏ nhiều tiền ra làm tiếp thị nhưng đã chinh phục được khách hàng bằng sức sáng tạo của mình RobinhoodAsia là một website cung cấp một số giải pháp dành cho doanh nghiệp châu Á của một công ty New Zealand. Họ đến Việt Nam bằng cách… “ăn theo” Diễn đàn châu Á về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bởi “ăn theo”, nên họ chẳng có gì trong tay. Không quan hệ báo chí, không am hiểu thị trường, không văn phòng đại diện… Vậy mà, họ đã hết sức thành công trong việc tiếp thị cho sản phẩm của mình trong đợt quảng bá đầu tiên tại thị trường mới toanh này. Không có gì phức tạp, họ gởi cho tất cả những nhà báo tham dự hội nghị, vốn đã được “gom góp” bởi một bộ sậu tổ chức chuyên nghiệp của tập đoàn PR hàng đầu thế giới O&M. Mỗi nhà báo đều được gởi tặng một… máy bộ đàm. Mọi người ngỡ ngàng vì… không biết chuyện gì xảy ra. Cầm lên mới hay, đó là cái thư mời cho lễ ra mắt website của họ, được tổ chức gọn nhẹ tại một quán bar sang trọng trong đúng 30 phút. Cái bộ đàm, đúng ra chỉ là một món đồ chơi trẻ con, được đính lên mặt của nó thông tin về lễ ra mắt, tự dưng lại gây ra cảm giác tò mò cho mọi người. Một cái thiệp mời rất rẻ về trị giá đầu tư (đồ chơi này bán ngoài chợ chắc không đến 20 ngàn đồng) nhưng lại chứa trong lòng cả… ký lô chất xám. Bà chủ của website này là người phụ nữ vừa được vinh danh “marketer of the year” (tạm dịch là nhà tiếp thị tốt nhất của năm) tại xứ New Zealand – vốn là nơi sản sinh ra nhiều marketer “thứ dữ”. Một câu chuyện khác về tính sáng tạo đang gây thích thú cho nhiều người là việc xuất hiện của cửa hiệu đồng giá 25.000 đồng chỉ chuyên bán hàng xuất xứ Nhật Bản trên đường Nguyễn Văn Trỗi. 25.000 đồng, tất nhiên là không có những thứ sang trọng hay hiện đại. Nhưng có vào mới thấy, đây chính là một “bảo tàng” sáng tạo của những con người xứ Phù Tang. Hãy xem tấm ảnh phía trên, đó là một cái máng áo. Tưởng như người ta không thể sáng tạo gì thêm với một thứ vật dụng trong gia đình đã tồn tại suốt cả trăm năm, thì người Nhật cũng đã biến nó thành một dụng cụ có thể treo cà vạt dây nịt dành riêng cho quý ông. 25.000 đồng, nhưng trong đó trị giá của chất xám sức sáng tạo phải được tính là 23.000 đồng, còn lại giá trị thực của cái máng áo này chắc chỉ chừng 2.000 đồng. Sáng tạo là gì nếu không phải là những điều giản đơn trong cuộc sống hàng ngày mà hiếm người chịu khó nhận ra. Còn nhớ một câu chuyện về sự lớn mạnh của thương hiệu “Cô gái Hà Lan” tại Việt Nam. Lúc đó, người phụ trách sáng tạomột cô gái trẻ tóc vàng. Một người bạn cùng thời với cô miêu tả: “con nhà giàu, rất xinh. Thế mà qua tới Việt Nam là xách xe máy chạy suốt ngày ngoài đường, đi gặp từng khách hàng, tìm kiếm từng ý tưởng nhỏ nhất. Có thể rất nhiều người còn nhớ cái game show Trò chơi liên tỉnh rất đặc biệt, nơi mà Cô gái Hà Lan chính thức ghi dấu trong lòng người tiêu dùng. Đó chính là kết quả của những chuỗi ngày làm việc sáng tạo một cách chuyên nghiệp của bộ máy này”. Cô bạn sáng tạo này đã rời Việt Nam để nhận một thị trường khác, nhưng vẫn giữ nguyên ấn tượng về sức làm việc độ chuyên nghiệp đến từng phút một của cô. Kenvin, giám đốc sáng tạo một thương hiệu hàng đầu của Malaysia nói với SGTT giữa hội nghị toàn cầu về thương hiệu tại Singapore một ý rất hay: “Nhiều người cứ nghĩ sáng tạo chiến thắng trong sáng tạo là những công việc vĩ đại. Thực chất, những người làm công việc sáng tạo chỉ hơn nhau một “de-xi- met” sáng tạo nửa “xen-ti-mét” chuyên nghiệp. Nhưng phải đủ sức tìm ra cái điểm hơn nhỏ bé ấy!”. . sáng tạo và chiến thắng trong sáng tạo là những công việc vĩ đại. Thực chất, những người làm công việc sáng tạo chỉ hơn nhau một “de-xi- met” sáng tạo và nửa “xen-ti-mét” chuyên nghiệp. Nhưng. làm việc và sáng tạo một cách chuyên nghiệp của bộ máy này”. Cô bạn sáng tạo này đã rời Việt Nam để nhận một thị trường khác, nhưng vẫn giữ nguyên ấn tượng về sức làm việc và độ chuyên nghiệp. Một “de-xi-met” sáng tạo và nửa “xen-ti-mét” chuyên nghiệp Những chuyện góp nhặt ngoài phố của những doanh nghiệp nước ngoài không cần bỏ nhiều tiền

Ngày đăng: 25/03/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w