Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
117,28 KB
Nội dung
Hawaii -chốnthiên
đường
Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Haiwaii, chúng
tôi thấy trước mắt mình là một vùng đất đỏ chập chùng
những thung lũng xanh tươi. Hòn đảo này chào đón du khách
bằng mùi hoa sứ ngọt ngào thoang thoảng và nụ cười tươi rói
của những người dân bản xứ.
Trên đường đến khách sạn ở trung tâm thành phố Waikiki,
không khí vui tươi, náo nhiệt làm chúng tôi dần quên mất là
mình đang ở trên một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương
mênh mông.
Chia sẻ hơi thở của sự sống
Vịnh Hanauma
Nơi chúng tôi đến là một quần thể hơn 130 hòn đảo, trải dài
2.450km giữa Thái Bình Dương. Dù Hawaii là tên gọi chính
thức, nhưng người dân địa phương lại thích gọi quê hương
mình là bang Aloha. Các biển số xe ôtô tại Hawaii cũng được
dập nổi chữ bang Aloha, chứ không phải bang Hawaii.
Từ Aloha tại Hawaii được sử dụng với các ý nghĩa là xin
chào, cảm ơn, tạm biệt, nhưng trong ngữ cảnh nào cũng
mang hàm ý “Hãy chia sẻ với nhau hơi thở của sự sống” và
“Tôi yêu bạn”. Tinh thần Aloha nồng nhiệt, thân thiện và
phóng khoáng là một nét đặc trưng khi nói đến tính cách của
người dân Hawaii.
Buổi sáng đầu tiên chúng tôi đi thăm Hanauma Bay - một
vịnh biển, cũng là miệng của một núi lửa đã tắt. Bãi biển
Hanauma dài chừng hơn ngàn mét, hình vòng cung. Trên bãi
trồng khá nhiều dừa. Nước biển trong đến mức thấy được lờ
mờ những rặng san hô phía dưới. Cả vùng biển được bao bọc
bởi một dãy núi đá xanh ngắt. Có lẽ nhờ vậy mà nơi đây hấp
dẫn các loại cá và Hanauma đã nổi tiếng là nơi tập trung
nhiều đàn cá đẹp.
Sau khi ngắm thỏa thích những đàn cá đủ màu sắc bơi lội
tung tăng, cùng đoàn du khách tứ phương, chúng tôi lên xe đi
qua một đoạn đường quanh co rất ngoạn mục: một bên là
sườn núi, một bên là biển sóng vỗ rì rào để đến với Halona
Blow Hole (Lỗ thổi Halona), nơi được tạo thành do núi lửa.
Lỗ thổi Halona
Xưa kia, dung nham phun trào lan ra tới tận bờ biển rồi theo
thời gian bị phong hóa và xói mòn thành lỗ. Bên dưới có một
lỗ trong đá ăn luồn xuống tới biển. Mỗi khi sóng lớn, nước đi
luồn trong đá và phun lên từ lỗ này thật ngoạn mục.
Trên đường về, đi ngang một dải núi, chúng tôi dừng lại để
ghé thăm Pali Lookout (Điểm ngắm cảnh Pali). Từ xa lộ, xe
tiến vào một con đường nhỏ tuyệt đẹp, hai bên cây cối xanh
tươi sà xuống cả mặt đường. Đứng trên sườn núi có thể nhìn
xuống thành phố Kaneohe ở phía dưới rất thơ mộng. Xa xa,
biển và núi liền nhau ở tận cuối chân trời.
Thành phố Kaneohe trong mưa
Buổi tối, cả đoàn ăn tối và thưởng thức biểu diễn văn
nghệ truyền thống ở một trung tâm vui chơi với sự tham gia
của bảy làng văn hóa nhằm tái hiện đời sống của thổ dân các
vùng đảo Thái Bình Dương và Hawaii. Dân Hawaii bao gồm
người bản xứ và những sắc tộc có nguồn gốc từ các đảo ở
vùng Nam Thái Bình Dương, vì thế bang này có nền văn hóa
pha trộn về ngôn ngữ, ca múa nhạc, ẩm thực. Các nghệ nhân
biểu diễn những hoạt cảnh rất giống nông thôn Việt Nam như
leo dừa, hái dừa, chèo xuồng
Những trái bầu, trái bí, khúc gỗ, lóng tre được chế biến thành
nhạc cụ tạo ra âm thanh rất vui tai. Du khách vừa xem
chương trình ca múa nhạc dân tộc, vừa dùng bữa tại chỗ. Sân
khấu được dàn dựng bán lộ thiên. Cảnh rừng núi, hang đá,
lều chõng của các bộ lạc hoang dã được làm y như thật. Xem
màn trình diễn của 150 vũ công, ai cũng tưởng như mình
đang lạc trong một bộ lạc xa xưa nào đó.
Các vũ công ăn mặc theo phong tục cổ truyền của Hawaii:
con gái mặc váy kết bằng cỏ, con trai đóng khố. Chỉ có điều
là những vũ công thực hiện các show này chưa hẳn là người
Hawaii vì nghe nói phần lớn trong số họ đến từ nơi khác rồi
học nhảy múa cho giống với người Hawaii!
Biểu diễn ca múa nhạc truyền thống
Thổ dân Hawaii thật sự không còn nhiều và cũng có ý kiến
cho rằng hầu hết dân Hawaii chính hiệu không còn thon thả
để có thể lên sân khấu biểu diễn. Thổ dân Hawaii ngày xưa
ăn chỉ toàn cá, rau, củ, nhưng nay họ ăn đủ cả thịt, bơ, sữa,
nhưng do ít vận động nên mới qua tuổi 17, 18 thì ai nấy bắt
đầu… phát phì!
Trước bữa ăn, chúng tôi còn được chứng kiến cách chế biến
món thịt heo kalua - một đặc sản của Hawaii. Trước tiên,
người ta đào một hầm sâu khoảng vài mét dưới lòng đất, đặt
các cục đá được nung thật nóng vào hầm, phía trên phủ nhiều
lớp lá chuối dày. Sau đó, cả một con heo đã ướp muối được
đưa vào, phủ lên bằng lá chuối và thêm cả bao bố dày để giữ
nhiệt.
Quá trình nấu đó kéo dài cả ngày, khi đến bữa ăn thì bốn
chàng thanh niên vạm vỡ phải làm nghi thức đào đất để mang
cả con heo lên. Thường thì người Hawaii đợi cho đến lúc thịt
heo mềm rục như thịt kho tàu mới dỡ ra để thưởng thức.
Ngoạn mục rừng xanh và núi lửa
Cảnh đẹp trên đường đi
Để đến với Volcano House, chúng tôi lại lên xe đi theo một
con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là
biển, chỉ đủ chỗ cho hai xe tránh nhau. Vách núi toàn đá đen
cùng những cây xương rồng lá to, hoa vàng, thỉnh thoảng có
thêm những đóa hoa giống như hoa mào gà màu đỏ rực.
Xe qua một vườn cà phê rộng lớn bên bờ biển. Hai bên
đường có nhiều cây bơ trĩu quả xanh bóng, những cây đu đủ
sai trái, những cụm mía um tùm và rất nhiều cây sứ nở hoa
trắng, vàng, đỏ, tỏa hương thơm dìu dịu. Khoảng một giờ
sau, chúng tôi đến một vùng rộng mênh mông toàn đá đen do
núi lửa phun ra, hầu như không có cây cối, ngoại trừ những
cây xương rồng khổng lồ mọc từng khóm, lá tròn, to hơn bàn
tay, tỏa rộng đến nửa thước. Đi lên cao hơn nữa mới đến một
vùng cỏ mềm mại, nơi những đàn bò, cừu đang thong thả
gặm cỏ.
Volcano House là trang trại của người địa phương, được xây
trong một vùng rộng lớn trên sườn núi lửa để nuôi bò và
ngựa. Tại đây có một loài thông rất lạ, lá mềm mại rủ xuống
như cây liễu, có cây lá lại xòe ra như cái tháp mà cọng lá to
và mập chứ không nhỏ li ti như những cây thông chúng ta
thường gặp.
Du khách được mời vào một căn nhà trống để cùng thưởng
thức bữa ăn theo kiểu địa phương. Trong khi khách ăn uống,
các ca sĩ phục vụ vừa đánh đàn, vừa hát dân ca. Khi bữa ăn
kết thúc, các thực khách được mời lên sân khấu để khiêu vũ,
ai chưa biết thì được dẫn dắt như làm quen với bài học đầu
tiên. Điểm tham quan thật ra không quá đặc sắc nhưng do
phong cảnh hùng vĩ, lạ mắt hai bên đường nên không du
khách nào cảm thấy tiếc công lặn lội đến tận nơi đây.
Phong cảnh hai bên đường đi thăm South Point - điểm cực
Nam của Hawaii cũng ngoạn mục không kém. Trên đường
quốc lộ 11, sau khi đi qua những vườn cây xoài, nhãn, chúng
tôi lại tới một vùng đá đen nhánh, có những hố sâu cao thấp
khác nhau do dung nham núi lửa chảy ra tự khi nào. Khi còn
cách South Point chừng gần 20 cây số thì rừng rậm hiện ra. Ở
miền này, gió thổi rất mạnh về phía Tây, vì vậy các ngọn cây
đều bị ngả dạt hẳn về một phía, trông rất lạ mắt.
Nắm được quy luật của thiên nhiên, người dân Hawaii biết
[...]...tận dụng sức gió để làm điện Con đường độc đạo dẫn đến miền Nam này nhỏ hẹp và gồ ghề nên khi gặp xe đi ngược chiều là xe chở chúng tôi phải dừng lại, đậu sát vào lề để tránh Thế rồi chúng tôi mới biết rằng điểm cực Nam của nước Mỹ không phải là chỗ tắm, mà chỉ là nơi để người ta đến ngắm cảnh và câu cá mà thôi Trước khi đến Hawaii, cứ ngỡ chốn này chỉ có biển, nắng vàng và vũ điệu hula . Hawaii - chốn thiên đường Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Haiwaii, chúng tôi thấy trước mắt. hai bên đường nên không du khách nào cảm thấy tiếc công lặn lội đến tận nơi đây. Phong cảnh hai bên đường đi thăm South Point - điểm cực Nam của Hawaii cũng ngoạn mục không kém. Trên đường. học nhảy múa cho giống với người Hawaii! Biểu diễn ca múa nhạc truyền thống Thổ dân Hawaii thật sự không còn nhiều và cũng có ý kiến cho rằng hầu hết dân Hawaii chính hiệu không còn thon