Cách chămsóc cá LaHáncon
Cá lahán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ
thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cálahán mình có vẻ đẹp như
mong muốn.
1. Nhiệt độ của nước
Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá bột nên duy trì
nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.
2. Độ pH
Độ pH trung hòa là từ 6 - 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay
nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường
xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ
pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH
trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.
3. Thay nước hồ
Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cála hán, vì khó duy trì được nước
trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một
chút nước "cũ" trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống
bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.
4. Bể cálahán
Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt
ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng
12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng
giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã
sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 0C. Để
tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là
34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h. Mỗi giờ nước trong
bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu
trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô,
lớp hỗn hợp vòng gốm.
5. Thức ăn
Thức ăn chính cho cá laháncon là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm
nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả
năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cácon ăn thức ăn sống chưa qua đông
lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn
đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cácon ăn xong mới mở máy lọc. Không
được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ
công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.
Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong
ngày. Đối với cálahán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên
cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.
Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chămsóc tốt) cá laháncon sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con
lớn nhất có thể dài từ 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ,
bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân
cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô
cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-
13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu
để nuôi dưỡng.
. Cách chăm sóc cá La Hán con Cá la hán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá la hán mình. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau. Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài. bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm. 5. Thức ăn Thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông