Cá vàng Ranchu: Loài cá đến từ Nhật Bản Cá vàng ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là dòng cá phát triển từ dòng lan thọ.. Trong các sách về cá vàng xuất bản ở Mỹ khoảng thời gian từ g
Trang 1Cá vàng Ranchu: Loài cá đến từ
Nhật Bản
Cá vàng ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là dòng cá phát triển từ dòng lan thọ
Từ cá lan thọ, các nhà lai tạo Nhật Bản đã lai tạo ra cá ranchu như chúng ta thấy ngày nay Trong các sách về cá vàng xuất bản ở Mỹ khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối thế kỷ 20, lan thọ và ranchu được xem như là một dòng cá Trên thực tế, ranchu là một dòng cá vàng hoàn toàn khác biệt với lan thọ
Tác giả Peter J Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA)
Cá vàng ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, và là dòng cá phát triển từ dòng lan thọ Từ
cá lan thọ, các nhà lai tạo Nhật Bản đã lai tạo ra cá ranchu như chúng ta thấy ngày nay Trong các sách về cá vàng xuất bản ở Mỹ khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối thế kỷ
20, lan thọ và ranchu được xem như là một dòng cá Trên thực tế, ranchu là một dòng cá vàng hoàn toàn khác biệt với lan thọ
Giống như lan thọ, cá vàng ranchu cũng không có vây lưng và có bướu trên đầu Ranchu khác với lan thọ ở chỗ bướu trên đầu phát triển vừa phải và phần lưng ở gốc đuôi cong hơn Hơn nữa, thân hình cá ranchu không thẳng mà tròn trịa hơn so với lan thọ Sau cùng, bướu ở ranchu tuy không to bằng lan thọ nhưng lại được người Nhật phát triển theo một tiêu chuẩn nhất định, khiến đầu ranchu có hình dạng rất đặc trưng
Ở Nhật Bản, có nhiều nhóm phát triển và lai tạo cá ranchu nhưng thành viên rất chọn lọc
và chỉ được gia nhập thông qua hình thức giới thiệu Tất cả mọi thành viên sẽ bầu chọn thành viên mới và chỉ cần một phiếu chống trong vài trăm thành viên cũng đủ ngăn cản thành viên mới nhập hội Cá ranchu được xem là đỉnh cao của nghệ thuật nuôi dưỡng cá vàng ở Nhật Bản Ranchu được xem là dòng cá quý, vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ
Dưới đây là hướng dẫn phân loại của GFSA đối với cá vàng ranchu
Trang 2Mô tả: cá ranchu có thân ngắn, tròn và không có vây lưng Độ rộng thân từ 5/8 đến 3/4 chiều dài thân Sống lưng hơi cong và đột ngột quặp xuống ở gốc đuôi Khi quan sát từ bên trên, sống lưng và gốc đuôi phải thật to và gốc đuôi không nên quá dài Nếu đuôi là dạng đuôi kép thì các phần đuôi phải tách biệt trên 25%, bằng không phải hoàn toàn dính liền Chiều dài đuôi bằng 1/4 đến 3/8 chiều dài thân, các thùy đuôi phải tròn và hơi nhô Vây ngực và vây bụng nên ngắn và tròn tương ứng với đuôi Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng Điểm đặc trưng của dòng cá này đó
là các bướu nhỏ nổi lên một cách đều đặn trên đầu, mặt và nắp mang, và độ cong tại điểm nối giữa gốc đuôi và đuôi Có hai loại vảy là ánh kim và bán kim Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng, đen, xanh dương, đồng thau và trắng Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc và vải hoa (có hay không có các đốm)
Như mô tả ở trên, bướu trên đầu ranchu là một trong những đặc điểm chính và có thể chia thành ba vùng: đỉnh đầu, mặt và nắp mang Bướu trên cả ba vùng phải phát triển đều và cân xứng Người Nhật đánh giá cá vàng ranchu bằng cách quan sát từ trên xuống Khi nhìn xuống, đầu cá phải càng vuông vức càng tốt
Hình chụp một con ranchu mái của John Parker với phần đầu vuông vức một cách lý tưởng [1] Lưu ý rằng không chỉ đầu cá vuông vức mà bướu ở các phần khác như đỉnh đầu, mặt và nắp mang cũng rất phát triển nhưng không to quá mức
Trang 3Ngoài đầu bướu, ranchu còn có phần lưng độc đáo Lưng cá ranchu hơi cong ở phần trước gốc đuôi rồi đột ngột cụp vào ở gốc đuôi Gốc đuôi rất to để hỗ trợ lưng và đuôi Gốc đuôi rất to là đặc điểm độc đáo của ranchu và có thể được áp dụng để phân biệt với lan thọ Hình dưới đây mô tả một con ranchu có gốc đuôi cực to khi nhìn từ bên trên
Trang 4Vây hậu môn có hai thùy và đuôi nên nhô ra Độ nhô từ 25% đến 75% chiều dài đuôi nhưng miễn sao phải vừa mắt chớ không nên cố tuân theo một con số cụ thể Độ nhô ở đuôi quyết định khả năng bơi của cá Nếu độ nhô dưới 25%, đuôi cá sẽ rủ xuống và cá sẽ bơi lúc lắc sang hai bên Nếu độ nhô trên 75%, đuôi sẽ xòe quá rộng khiến cá bị trĩu xuống khi bơi Đuôi phân tách trên 50% sẽ khiến cá bơi tốt nhất John Parker quan sát thấy nếu chóp đuôi nhô ra khỏi đường cong của lưng, cá vẫn bơi lội không thăng bằng Lưu ý rằng các thùy vây ở cá ranchu tròn hơn so với lan thọ Thân cá nên tròn trịa và không thuôn dài Thân dài được xem là kém chất lượng hay cá bị lai với lan thọ
Cá ranchu có đủ loại màu sắc ở cá vàng mặc dù màu vải hoa rất hiếm, có một dòng
ranchu màu vải hoa gọi là edonishiki Trên thực tế, hầu hết cá ranchu màu đỏ, đỏ-trắng và đen Ranchu có thể lớn đến 20-25 cm mặc dù kích thước cá trưởng thành 12-15 cm là phổ biến
Trang 5Một con ranchu vải hoa – sách Cá vàng, tác giả Paul Paradise; lưu ý rằng các vảy có viền đen
Ranchu có kích thước lớn nên bộ lọc cần phải đủ tốt để duy trì môi trường hồ nuôi Hơn nữa, chúng cần nhiều dưỡng khí bởi vì bướu phát triển mạnh trên mặt Ở Nhật Bản, cá ranchu được nuôi trong các ao nước thấp (sâu từ 10 đến 25 cm) Ranchu rất mạnh khỏe
và có thể được nuôi ngoài trời vào các tháng mùa hè, chúng nên được đem vào nhà khi mùa đông đến
Tương tự như lan thọ, ranchu cần được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng để bướu phát triển đều và cả thức ăn tươi sống Loại thức ăn chứa 40-50% chất đạm và chìm rất thích hợp với chúng và phòng ngừa bệnh bong bóng bơi
Việc đánh giá cá ranchu dựa trên sự phát triển toàn diện, độ vuông vức của bướu, độ cong và độ dầy của gốc đuôi, góc kết nối giữa đuôi và thân Hiệp hội cá vàng Mỹ khuyến khích đánh giá cá cả bằng quan sát mặt bên lẫn quan sát từ mặt lưng Phần lưng của cá trông rất hấp dẫn như ở hình dưới
Trang 6Ranchu và lan thọ thường được xếp chung vào một thể loại trong hầu hết các cuộc triển lãm và thường được ưu ái hơn lan thọ, một phần là vì cá lan thọ chất lượng hiếm hơn so với ranchu
Gần đây, cá ranchu được lai với lan thọ để tạo ra dòng cá có lưng cong giống như ranchu nhưng bướu trên đầu lại to như lan thọ Những con cá này chưa được xem là một dòng cá vàng nhưng đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng ở Mỹ Chúng được gọi là lionchu (hay
“lan-chu” cũng được) và trở nên phổ biến tại các cuộc triển lãm nội địa
Ranchu được coi là một trong những dòng cá chính bên cạnh oranda và lưu kim nhật Với
bề ngoài bắt mắt, dễ nuôi, mạnh khỏe và chiếm ưu thế trong các cuộc triển lãm, cá ranchu ngày càng trở nên phổ biến trong giới nuôi cá vàng