Trường phái hậu ấn
tượng
Hậu ấntượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc
thời kỳ sau trường pháiấn tượng. Trường pháiấntượng là
một bước ngoặt trong hội họa, rũ bỏ những quan niệm từng
tồn tại rất nhiều năm ở châu Âu. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ
sĩ độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theo các hướng khác nhau.
Mặc dù họ không có phong cách sáng tác giống nhau, nhưng
được gọi chung là hậuấn tượng. Thuật ngữ này do nhà phê
bình người Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như Paul
Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh. Nghiên cứu về
các họa sĩ này cũng cho thấy sự phát triển của nghệ thuật
Pháp thời gian cuối thế kỷ 20.
Các nghệ sĩ hậuấntượng từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa
ấn tượng và từng người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có
thái độ biểu hiện chủ nghĩa trong hình họa, màu sắc và cách
giải quyết đề tài. Đó thực sự làm nên một nghệ thuật mới với
những tuyên ngôn thẩm mĩ khác, không giống với nghệ thuật
và kĩ thuật của xu hướng ấntượng mà họ cùng tham gia trước
đó. Ba họa sĩ Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van
Gogh với ba phong cách hiện thực đã làm phong phú và đa
dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng vang dội và đầy hấp dẫn
của của nghệ thuật. Họ báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở
thế kỷ 20.
3. Trườngphái dã thú
Tranh của Maurice de Vlaminck
Để chống chọi với trường pháiẤn tượng, quá chú trọng đến
ánh sáng mà quên đường nét của cảnh vật, nên trườngphái
Dã thú ra đời.
Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại
trường pháiẤn tượng, chống lại sự mất mát không gian do
dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo
quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính
trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trườngphái Dã thú là màu sắc,
chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc
độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao
chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là
cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không
phải là sự tình cờ đẹp mắt.
Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới
thiệu những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công
chúng xem tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là
một loạt tiêu chí hội họa cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng
tranh được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã
thú “, và cái tên Dã thú đã bước vào lịch sử hội hoạ Thế giới.
Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi vì những màu
sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình.
Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực
thịnh năm 1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và
chấm dứt hoạt động trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để
chuyển sang những phong cách rất khác nhau. Những thành
viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van
Doghen, Marquet, Dufy….
Hầu hết thành viên của trườngphái Dã thú là người Pháp và
trẻ tuổi. So với khuynh hướng Ấn tượng, sự xuất hiện của hội
họa Dã thú mang tính chất đảo lộn, phủ định hơn rất nhiều.
Tất cả đều cùng ý chí ” Nổi loạn màu sắc”, Vlaminck và
Derain tuyên bố sẽ ” Đốt trụi trường Mỹ thuật bằng các sắc
xanh Cobalt và đỏ son”.
Để thực hiện tham vọng sáng tạo một nền hội họa mới, các
họa sĩ Dã thú chủ trương phất cao lá cờ tự do, không lệ thuộc
vào đề tài, vào thiên nhiên và sử dụng màu sắc một cách
mạnh mẽ nhất, dùng màu nguyên chất tạo sự tương phản
mạnh và vứt bỏ khối vờn, bỏ diễn tả sáng tối. Theo họ như
vậy tranh mới phát huy được hết các cường độ và âm hưởng
của màu, mới tương ứng với tình cảm mạnh mẽ của lớp thanh
niên đầu thế kỷ. Nhãn thức Dã thú đã đưa hội họa đến một
không gian chói chang. Họ sử dụng bút pháp phóng đại
cường điệu. Con người và sự vật trong tranh được vẽ bởi
những nét rất dứt khoát và đậm. Với họ, bức tranh phải thể
hiện cá tính mạnh mẽ, biểu hiện những tư tưởng tình cảm và
rung động chủ quan của tác giả.
. Trường phái hậu ấn tượng Hậu ấn tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳ sau trường phái ấn tượng. Trường phái ấn tượng là một bước ngoặt. Trường phái dã thú Tranh của Maurice de Vlaminck Để chống chọi với trường phái Ấn tượng, quá chú trọng đến ánh sáng mà quên đường nét của cảnh vật, nên trường phái Dã thú ra đời. Trường. phát triển của nghệ thuật Pháp thời gian cuối thế kỷ 20. Các nghệ sĩ hậu ấn tượng từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng và từng người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có thái độ biểu