Kỹ thuậtSXgiốngvà nuôi cásặc
rằn thươngphẩm
Cá sặcrằn (tên khoa học là Trichogaster pectoralis) đang là đối tượng nuôi mới. Loài cá
này thích nghi với nhiều loại hình thủy vực khác nhau từ nước ngọt cho đến lợ nhẹ. Nuôi
cá sặcrằn đang là nguồn thu lớn cho nhà nông.
KỸ THUẬTNUÔICÁ THEO MÔ HÌNH NUÔI CÔNG NGHIỆP
1. Thiết kế xây dựng hệ thống ao nuôi
- Ao nuôi có diện tích dao động từ 1.000 - 5.000m
2
- Nên có hệ thống cấp và thoát nước riêng, hệ thống bờ bao chắc chắn, độ sâu của ao dao
động từ 1.5 - 2.5m.
2. Chuẩn bị hệ thống ao nuôi
Ao được cải tạo thật kỹ trước khi thả nuôi, các bước thực hiện giống như cải tạo ao ương,
khi nước lấy vào đã ổn định thì tiến hành thả giống.
3. Thả giống
- Chọn cágiống khoẻ mạnh, tương đối đồng cỡ, không bị xây sát hoặc có dấu hiệu bị
bệnh.
- Mật độ thả nuôi: Dao động từ 30 - 60 con/m
2
- Cỡ cá giống: Khoảng từ 100 – 300 con/kg. Thả cágiống vào lúc sáng sớm hoặc chiều
mát.
4. Thức ăn
Thức ăn sử dụng để nuôicáthươngphẩm là thức ăn viên công nghiệp, có hàm lượng đạm
dao động từ 30 – 40 %. Qua các giai đoạn cánuôi phát triển và kích cỡ viên thức ăn sử
dụng để nuôi dao động từ 1 – 2mm. Tùy theo các giai đoạn phát triển của cánuôi mà hàm
lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn sẽ thay đổi cho cho phù hợp với kích thước miệng cá
cùng với khả năng tăng trưởng và phát triển của cásặc rằn.
Khẩu phần thức ăn, cỡ viên thức ăn, hàm lượng đạm theo thời gian nuôivà trọng lượng
cá. Tham khảo qua bảng sau:
Bảng 1. Khẩu phần ăn trong các giai đoạn nuôi tăng sản cá Sặcrằnthươngphẩm
Tháng
nuôi
Kích cỡ viên thức
ăn (mm)
Hàm lượng
đạm (%)
Khẩu phần
%/W/ngày
Cỡ cá
(gram/con)
1 1 40 12 10-20
2 1 40 12 20-35
3 1.5 35 10 35-55
4 1.5 35 10 55-80
5 2 32 7 - 8 80-100
6 2 32 6 100-120
7 2 32 4 120-140
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, vào buổi sáng và chiều (sáng: 7 - 8 giờ; chiều 4 - 5 giờ). Thức
ăn được rải đều khắp ao và lượng thức ăn cung cấp được điều chỉnh theo sự tăng trưởng
của cánuôi cùng với biểu hiện ăn mồi của cá.
5. Chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi cáthươngphẩm
- Hoạt động chăm sóc, quản lý hệ thống ao nuôi luôn được kiểm tra mỗi ngày: Cống
bọng, bờ bao quanh ao, chất lượng nước… Thức ăn và lượng cho ăn được điều chỉnh
tăng giảm hằng ngày thông qua khả năng bắt mồi, kích cỡ miệng và khối lượng của đàn
cá có trong ao.
- Nhằm tăng sức đề kháng, đồng thời giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt, định kỳ 2 lần/tuần trộn
thêm vitamin C và men tiêu hóa. Hạn chế các loại bệnh đường ruột thường xảy ra làm
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, phát triển của cá nuôi trong ao.
- Vôi được sử dụng với liều lượng 2 – 3 kg/100m
2
, hoà với nước và tạt đều khắp ao nuôi.
Định kỳ 10 - 15 ngày thay nước một lần, và mỗi lần thay khoảng 30 – 40 % lượng nước
trong ao. Sau mỗi lần thay nước, nên rải thêm vôi bột để hạ phèn, góp phần ổn định chất
lượng nước và phòng ngừa các loại bệnh ký sinh xuất hiện ảnh hưởng đến chất lượng cá
nuôi.
- Sau mỗi tháng, nên dùng chài để kiểm tra tốc độ tăng trưởng, ước lượng tỉ lệ sống, qua
đó đánh giá được khối lượng của đàn cá nuôi.
6. Thu hoạch
Sau một chu kỳnuôi từ 6 - 7 tháng, tiến hành thu hoạch. Trọng lượng trung bình của cá
nuôi lúc thu hoạch khoảng 7 -10 con/kg, không cho cá ăn 1-2 ngày trước khi thu hoạch.
. Kỹ thuật SX giống và nuôi cá sặc rằn thương phẩm Cá sặc rằn (tên khoa học là Trichogaster pectoralis) đang là đối tượng nuôi mới. Loài cá này thích nghi với nhiều. nước ngọt cho đến lợ nhẹ. Nuôi cá sặc rằn đang là nguồn thu lớn cho nhà nông. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THEO MÔ HÌNH NUÔI CÔNG NGHIỆP 1. Thiết kế xây dựng hệ thống ao nuôi - Ao nuôi có diện tích dao động. động từ 30 - 60 con/m 2 - Cỡ cá giống: Khoảng từ 100 – 300 con/kg. Thả cá giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 4. Thức ăn Thức ăn sử dụng để nuôi cá thương phẩm là thức ăn viên công nghiệp,