ĐINH RÚ:NGƯỜITHỔI
LINH HỒNVÀOGỖ
Không ít người coi anh là tác giả tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ
XX. Những khúc gỗ vô tri qua tay người nghệ sĩ Chăm này đã hoá thân thành
những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tinh tế, điêu luyện, mà vẫn giản dị, hoang sơ
đến lạ thường. Anh chính là điêu khắc gia Đinh Rú.
Đinh Rú đến với nghệ thuật đầy bất ngờ và có phần may mắn. Năm
1954, anh là bộ đội từ miền Nam ra Bắc tập kết. Năm 1957 có đợt di
tản quân, cấp trên phát cho mỗi chiến sĩ một tờ giấy và yêu cầu viết
báo cáo về đợt tập kết. Không giống như các chiến sĩ khác, Đinh Rú
táo bạo gửi lên chỉ huy bản báo cáo bằng một bản vẽ. Khi các đồng
đội đang lo anh phải nhận kỷ luật thì thiếu tướng Lê Quang Hoà với
con mắt tinh đời đã phát hiện ra một tài năng nghệ thuật khác
thường. Không những không bị phạt, Đinh Rú được cử đi học hội
hoạ để phát triển tài năng. Tháng 5/1958, Đinh Rú bắt đầu theo học
lớp trung cấp hội hoạ 3 năm tại trường Mỹ thuật Yết Kiêu- Hà Nội. Nhưng lại một
lần nữa, Đinh Rú khiến người ta phải bất ngờ, kết thúc khoá học anh không theo
hội họa mà chuyển sang tìm hiểu và theo đuổi ngành điêu khắc gỗ. Cuộc đời anh từ
đây gắn liền với điêu khắc.
Nhà điêu khắc Đinh Rú với hơn 40 năm làm điêu khắc, đã có 9 tác phẩm đoạt giải
quốc gia, phần lớn tác phẩm của ông đang được trưng bày tại Viện Mỹ thuật Hà
Nội.
Năm 1968, từ tác phẩm điêu khắc gỗ đầu tay của mình về cuộc kháng chiến, Đinh
Rú đã gây được ấn tượng. Năm 1969, anh bắt đầu được công chúng biết đến với
bức điêu khắc “Uống rượu cần”, tiếp đó là bức “Che chở” năm 1998. Nhưng Đinh
Rú thực sự gây được xúc động mạnh trong công chúng với tác phẩm “Gia tài của
Tác phẩm
"Gia tài của
mẹ"
M
ẹ” v
à g
ần đây nhất l
à “N
ỗi đau da cam”. Gần 4 thập kỷ say m
ê sáng tác, đ
ến nay
anh đã có 7 tác phẩm được trưng bày ở hai bảo tàng nghệ thuật lớn của Việt Nam
là Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cùng
với rất nhiều tác phẩm ở các bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.
Người thưởng thức nghệ thuật khi đứng trước các tác phẩm của Đinh Rú luôn có
cảm giác được trở về với nguồn cội. Chính sự hoang sơ, giản dị, chân thành đến
thô ráp của các tác phẩm đã mang lại cho người xem cảm giác ấy. Điêu khắc của
Đinh Rú chất chứa trong đó khát vọng mãnh liệt được quay về với bản năng, quay
về với cội nguồn của dân tộc. Sinh ra tại Ninh Thuận, là một người Chăm chính
gốc nhưng lại sinh sống, làm việc một thời gian dài ở Tây Nguyên, trong con
người anh đã rần rật chảy cả dòng máu Chăm và Tây Nguyên. Đinh Rú khéo léo
hoà hợp được hai dòng máu - hai dòng văn hoá ấy trong các tác phẩm của mình.
Những “Che chở”, “Gia tài của Mẹ”, “Nỗi đau da cam” còn là sự đột phá táo bạo
về nghệ thuật, là sự cách tân mạnh mẽ về hình khối và chi tiết. Tác phẩm điêu khắc
của Đinh Rú gây ấn tượng bởi những hình khối mang tính biểu tượng cao, ít chi
tiết rườm và những đường cong như vẫn thấy.
Với Đinh Rú, tiêu chí đầu tiên của nghệ thuật là
sự sáng tạo - “Sáng tạo hay là chết?”. Tính cách
Chăm mạnh mẽ, gai góc và táo bạo đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sáng tác của anh. Đinh Rú
sẵn sàng chấp nhận tất cả để tìm cho bằng được
con đường đi của chính mình. Với anh, dẫm lại
bước chân của người khác trong nghệ thuật là
một tội lỗi. Khi được phỏng vấn về quan điểm
sáng tạo Đinh Rú đã không ngần ngại trả lời: “Sáng tạo là tìm cho mình một con
Tác phẩm "Huế trong mơ"
đư
ờng. Tôi, với một ch
ìa khoá và m
ột con dao trong tay, sẽ
d
ấn b
ư
ớc v
ào con
đường sáng tạo đầy gian khổ. Chìa khoá để mở mọi ngóc ngách của đời sống và
con dao để chặt phăng những gai góc trên con đường mới”.
Người ta đi mãi thì thành đường, Đinh Rú đã không đi theo những con đường mòn
ấy. Anh tìm một lối khác và theo đến cùng dù thành công hay thất bại. Nhiều người
nghi hoặc: anh có phiêu lưu quá chăng? Và Đinh Rú thầm lặng trả lời bằng những
tác phẩm “rất đời”, “để đời”…
Phiêu bồng, hoang sơ nhưng đề tài của Đinh Rú không phải là những gì xa lạ - Đó
là đời sống, mọi góc của đời sống đang chuyển động xung quanh anh. Đinh Rú cho
rằng: “Mỗi gương mặt ta gặp là một tác phẩm nghệ thuật”, để sáng tạo người nghệ
sĩ phải “nhìn từ trong nhà người ta nhìn ra”, phải sống với nhân vật. Với chiếc chìa
khoá của mình, Đinh Rú đã rất thành công khi mở ra được trước mắt người xem
những mảnh đời, những số phận đầy xúc động. Tài năng và trải nghiệm đã tạo nên
một Đinh Rú cá tính, một Đinh Rú khác biệt.
Có người hỏi anh: Làm thế nào mà tạo nên được những tác phẩm đẹp đến thế?
Đinh Rú trả lời: “Tôi chỉ bỏ đi những chỗ thừa của khúc gỗ mà thôi”. Đó là
phương pháp của anh cũng là một cách nói khiêm tốn nhưng ai cũng hiểu không
chỉ bỏ đi những chỗ thừa của khúc gỗ, Đinh Rú đã gửi gắm trọn tâm hồn mình ở
đó, thổivào đó hồn người, hồn của cuộc sống. Với công chúng yêu nghệ thuật điêu
khắc anh luôn xứng đáng với tên gọi: Ngườithổilinhhồnvào gỗ.
. gỗ, Đinh Rú đã gửi gắm trọn tâm hồn mình ở đó, thổi vào đó hồn người, hồn của cuộc sống. Với công chúng yêu nghệ thuật điêu khắc anh luôn xứng đáng với tên gọi: Người thổi linh hồn vào gỗ. . ĐINH RÚ: NGƯỜI THỔI LINH HỒN VÀO GỖ Không ít người coi anh là tác giả tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ XX. Những khúc gỗ vô tri qua tay người nghệ sĩ Chăm. Đinh Rú đã rất thành công khi mở ra được trước mắt người xem những mảnh đời, những số phận đầy xúc động. Tài năng và trải nghiệm đã tạo nên một Đinh Rú cá tính, một Đinh Rú khác biệt. Có người